Với những bé bị tiêu chảy, bên cạnh việc bổ sung nước và thực hiện các biện pháp phòng tránh thì một chế độ ăn uống phù hợp là một cách có hiệu quả giúp cha mẹ “giải quyết” được tình trạng này. Vậy thì bé bị tiêu chảy nên ăn gì? không nên ăn gì? Dưới đây là tổng hợp những thông tin mà Eco Pharmalife tìm hiểu được để giúp các mẹ giải quyết câu hỏi trên.
Tiêu chảy ở trẻ là tình trạng đi ngoài phân lỏng kéo dài nhiều ngày, có thể nhiều hơn 3 lần trên ngày. Khi bị tiêu chảy, phân của bé sẽ có những dấu hiệu đặc biệt. Phân của trẻ bị tiêu chảy thường lỏng hoặc rất lỏng,màu phân thay đổi, mùi tanh, có thể có chất nhầy. Trẻ bị tiêu chảy nặng thì phân có chất nhầy và còn dính lẫn máu. Nếu trẻ bị tiêu chảy do tả, thì trẻ sẽ đi ngoài ồ ạt, phân màu trắng đục như nước vo gạo, mùi tanh. Tiêu chảy thường xuất hiện vào mùa hè, đặc biệt là ở trên đối tượng trẻ nhỏ. Tiêu chảy ở trẻ thường xuất hiện kèm các triệu chứng như biếng ăn, nôn mửa, đau bụng, giảm cân, sốt, hoặc đi ngoài phân máu. Khi tiêu chảy nặng hoặc kéo dài, bé sẽ gặp phải tình trạng mất nước. [caption id="attachment_3981" align="alignnone" width="950"] Bé bị tiêu chạy là tình trạng như thế nào[/caption]
Trẻ bị tiêu chảy nên ăn gì là một câu hỏi được nhiều mẹ quan tâm. Thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến những trẻ đang bị tiêu chảy. Bên cạnh một số thực phẩm cải thiện được tình trạng tiêu chảy ở trẻ thì một số có thể làm nặng thêm triệu chứng của bé. Ngoài ra, trẻ bị tiêu chảy ăn gì để đề phòng bị sút cân và suy dinh dưỡng cũng là vấn đề đáng quan tâm. Dưới đây là một số thực phẩm trẻ nên ăn khi bị tiêu chảy.
Gạo là một loại thực phẩm không thể thiếu trong văn hóa phương Đông. Thành phần có trong gạo chứa rất nhiều lượng tinh bột giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa thức ăn và là nguồn cung cấp năng lượng chính cho hoạt động của cơ thể. Đặc biệt là gạo khi rang lên có tác dụng làm sạch vi khuẩn có hại trong đường ruột, bổ sung nước bị thiếu hụt và dinh dưỡng cho bé. Khi bị tiêu chảy, bé nhanh bị mất nước và mệt mỏi, bổ sung nước và chất dinh dưỡng là rất cần thiết. Bên cạnh đó, gạo còn có công dụng thúc đẩy cơ thể bé tiêu hóa những thực phẩm khác một cách hiệu quả hơn, nhằm hấp thu được nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Các món ăn quen thuộc cho bé bị tiêu chảy mà các mẹ có thể dễ dàng nấu cho các con như nấu cháo, nấu cơm hoặc rang lên đun lấy nước uống thay nước cho trẻ.
