Vàng da là một căn bệnh phổ biến ở trẻ sơ sinh. Từ xa xưa, ông cha ta đã có nhiều bài thuốc quý, được truyền lại để điều trị chứng bệnh này, một trong số đó là các mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh. Vậy lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh là những lá gì? cách trị vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà ra sao? Hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu rõ hơn.
Mục lục
Cách dùng lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh
Trẻ bị vàng da tắm lá gì? Cách sử dụng các loại lá này để đạt được hiệu quả tốt nhất
Lá trà xanh
Lá trà xanh tươi thường được sử dụng để tắm cho trẻ bị vàng da do tính an toàn, hiệu quả mà chúng đem lại. Sử dụng lá trà xanh là một cách đơn giản để chữa vàng da cho trẻ sơ sinh tại nhà.
Trà xanh ( tên khoa học là Camellia sinensis) có thành phần chính là phenolic và catechin có tác dụng loại bỏ gốc tự do, kháng viêm và ức chế hoạt động của vi khuẩn ở da, thúc đẩy quá trình tái sinh cấu trúc da, tăng cường miễn dịch ở da, từ đó có khả năng làm giảm vàng da sinh lý ở trẻ.
Ngoài ra, theo đông y, lá trà có vị chát, đắng, hơi ngọt, có tính mát nên thường dùng để thanh nhiệt giải độc, làm lành vết thương.
Cách sử dụng lá trà xanh để chữa vàng da cho trẻ sơ sinh:
Bước 1: Lấy 1-2 nắm lá trà, rửa sạch, ngâm với nước muối loãng
Bước 2: vớt lấy lá trà, để ráo, vò nhẹ rồi cho vào nồi nước sạch
Bước 3: đun nồi nước chè trên bếp cho đến khi sôi thì dừng lại Bước 4: đợi 1 lúc cho đến khi nước bớt nóng, để ấm thì tắm cho trẻ
Bước 5: dùng khăn mềm lau khô cơ thể
Tắm bằng lá trà 2-3 lần/ tuần sẽ giúp tình trạng vàng da sinh lý của trẻ cải thiện đáng kể.
Cỏ mần trầu
Từ lâu, việc dùng cỏ mần trầu tắm cho trẻ bị vàng da đã rất phổ biến do tính an toàn và hiệu quả của phương pháp này.
Theo Y cổ truyền, cỏ mần trầu có tính bình, vị ngọt đắng, tác dụng lương huyết, thanh nhiệt, giải độc gan, làm ra mồ hôi.
Theo nghiên cứu, cỏ mần trầu ( tên khoa học: Eleusine indica) có chứa Glucopyranosyl – β-sitosterol và dẫn chất palmitoyl, cành lá tươi có flavonoid có khả năng kháng khuẩn, thanh nhiệt giải độc. Tắm cỏ mần trầu có tác dụng chữa các bệnh về da như mẩn ngứa, vàng da sau sinh,…
Cách tắm cỏ mần trầu cho trẻ sơ sinh
Với lá cỏ mần trầu khô
Chuẩn bị
lá cỏ khô | 20g |
nước sạch | khoảng 2 lít |
Tiến hành
Bước 1: Lấy lá cỏ khô ra khỏi bao, nhặt bỏ lá mốc, hỏng
Bước 2: Rửa lá khô trong nước muối loãng rồi rửa lại với nước sạch
Bước 3: Cho lá vào nồi nước sạch, đun sôi
Bước 4: Sau khi sôi, lọc bỏ bã rồi để nguội hoặc pha thêm nước lạnh để thành nước ấm và tắm cho bé
Bước 5: Tắm bằng nước sạch lại một lần nữa
Với lá cỏ mần trầu tươi
Chuẩn bị
lá tươi | 100g |
nước sạch | khoảng 2 lít |
Tiến hành
Bước 1: Nhặt sạch lá bị héo, úa, hỏng
Bước 2: Rửa sạch rồi ngâm lá cỏ mần trầu trong nước muối loãng
Bước 3: Vớt lá sạch sau đó cho vào nồi nước đã chuẩn bị
Bước 4: Đun sôi trên bếp
Bước 5: Để nguội, đợi nước ấm thì tắm hoặc lau cho trẻ sau đó lau khô cơ thể bằng khăn mềm
Sử dụng lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh khoảng 2-3 lần trong 1 tuần. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh không nên lạm dụng cách này để tránh những ảnh hưởng không mong muốn lên trẻ nhỏ như mẩn ngứa, dị ứng,…
Các mẹ có thể tham khảo
Cứt trâu ở trẻ sơ sinh là gì? Cách điều trị dứt điểm tại nhà
Lưu ý khi tắm lá trị vàng da ở trẻ sơ sinh
Lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh là phương pháp an toàn, hiệu quả, tiết kiệm chi phí. Tuy nhiên, phương pháp này lại chỉ hiệu quả với trường hợp vàng da sinh lý sau sinh.
