Giới thiệu các bài test dành cho trẻ tự kỷ dưới 3 tuổi

Posted on 31/08/2023

Tự kỷ hay còn gọi rối loạn phổ tự kỷ, đây là một chứng rối loạn phát triển thần kinh có thể gặp phải ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Chính vì thế các bậc phụ huynh cần chú ý quan tâm tới các hành vi của trẻ, và chẩn đoán sớm trước 3 tuổi để trẻ có nhiều cơ hội được hòa nhập với xã hội.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:

Dưới đây, Eco Pharmalife xin được chia sẻ các bài test dành cho trẻ tự kỷ dưới 3 tuổi của M – CHAT và M-Chat-R/F. Bài viết hi vọng sẽ giúp phụ huynh xác định được các dấu hiệu nghi ngờ có phải bé đang mắc tự kỷ hay không, đánh giá mức độ, triệu chứng trẻ gặp phải.

Khi nào cần test tự kỷ ở trẻ em

Nếu trẻ tự kỷ không được phát hiện sớm và điều trị đúng cách sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và đời sống sinh hoạt hằng ngày của trẻ. Trẻ sẽ mất dần đi khả năng giao tiếp, tương tác xã hội, không chơi đùa, không kết bạn, quá trình học tập và cuộc sống sau này gặp nhiều cản trở.

Chính vì thế gia đình cần chú ý quan tâm và phát hiện các triệu chứng bất thường ngay từ giai đoạn sớm. Nếu trẻ có những dấu hiệu bất thường dưới đây thì cha mẹ hãy áp dụng bài test kiểm tra tự kỷ để đánh giá mức độ của trẻ.

  • Tiếng khóc và giao tiếp không đúng cách: Trẻ thường khó khăn trong việc thể hiện nhu cầu, mong muốn, cảm xúc của mình bằng cách giao tiếp. Trẻ không nói hoặc không thể hiện ngôn ngữ cơ thể, không chia sẻ niềm vui thông qua cười, không phản ứng khi được gọi tên. Thay vào đó chỉ có tiếng khóc của trẻ.
  • Tương tác xã hội kém: Trẻ không biết cách tương tác xã hội, không thể tạo ra hoặc duy trì mối quan hệ với người khác. Trẻ cũng có những biểu hiện của sự thụ động trong tương tác xã hội, ít biểu hiện cảm xúc với những người xung quanh.
  • Mất kỹ năng ngôn ngữ: Trẻ mất đi khả năng giao tiếp ngôn ngữ, khả năng nói kém, không sử dụng từ vựng mà trẻ đã biết trước đó. Như 9 tháng tuổi không cười, không nói bập bẹ, 12 tháng tuổi không biết chỉ ngón tay, 16 tháng tuổi không nói được từ đơn giản, 24 tháng tuổi không nói được từ đôi.
  • Hành vi lặp lại: Một đặc điểm phổ biến ở trẻ tự kỷ đó là hành vi lặp đi lặp lại, trẻ chỉ thể hiện quan tâm đặc biệt đến một vật nhất định, như sắp xếp đồ chơi theo một cách cố định và lặp đi lặp lại, đọc đoạn văn lặp đi lặp lại,… hoặc có các hành vi bất thường.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:
355,000đ 385,000đ
4.9 (64 votes)
205 người mua
Mua Ngay

Bài test dành cho trẻ tự kỷ dưới 3 tuổi M – CHAT

Bài test M – CHAT: Modified Checklist of Autism in Toddlers được phát triển bởi nhà tâm lý học thần kinh Diana Robins, Deborah Fein và nhà tâm lý học lâm sàng Marianne Barton vào năm 1999. Mục tiêu của bài test là phát hiện tối đa các trường hợp mắc rối loạn phổ tự kỷ ở trẻ, giúp sàng lọc các trường hợp trẻ có nguy cơ tự kỷ.

Đối tượng được áp dụng bởi bài test M – CHAT là trẻ có độ tuổi từ 16 – 30 tháng tuổi, giai đoạn này mà trẻ có những dấu hiệu chậm nói, kém tập trung, không tương tác, không quay lại khi được gọi tên. Bài test sẽ giúp cha mẹ phát hiện sớm nguy cơ, từ đó có kế hoạch can thiệp sớm, điều trị hiệu quả.