Khoai tây không những có khả năng bổ sung nguồn tinh bột lớn mà còn bổ sung các chất xơ hòa tan cho bé bị tiêu chảy. Hơn nữa các món ăn từ khoai tây có thể dễ dàng chế biến nhiều món ăn thú vị khác nhau để thay đổi khẩu vị cho bé. Một số món ăn được chế biến từ khoai tây các mẹ có thể làm để tránh gây nhàm chán cho bé như khoai tây nghiền, snack khoai tây, súp khoai tây, canh khoai tây…
Các loại thịt giàu protein là rất cần thiết cho bé đang đi tướt. Bé đi ngoài cần được cung cấp một lượng protein cần thiết cho cơ thể phục hồi. Do vậy cha mẹ cần chú ý bổ sung đầy đủ protein trong bữa ăn của trẻ bằng các thực phẩm như thịt gà, thịt lợn nạc, thịt bò, thịt cá. Các món thịt nên được chế biến theo cách ninh nhừ hoặc luộc, hấp, không nên chiên, rán vì khi chiên lên thì đồ ăn sẽ bám dính nhiều dầu mỡ, gây ảnh hưởng cho hệ tiêu hóa của trẻ nhỏ.
Sữa chua là một loại thực phẩm không những tốt cho hệ tiêu hóa của mọi người mà còn sử dụng được cho các bé bị tiêu chảy. Sữa chua cung cấp rất nhiều lợi khuẩn và men vi sinh tự nhiên cho hệ tiêu hóa của bé trong thời gian bé đi ngoài. Những lợi khuẩn có trong sữa chua có khả năng tạo ra các chất có thể tiêu diệt được các vi khuẩn có hại trong đường ruột và giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể. Nếu bé yêu không bị dị ứng với các thành phần có trong sữa chua, các mẹ nên bổ sung sữa chua trong bữa ăn hàng ngày của trẻ.
Trong táo có chứa hàm lượng lớn chất xơ hòa tan Pectin, có nhiều lợi ích trong điều trị táo bón cho bé bị tiêu chảy. Nên ăn táo đã nấu chín vì nó không chỉ giúp tiêu hóa dễ hơn mà mà còn còn cung cấp các dưỡng chất và đường tự nhiên có trong táo. Sử dụng táo đã nấu chín từ 2-3 quả mỗi ngày có thể làm giảm những triệu chứng của tiêu chảy một cách đáng kể.
Hồng xiêm là một món ăn có khả năng trị tiêu chảy cho bé hiệu quả. Trong hồng xiêm chứa nhiều canxi, kali, kẽm, photpho, các vitamin và chất khoáng tự nhiên. Các khoáng có trong hồng xiêm giúp tổng hợp các enzyme cần thiết trong dạ dày, từ đó giúp điều hòa quá trình trao đổi chất và làm sạch đường tiêu hóa. Hồng xiêm còn chứa các hợp chất giúp loại bỏ các chất thải tồn đọng trong dạ dày, làm sạch dạ dày, giảm triệu chứng nặng nề của tiêu chảy.
Chuối là một loại quả rất quen thuộc ở Việt Nam, chuối là một nguồn cung cấp kali dồi dào. Ăn chuối sẽ giúp bù lại lượng lớn ion Kali trong cơ thể bé bị mất ra ngoài theo phân. Trong chuối có chứa nhiều pectin, là một loại chất xơ có khả năng hòa tan trong nước. Pectin có tác dụng tăng cường sức khỏe cho hệ tiêu hóa của bé. Ngoài ra, trong vỏ chuối còn chứa một loại chất xơ tuyệt vời khác là inulin. Inulin là một chất thuộc nhóm probiotic, là chất giúp tăng cường những vi khuẩn có lợi cho đường tiêu hóa. Cha mẹ nên cho trẻ bị đi ngoài ăn từ 1-2 quả chuối mỗi ngày.
Trẻ bị tiêu chảy nên kiêng ăn gì là cũng là một vấn đề mà nhiều bậc cha mẹ quan tâm. Để cha mẹ có thể tiết kiệm thời gian tìm kiếm thông tin, chúng tôi đã tổng hợp các loại thực phẩm bé bị đi ngoài không nên ăn dưới đây.
