Trẻ mấy tháng biết bò và nguyên nhân khiến bé không biết bò

Posted on 04/08/2022

Mỗi giai đoạn phát triển của trẻ đều là những cột mốc quan trọng đầu đời. Việc trẻ biết bò cũng là một trong những điều quan trọng tác động đến sự vận động của trẻ sau này. Vậy trẻ mấy tháng biết bò? Eco Pharmalife sẽ giúp giải đáp thắc của cha mẹ xung quanh vấn đề này.

Trẻ mấy tháng biết bò?

Theo nghiên cứu, trẻ sẽ bắt đầu tập bò từ 6 tháng đến 10 tháng tuổi. Có những trẻ bắt đầu sớm hay muộn hơn tuỳ thuộc vào điều kiện sống và thể trạng của trẻ. Tất cả trẻ sơ sinh đều phát triển và đạt được các mốc quan trọng theo tốc độ của riêng mình, việc bò cũng vậy! Em bé có thể bắt đầu bò vào những thời điểm khác nhau. [caption id="attachment_3169" align="alignnone" width="950"]Sau bao nhiêu tháng thì trẻ biết bò Trẻ mấy tháng biết bò[/caption]

Dấu hiệu trẻ sắp biết bò

Dấu hiệu trẻ sắp biết bò cha mẹ cũng sẽ dễ nhận ra. Dấu hiệu đặc trưng cho việc này là trẻ đã có thể ngồi vững mà không cần ai hỗ trợ. Trẻ biết lật sớm cũng là một trong các dấu hiệu bé sắp biết bò. Trong thời điểm này, sự phát triển của chân, tay, các cơ vai và cổ sẽ giúp cho trẻ không bị ngã mỗi khi vươn mình lên tập bò. Cha mẹ hãy thường xuyên quan sát trẻ từng bước hỗ trợ sẽ giúp trẻ có động lực tập bò hơn.

Em bé học bò như thế nào?

Tập bò là một phản xạ không điều kiện, đầu tiên bé sẽ có xu hướng rướn mình lên phía trước có thể vì quan thấy thấy đồ vật phía trước thu hút và cố gắng nắm lấy chúng. Bé sẽ tự kiểm soát được sức mạnh cơ bắp sao cho việc tập bò sẽ nằm trong khả năng của mình Khi bé chắc khỏe hơn, trẻ không những rướn mình mà có thể thực hiện một số động tác phức tạp hơn như: Bước 1: Bé rướn mình lên phía trước cùng với sự thăng bằng của cánh tay và bàn chân hoặc bằng tay và đầu gối Bước 2: Xoay vòng tròn Bước 3: Đung đưa qua lại trên bàn tay và đầu gối Bước 4: Tiến về phía trước một bước (bằng bụng, hoặc bàn tay và đầu gối) Bước 5: Tự trẻ chuyển qua nằm sấp và ngồi dậy. Cố gắng di chuyển về phía trước nhưng vì chưa vững nên trẻ có xu thế đẩy lùi về phía sau. Và một điều mà cha mẹ nên lưu ý, trẻ không cần phải thành thạo tất cả các kĩ năng này trước khi tập bò. Sau khoảng 2 tháng tập luyện, trẻ sẽ tự tin hơn khi thay đổi tư thế từ ngồi sang bò và di chuyển băng bằng khắp nhà. Cho đến khi đã bò vững trẻ sẽ tích cực bò để khám phá tìm tòi những thứ mới lạ, lúc đó cha mẹ sẽ được nhìn thấy sự tinh nghịch, hoạt bát đáng yêu của bé.