1

Trẻ có thích thú khi được đu đưa hoặc nhảy lên đầu gối bạn?

 

Không

2

Trẻ quan tâm đến trẻ khác không?

 

Không

3

Trẻ có thích leo trèo, leo cầu thang không?

 

Không

4

Trẻ có thích chơi ú òa hoặc tìm một đồ vật không?

 

Không

5

Trẻ có chơi giả bộ, ví dụ nói điện thoại hoặc chăm sóc búp bê, hoặc trò chơi giả bộ khác không?

 

Không 

6

Trẻ có sử dụng ngón trỏ để chỉ hoặc để xin điều gì không?

 

Không 

7

Trẻ có chỉ bằng ngón trỏ để chỉ sự quan tâm về điều gì không?

 

Không o

8

Trẻ có chơi một cách thích ứng với đồ chơi nhỏ (xe hơi, hình khối) mà không bỏ chúng vào miệng, thao tác chúng hoặc ném trúng không?

 

Không 

9

Trẻ có đưa cho bạn những đồ vật hoặc đồ chơi để chỉ cho bạn không?

 

Không 

10

Trẻ có nhìn vào mắt bạn hơn 1-2 giây không?

 

Không 

11

Trẻ có vẻ quá nhạy cảm với tiếng động không? (ví dụ: bịt tai)

Có 

 

12

Trẻ có cười để đáp lại nụ cười của bạn không?

 

Không 

13

Trẻ có bắt chước bạn không?

 

Không 

14

Trẻ có đáp ứng khi bạn gọi tên trẻ không?

 

Không 

15

Khi bạn chỉ có một đồ chơi trong phòng, trẻ có nhìn theo không?

 

Không 

16

Trẻ có đi được không?

 

Không 

17

Trẻ có nhìn những đồ vật mà bạn nhìn không?

 

Không 

18

Trẻ có làm những cử động bất thường của ngón tay gần mặt trẻ không?

Có 

 

19

Trẻ có làm bạn chú ý đến sinh hoạt của trẻ không?

 

Không 

20

Có bao giờ bạn nghĩ con của bạn bị điếc không?

Có 

 

21

Trẻ có hiểu điều người khác nói không?

 

Không

22

Đôi khi trẻ có nhìn đăm đăm điều gì hoặc đi lang thang không chủ đích không?

Có 

 

23

Trẻ có nhìn mặt bạn để kiểm tra phản ứng của bạn khi đối diện với điều không quen thuộc không?

 

Không

 Sau khi thực hiện các câu hỏi trên, mà kết quả của bạn nhấn chọn 3 trong tổng số 23 câu hoặc có 2 câu được in đậm thì con của bạn đang có nguy cơ mắc chứng rối loạn tự kỷ và cần được can thiệp sớm.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:
261,000đ 286,000đ
4.9 (64 votes)
958 người mua
Mua Ngay

Bài test dành cho trẻ tự kỷ dưới 3 tuổi M-Chat-R/F

Các nhà tâm lý học đã cho chỉnh sửa và hoàn thiện hơn bài test M-Chat bằng phiên bản M-Chat-R/F và được phát hành vào năm 2013. Bài test gồm 20 câu hỏi và cha mẹ sẽ bắt đầu cho điểm từng câu. Nếu câu trả lời là KHÔNG thì bạn sẽ có 1 điểm, còn câu trả lời là CÓ thì cho 0 điểm.

1. Trẻ có nhìn và chú ý theo hướng tay của bạn chỉ hay không?

Ví dụ như: Trẻ có nhìn theo hướng tay bạn đang chỉ một bức tranh nào đó hay không?

2. Trẻ nhỏ có gặp vấn đề về thính giác hay không?

Ví dụ như: Khi xuất hiện một tiếng động lớn trẻ có phản ứng gì hay không?

3. Trẻ có chơi các trò chơi giả tưởng hay không?

Ví dụ như: Giả vờ như đang nghe điện thoại, giả vờ chơi đồ hàng, giả vờ cho gấu bông ăn,…

4. Trẻ có thích thú với việc leo trèo hay không?

Ví dụ như: Trẻ có thường xuyên leo trèo cầu thang, trèo lên bàn ghế, cầu trượt,…

5. Trẻ có thói quen chuyển động các ngón tay một cách bất thường trước mắt của mình hay không?

Ví dụ như: Trẻ xoay tròn ngón tay trước mắt của mình

6. Khi muốn lấy một đồ vật gì đó, trẻ có sử dụng ngón tay để chỉ cho bố mẹ biết hay không?

Ví dụ như: Khi trẻ muốn ăn bánh, trẻ có chỉ ngón tay về phía gói bánh?