Đồ ăn chiên, xào, rán là những món ăn chứa rất nhiều chất béo, dầu mỡ. Chúng không hề tốt cho hệ tiêu hóa của bé mà còn làm tăng co thắt đường tiêu hóa, gây đau bụng, làm nặng thêm tình trạng tiêu chảy. Tuy nhiên, cha mẹ cũng cần chú ý chỉ nên hạn chế lượng chất béo trong thực đơn cho bé bị đi ngoài chứ không bỏ qua chúng.
Đây là các loại rau có chứa quá nhiều chất xơ và hàm lượng dinh dưỡng thấp. Thông thường, chất xơ giúp tránh táo bón. Nhưng khi hệ tiêu hóa của bé đang yếu do tiêu chảy, không nên bổ sung quá nhiều chất xơ trong thực đơn của bé. Trong một số loại rau như ngô, đậu, măng, rau cần…chứa quá nhiều chất xơ, mặt khác lại có ít chất dinh dưỡng. Cha mẹ nên hạn chế cho bé bị tiêu chảy ăn những loại rau này.
Đường và các loại thức ăn có chứa nhiều đường sẽ khiến tình trạng tiêu chảy của bé trở nên tồi tệ hơn. Những thực phẩm có chứa nhiều đường nhân tạo như bánh kẹo, siro, mứt, nước ngọt… sẽ làm tăng kéo nước từ trong các tế bào vào lòng ruột, gây nặng thêm tình trạng tiêu chảy.
Cá, tôm và các loại thủy sản là những thực phẩm dễ gây dị ứng và gây tình trạng tiêu chảy không chỉ ở trẻ em mà còn ở mọi lứa tuổi. Với những bé bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa lúc này đang bị tổn thương và hoạt động yếu. Do đó nếu ăn chúng, bụng của bé có thể phản ứng lại, làm trầm trọng hơn bệnh tiêu chảy.
Các thực phẩm chưa qua chế biến hoặc thực phẩm tái là điều cấm kỵ với trẻ bị tiêu chảy. Một số thực phẩm chín tái hoặc sống thường xuyên gặp trong bữa ăn như rau ghém, nem chua, dưa muối, mắm tôm, … Trong đồ tươi sống chứa rất nhiều vi khuẩn có hại. Ngay cả khi nấu chính ta cũng không thể đảm bảo đã tiêu diệt được hết những vi khuẩn có hại đó. Mặt khác khi bé bị tiêu chảy, hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch của trẻ đang rất yếu, điều này tạo ra cơ hội cho những vi khuẩn phát triển và tấn công cơ thể trẻ. Không cho trẻ uống nước lã, nước chưa đun sôi vì chúng cũng có thể mang mầm bệnh vào cơ thể bé, làm nặng thêm bệnh tiêu chảy.
Xem thêm các bài viết khác do Eco Pharmalife tổng hợp:
https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-so-sinh-di-ngoai-co-hat/
Dù đã biết những thực phẩm nên ăn và không nên ăn cho các bé đang bị tiêu chảy. Song, không phải phụ huynh nào cũng lên được thực đơn phù hợp với trẻ. Dưới đây là thực đơn cho bé bị tiêu chảy mà các mẹ có thể tham khảo để có thể thay đổi món ăn thường xuyên, làm phong phú thêm bữa ăn cho trẻ mà vẫn đảm bảo sức khỏe. Lưu ý thực đơn dưới đây thích hợp hơn cho trẻ trên 1 tuổi.
Thời gian dùng bữa | Ngày thứ 1 và thứ 2 | Ngày thứ 3 và thứ 4 |
6h | Một trong 3 thực đơn sau:
|
Một trong 3 thực đơn sau:
|
9h | Cháo thịt gà + cà rốt Thành phần:
|
Cháo thịt lợn + cà rốt Thành phần:
|
11h |
|
|
13h | Cháo thịt gà + cà rốt | Cháo thịt lợn nạc + cà rốt |
15h | Sữa bò hoặc sữa đậu tương 200ml Táo nghiền hoặc xay 1 quả | Sữa bò hoặc sữa đậu tương 200ml - Chuối tiêu nghiền hoặc xay 1 quả |
17h | Cháo thịt lợn nạc + cà rốt | Cháo thịt gà + cà rốt |
20h | Một trong 3 thực đơn sau:
|
Một trong 3 thực đơn sau:
|
Từ ngày thứ 5 trở đi, nếu bé đã giảm các triệu chứng của tiêu chảy thì cha mẹ hãy để bé quay dần về chế độ ăn, ăn bình thường.