Một số tư thế bò của trẻ

Trẻ không cần ai dạy bò mà thay vào đó trẻ sẽ có nhiều cách bò khác nhau và tự mình quyết định cách di chuyển phù hợp nhất. Vì vậy, em bé có thể chọn một trong các kiểu bò điển hình sau đây:

  • Bò bụng: Trẻ sẽ bò bằng cách dùng tay và đầu gối và giữ cho bụng nằm trên sàn, đây là  một kiểu bò đòi hỏi sự cân bằng giữa sức mạnh và sự cân bằng.
  • Bò kiểu sâu đo: Trẻ kéo người về phía trước bằng cả 2 tay, đồng thời nhổm người dậy sau đó tiếp đất bằng bụng. Với cách di chuyển này trẻ có thể giữ thăng bằng bằng 2 chân trong thời gian ngắn.
  • Bò kiểu cua: Trẻ chuyển động lùi sang ngang do bàn tay điều khiển
  • Bò kiểu gấu: Bé sẽ sử dụng cả 2 tay, còn một chân sẽ gập lại và một chân duỗi thẳng.
  • Bò trườn: Một số bé sẽ dùng cách này, nghiêng người để quan sát và di chuyển xung quanh

Trẻ em cũng rất sáng tạo nên cha mẹ sẽ đừng thấy lo lắng khi một bé nhà mình  kết hợp nhiều kiểu bò khác nhau hoặc tạo ra các động tác vận động của riêng mình. [caption id="attachment_3170" align="alignnone" width="950"]Một số tư thế bò của trẻ Một số tư thế bò của trẻ[/caption]

Một số cách giúp trẻ tích cực bò hơn?

Theo các bác sĩ, Cha mẹ nên cho trẻ tập nằm sấp ngay từ 2 đến 4 tháng tuổi. Việc này sẽ giúp tăng cường sức mạnh cơ lưng và giúp trẻ phối hợp phát triển cơ bắp. Khi con thức mẹ hãy đặt con nằm sấp 3- 5 phút rồi quan sát. Tạo cho bé động lực cho bé

  • Đặt món đồ chơi yêu thích vừa tầm với của bé: Cha mẹ có thể nói chuyện với bé và khuyến khích bé lấy đồ chơi.
  • Cho bé bò về phía mình và cho bé dành thời gian chơi với những em bé khác đã biết kĩ năng này. Việc quan sát và bắt chước làm theo sẽ dạy trẻ các bước bò tiếp theo.
  • Bố trí cho bé một chướng ngại vật bằng gối, hộp và các đồ vật an toàn khác để bé luyện tập và phát triển khả năng của mình.

Mục đích là làm cho bé hứng thú với việc tập bò và xem đó như một cuộc phiêu lưu mới. Nếu cảm thấy trẻ bắt đầu mất hứng thú hoặc cảm thấy bực bội, cha mẹ nên dừng lại và làm việc khác.

Ba mẹ cần lưu ý gì trong thời gian tập bò ở trẻ

Dưới đây sẽ là những lời khuyên hữu ích để giữ an toàn cho bé đang tập bò quanh nhà. Ngoài việc luôn có sự giám sát liên tục của người lớn cha mẹ cần thực hiện các biện pháp pháp phòng ngừa sau:

  • Giữ tất cả các dây điện xa tầm với hoặc cố định với sàn nhà. Nếu bé có thể nắm lấy dây, hãy chắc chắn bé sẽ kéo đèn hoặc đồng hồ hoặc ủi xuống đầu.
  • Che chắn tất cả các ổ cắm điện bằng mũ an toàn. Nếu bé cố gắng thò ngón tay hoặc đồ chơi vào ổ cắm, bé có thể bị sốc nặng.
  • Lắp đặt các cổng an toàn chặn cầu thang ở cả phía dưới và phía trên. Vì việc lên cầu thang là việc trẻ rất bị thu hút. Khi bé bò lên lầu, hãy ở ngay phía sau bé và khi xuống cũng vậy. Hãy cố gắng dạy trẻ cách bò xuống an toàn.

Khi nào được coi là bò chậm?

Bé mấy tháng biết bò được coi là bò chậm?  Đó là khi bé được 1 tuổi mà khả năng nâng, xoay chuyển động cơ thể còn yếu và khó khăn. Cha mẹ hãy đọc tiếp để tìm hiểu xem tại sao bé lại bò chậm nhé !

Nguyên nhân khiến trẻ bò chậm, trốn bò?