7. Trẻ có chỉ cho bạn những thứ làm trẻ cảm thấy hứng thú không?

Ví dụ như: Chỉ cho bạn chiếc xe ô tô, máy bay khi chúng đang di chuyển qua.

8. Trẻ có bộc lộ sự quan tâm của mình đối với những đứa trẻ khác hay không?

Ví dụ như: Khi thấy những đứa trẻ khác chơi, trẻ sẽ ra chơi cùng, vui đùa, nghịch ngợm.

9. Trẻ có khoe với bạn bằng cách đưa vật đó hoặc chỉ ngón tay cho bạn thấy hay không?

Ví dụ như: Trẻ sẽ đem một con gấu bông mà mình thích đến cho bạn xem.

10. Trẻ có phản ứng hay quay mặt lại khi được gọi tên không?

Ví dụ như: Khi nghe bạn gọi tên trẻ sẽ chạy lại, mỉm cười hoặc nhìn bạn.

11. Trẻ có đáp lại nụ cười của bạn hay không?

12. Trẻ có cảm thấy khó chịu, bức bối trước những tiếng ồn xung quanh hay không?

Ví dụ như: Trẻ sẽ khóc lớn khi nghe tiếng tàu lửa, tiếng máy hút bụi, tiếng nhạc quá to,..

13. Trẻ có thể bước đi như những bạn cùng lứa tuổi không?

14. Khi bạn chơi với trẻ, nói chuyện hoặc khi mặc quần áo cho trẻ thì trẻ có nhìn bạn hay không?

15. Trẻ có nhìn xung quanh khi bạn quay đầu nhìn về một hướng hoặc một đồ vật nào đó không?

16. Trẻ có xu hướng bắt chước theo những gì bạn làm hay không?

Ví dụ như: Khi bạn vỗ tay trẻ sẽ vỗ tay theo, khi bạn giả tiếng động vật trẻ cũng sẽ làm theo,…

17. Trẻ có muốn bố mẹ hay những người xung quanh nhìn mình không?

Ví dụ như: Trẻ sẽ nhìn bạn để mong đợi lời khen hoặc nói “hãy xem con này”

18. Trẻ có hiểu và làm theo hướng dẫn bằng lời nói hay không?

Ví dụ như: Trẻ có đem cất đồ vật khi bạn đưa ra yêu cầu bằng lời nói “hãy cất gấu bông vào tủ” hoặc “đưa cho bố/ mẹ cái gối”.

19. Trẻ có nhìn bạn để thăm dò phản ứng khi có một sự việc gì đó vừa xảy ra hay không?

Ví dụ như: Khi nghe một tiếng động lạ, trẻ sẽ nhìn vào bạn.

20. Trẻ có thích thú với những trò chơi chuyển động hay không?

Ví dụ như: Chơi xích đu, chơi chong chóng,…

Sau khi thực hiện các bài test trẻ tự kỷ, cha mẹ hãy cộng dồn tất cả các điểm lại với nhau. Nếu tổng điểm đạt từ 8 – 20 điểm thì trẻ có nguy cơ mắc cao. Tổng điểm 3 – 7 điểm thì trẻ có nguy cơ mắc trung bình. Tổng điểm dưới 2 thì nguy cơ mắc thấp.

Trên đây là bài viết giới thiệu về các bài test dành cho trẻ tự kỷ dưới 3 tuổi tại nhà, nếu kết quả dự đoán có nguy cơ cao thì cha mẹ cũng không nên quá lo lắng. Hãy đưa trẻ đi thăm khám và chẩn đoán chính xác tại các cơ sở chuyên khoa chất lượng và uy tín.

Việc phát hiện sớm và can thiệp ngay giai đoạn đầu đời của trẻ là cực kỳ quan trọng trong việc quá trình điều trị bệnh đạt được nhiều thành công, trẻ dễ dàng phục hồi sức khỏe và hòa nhập tốt hơn với cuộc sống.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.