Đối với trường hợp các bé bị vàng da bệnh lý, cha mẹ cần đưa bé đến các trung tâm ý tế để được thăm khám và chữa trị kịp thời, chứ không nên tự điều trị tại nhà. Khi dùng lá tắm chữa vàng da cho trẻ sơ sinh, các bậc phụ huynh cần lưu ý:
- Rửa sạch và ngâm các loại lá trong nước muối loãng trước khi dùng. Do trong các loại cây cỏ có thể tồn tại hóa chất bảo vệ thực vật, bụi bẩn,… có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ qua quá trình tắm rửa
- Sử dụng nước ấm, không quá lạnh hay quá nóng để tránh là tổn thương da bé
- Thử độ nhạy cảm với nước tắm lá ở một vùng da nhỏ trước khi tắm toàn thân nhằm tránh các trường hợp trẻ bị mẫn cảm, dị ứng với nước đun từ các loại lá
- Dùng khăn mềm để lau sạch và ủ ấm cơ thể cho trẻ sau khi tắm
- Mặc quần áo hoặc quấn tã bằng vải mềm, thấm hút mồ hôi
Nếu thấy dấu hiệu bất thường, phải ngừng ngay việc tắm lá và đưa trẻ đến các trung tâm y tế về da liễu để có biện pháp khắc phục kịp thời
Một số mẹo chữa vàng da ở trẻ sơ sinh tại nhà khác
Ngoài cách sử dụng phương pháp tắm lá, các bậc phụ huynh còn có thể áp dụng một số mẹo dân gian chữa vàng da ở trẻ sơ sinh sau đây để tăng hiệu quả điều trị
- Tăng cho bú mẹ vì sữa mẹ giúp đào thải Bilirubin (nguyên nhân gây vàng da) qua đường tiêu hóa
- Bổ sung thực phẩm, thức ăn giàu chất xơ, protein, vitamin vì chúng rất tốt cho gan
- Cha mẹ nên cho trẻ tắm nắng từ 20 – 30 phút vào buổi sáng
- Cho trẻ uống đủ nước
- Thêm nước ép lúa mì vào thức ăn của trẻ
- Sử dụng táo tàu: mẹ có thể bổ sung vài quả táo tàu vào thức ăn của trẻ
- Cần cho trẻ ăn đủ bữa, đủ dinh dưỡng. Những mẹ đang cho con bú cần ăn uống đủ chất, có thể sử dụng thêm các loại trà thảo dược có tác dụng thanh nhiệt giải độc để hỗ trợ chấm dứt vàng da sinh lý cho trẻ thông qua sữa mẹ.
Những trường hợp vàng da cần gặp bác sĩ ba mẹ nên chú ý
Vàng da ở trẻ em có 2 dạng thường gặp là vàng da sinh lý và vàng da bệnh lý. Biểu hiện của vàng da ở trẻ là các mảng da vàng ở lòng trắng mắt và vùng da mặt của trẻ, sau đó lan sang vùng ngực, rốn và bụng. Trường hợp vàng da nặng có thể lòng bàn tay và bàn chân cũng chuyển sang vàng.
Vàng da sinh lý sẽ tự khỏi sau 1-2 tuần mà không cần điều trị. Có thể nhận biết vàng da sinh lý ở một số dấu hiệu sau:
- Không có dấu hiệu bất thường (quấy khóc, bỏ bú, lách to, thiếu máu,…)
- Da mặt, cổ, ngực chuyển sang màu vàng
Tuy nhiên, nếu không may trẻ bị vàng da bệnh lý, cha mẹ cần chú ý quan sát, phát hiện triệu chứng để kịp thời đưa trẻ đến cơ sở khám chữa bệnh để được chữa trị, tránh làm bệnh nặng thêm. Dưới đây là một số biểu hiện của vàng da bệnh lý mà các bậc phụ huynh cần biết:
- Vàng da xuất hiện sớm, trước 48h sau khi trẻ sinh ra
- Tình trạng vàng da lây lan đến kết mạc, lòng bàn chân /bàn tay
- Da của trẻ bị vàng trên 1 tuần (với trẻ đủ tháng tuổi), trên 2 tuần (với trẻ thiếu tháng)
- Nồng độ Bilirubin trong máu trên 14 mg% với trẻ thiếu tháng và 12 mg% với trẻ đủ tháng
- Xuất hiện một số triệu chứng bất thường như bú ít, bỏ bú, lừ đừ, sốt, co giật, phân bạc…
Xem thêm
Vàng da ở trẻ sơ sinh bao lâu thì hết? Cách điều trị và chăm sóc tại nhà