Đây là một trong những cột mốc quan trọng nhất về thể chất mà cha mẹ luôn tìm kiếm. Nhưng sự thật là, không có một mốc thời gian nhất định nào cho sự vận động này. Có những lý do bình thường khiến trẻ không biết bò, và đó thường là những lý do cha mẹ không cần lo lắng. Tuy nhiên, cũng có những lý do khác khiến trẻ chưa biết bò, trong đó có nhiều lý do chắc chắn là điều mà các bậc cha mẹ nên lưu tâm:

Bàn chân của trẻ bị cong vào trong

Cha mẹ nên để ý trước khi em bé bắt đầu tập bò, trong một số trường hợp, một em bé có thể được sinh ra với bàn chân hơi cong vào trong, điều đó có thể khiến trẻ không khuyến khích và nó có thể cản trở các cử động thường xuyên của trẻ.

Không đủ thời gian nằm sấp

Những trẻ không nằm sấp nhiều có cơ lưng và cơ tay yếu hơn đáng kể so với những trẻ nằm sấp nhiều. Điều này khiến cho trẻ không đủ sức mạnh cơ bắp cần thiết để bò.

Cân nặng của trẻ

Những đứa trẻ thừa cân rất dễ thương, nhưng điều mà cha mẹ chúng không nghĩ đến là việc cân nặng của chúng có thể rất có hại cho chúng. Những em bé thừa cân khi bò có thể gặp khó khăn hơn những em khác.

Trẻ sinh non

Những đứa trẻ được sinh ra sớm một chút rất có thể cần thêm một chút thời gian để bắt đầu làm những việc nhất định và bò có thể là một trong số đó, nhưng đây là điều cha mẹ không nên quá lo lắng.

Chân của trẻ không săn chắc và yếu

Nếu thấy con mình gặp khó khăn khi nằm sấp cha mẹ nên bắt đầu các bài tập tăng cường cơ đơn giản để bé tự làm tại nhà. Nếu họ nghi ngờ vấn đề nghiêm trọng hơn nhiều hoặc nếu trẻ không tiến triển trong các cử động của mình, thì hãy liên hệ với bác sĩ kịp thời. [caption id="attachment_3171" align="alignnone" width="950"]Một số nguyên nhân khiến trẻ bò chậm Nguyên nhân khiến trẻ bò chậm[/caption]

Biết bò chậm có ảnh hưởng gì tới sự phát triển của bé không ?

Cha mẹ bé nên biết là một số sự chậm trễ được coi là bình thường. Có rất nhiều yếu tố bên ngoài và bên trong có thể ảnh hưởng khi trẻ đạt đến một cột mốc phát triển nhất định nào đó. Vì vậy, việc bò chậm có thể không ảnh hưởng tới bé đến giai đoạn phát triển sau này. Nhưng trong trường hợp bé 1 tuổi không biết bò và sự vận động vẫn trở trên khó khăn thì cha mẹ nên cho bé đi gặp bác sĩ tư vấn. Tập bò không phải là một điều dễ dàng đối với một em bé. Khi mẹ cố gắng để bé trườn về phía trước, bé có thể sẽ phản kháng lại bằng cách quấy khóc. Vì vậy cha mẹ nên nhớ đừng ép trẻ bò nếu trẻ chưa sẵn sàng và hãy để trẻ tự tìm hiểu hoặc chuyển sang bước đi nếu trẻ thích.

Khi bé chậm biết bò cha mẹ nên làm gì ?

Thông thường, cha mẹ không nên quá lo lắng nếu bé chậm biết bò, miễn là bé đang học cách phối hợp tay và chân của mình. Mục tiêu cuối cùng là bé sẽ biết đi. Tất nhiên, nếu cha mẹ cảm thấy em bé di chuyển không bình thường, không thể phối hợp từng bên của cơ thể, hoặc không sử dụng đồng đều từng cánh tay và chân, cha mẹ nên đưa bé đi bác sĩ chuyên khoa tư vấn về sự phát triển hiện tại của em bé. Trên đây là một số kiến thức bổ ích mà Eco Pharmalife đã nghiên cứu và tìm hiểu, và một điều cuối cùng nhắn nhủ rằng: Cha mẹ hãy luôn cạnh bên và khuyến khích con, cho tới khi chúng làm được nhé. Chúc cha mẹ thành công!

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.