Rất nhiều cha mẹ có suy nghĩ sai lầm rằng trẻ bị đi ngoài thì nên ăn ít đi hoặc nhịn ăn để hệ tiêu hóa được nghỉ ngơi, như vậy thì trẻ sẽ nhanh chóng phục hồi hơn. Tuy nhiên đây lại là quan điểm hết sức sai lầm. Khi bị tiêu chảy, trẻ vẫn cần được ăn uống đầy đủ như bình thường. Thậm chí, cha mẹ còn phải khuyến khích trẻ ăn nhiều hơn. Vì khi bị tiêu chảy, hầu như lượng dinh dưỡng bé ăn vào đều sẽ bị đào thải ra ngoài, dẫn đến tình trạng bé bị thiếu chất dinh dưỡng, thiếu năng lượng cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Do đó, khi trị tiêu chảy cho bé, cha mẹ nên chia các bữa ăn của trẻ làm nhiều bữa trong ngày, và cho bổ sung men vi sinh cho bé như Italilactor, Norikid Plus giúp hệ tiêu hóa bé được tốt hơn. Thêm một điều rất quan trọng mà các mẹ nên lưu ý, đó là việc bổ sung lại lượng nước đã mất cho trẻ. Cha mẹ có thể đề phòng lượng nước bị mất cho trẻ bằng các cách đơn giản như bổ sung nước điện giải ORS, nước đun sôi để nguội, các dung dịch từ thực phẩm như nước cháo, nước gạo rang, … Nếu trẻ bị mất nước quá nhiều, cần phải đưa trẻ đến trạm y tế, cơ quan y tế để được chữa trị kịp thời. [caption id="attachment_3983" align="alignnone" width="950"] Lưu ý khi trị tiêu chảy cho bé[/caption]
Nếu bé dưới 6 tháng tuổi bị tiêu chảy cấp thì cha mẹ hãy đưa bé tới bệnh viện ngay vì dưới 6 tháng tuổi là độ tuổi mà bé sẽ rất dễ bị mất nước. Điều này làm bệnh tình của bé trở nên trầm trọng hơn mà cha mẹ khó có thể nhận biết được. Khi đã có biểu hiện rõ rệt của thiếu nước thì bé đã có thể trong trạng thái nguy hiểm rồi. Ở trẻ lớn hơn 6 tháng tuổi, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế nếu cha mẹ thấy có những dấu hiệu sau:
Tiêu chảy là một căn bệnh không xa lạ ở trẻ em. Tuy nhiên, việc cha mẹ có đầy đủ kiến thức về tiêu chảy sẽ giúp cho bé bị tiêu chảy khỏe mạnh hơn và dễ dàng vượt qua những ngày mệt mỏi khi bị tiêu chảy. Để có thể giúp bé ổn định hệ tiêu hóa tốt hơn, việc chọn lựa thức ăn phù hợp cho trẻ giúp là vô cùng cần thiết. Trên đây là bài viết về chủ đề trẻ đi ngoài nên ăn gì. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích cho các mẹ.
Xem thêm các bài viết khác do Eco Pharmalife tổng hợp:
https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-so-sinh-di-ngoai-co-mui-chua-va-nhay/
Chính hãng - Giá tốt
Đơn hàng từ 100k
Định kì mỗi tuần
Giao hàng nhận tiền
ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây
Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn
© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *