Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng tưởng dễ mà khó

Posted on 04/08/2022

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng – Bí quyết giúp con khỏe mạnh Trong suốt quá trình mang thai, để đảm bảo thai nhi phát triển mạnh khỏe cần phải có một thực đơn dinh dưỡng hợp lý cho bà bầu. Dưới đây Eco Pharmalife sẽ chia sẻ cho mọi người chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng giúp con khỏe mạnh ngay từ trong bụng mẹ

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu theo từng tháng tuổi

Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng đầu

Trong những tuần đầu của thai kỳ, cơ thể của cả mẹ và bé đã có những thay đổi nhất định. Phôi gắn vào thành tử cung mẹ, các tế bào cũng bắt đầu phân chia tạo thành các cơ quan của thai nhi. Lúc này thai nhi còn rất nhỏ và không có hình dạng nhất định, có thể thai phụ sẽ không cảm nhận được sự khác biệt rõ ràng. Tuy nhiên, trong cơ thể mẹ lúc này đã có sự thay đổi đáng kể về lượng hormone điển hình như việc giải phóng hormone hCG có tác dụng điều chỉnh và sản xuất các chất dinh dưỡng, cung cấp năng lượng đảm bảo sự phát triển của thai nhi. Bốn tuần đầu tiên chính là thời gian nhạy cảm cho cả sức khỏe của mẹ và bé. Do vậy cần phải chú ý việc bổ sung chất dinh dưỡng cần thiết để đảm bảo sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Thứ nhất, mẹ nên bổ sung thực phẩm chứa Sắt vào chế độ ăn của mình. Do sắt là nguyên tố vi lượng cần thiết tham gia vào quá trình tạo máu, đa số thiếu máu ở bà bầu là do thiếu sắt. Sắt tham gia vào quá trình hình thành myelin do đó nếu thiếu sắt có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí não. Mẹ có thể bổ sung sắt thông qua khẩu phần ăn cho bà bầu hằng ngày như các loại thịt đỏ: thịt bò, thịt heo, thịt cừu. Gan động vật, điển hình là gan lợn, gà, cá như cá ngừ, cá hồi, nghêu, sò, bông cải xanh… Thứ hai là các thực phẩm chứa Vitamin B11. Chúng có vai trò rất quan trọng, chất này cần thiết cho sự phát triển và sự hình thành các mô của cơ thể, ngăn ngừa dị tật bẩm sinh. Ngoài ra việc bổ sung đầy đủ vitamin B11 còn tăng cường khả năng miễn dịch cho trẻ nhỏ. Các thực phẩm giàu Vitamin B11 có thể bổ sung vào chế độ ăn cho bà bầu như thịt, gan, thận, tim, thịt gia cầm, cá, sữa, phô mai và trứng.. Thứ ba, các thực phẩm chứa Acid folic cũng cần được bổ sung vào chế độ ăn uống cho bà bầu. Bởi đây là dưỡng chất không thể thiếu trong sự quá trình phát triển của thai nhi nhất là trong những tháng đầu. Acid folic giúp giảm nguy cơ mắc dị tật như khiếm khuyết ống thần kinh khiến thai vô sọ, tật nứt đốt sống trong bào thai... Mẹ bầu có thể bổ sung axit folic qua các loại thực phẩm như rau màu xanh (màu thẫm càng tốt) như cải xanh, rau muống, bông cải, các loại thịt như thịt gia cầm, ngũ cốc,... Thứ tư, chất dinh dưỡng bà bầu cần bổ sung là Canxi. Khi mang thai nhu cầu canxi tăng lên rõ rệt, theo nghiên cứu trong những tháng đầu thai phụ cần 800mg canxi. Canxi giúp bé phát triển hệ xương, tham gia vào quá trình đông máu đồng thời chống loãng xương, chuột rút ở mẹ. Thực phẩm chính là nguồn bổ sung canxi hiệu quả và an toàn nhất. Các thực phẩm chứa nhiều canxi như sữa và các chế phẩm từ sữa, thịt như thịt bò, thịt gà…,trứng, tôm cua, ghẹ, các loại trái cây như chuối, kiwi,..., rau màu xanh (rau bina, súp lơ xanh…) Thứ năm, các thực phẩm chứa chất đạm là chất quan trọng không thể thiếu trong chế độ ăn của bà bầu. Protein có nhiều trong thịt, cá, trứng, sữa là nền tảng cho sự phát triển của thai nhi, cung cấp năng lượng giúp thai nhi tăng trưởng, giúp hình thành các mô, cơ quan của bé. Thứ sáu, các thực phẩm chứa chất béo giúp bổ sung dinh dưỡng mẹ bầu luôn khỏe mạnh.Các acid béo không bão hòa như omega- 3 và omega- 6 có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ sự phát triển của hệ thần kinh, hệ miễn dịch. Dầu cải, dầu đậu nành, dầu hướng dương… là nguồn cung cấp omega- 6. Nguồn omega-3 tốt nhất được tìm thấy ở hạt chia, đậu nành, quả óc chó, cá như cá mòi, cá ngừ, cá hồi, cá thu và cá trích. Thứ bảy, chế độ dinh dưỡng thai kỳ cần bổ sung các thực phẩm chứa chất xơ để hỗ trợ đường tiêu hóa cho bà bầu. Mẹ bầu cần phải bổ sung nhiều chất xơ từ các loại rau củ quả và trái cây như cà rốt, bông cải xanh, lê, chuối cam... để phòng tránh táo bón, khó tiêu trong suốt thai kỳ nhé. Các chất dinh dưỡng ở trên là các chất dinh dưỡng thiết yếu mẹ không chỉ bổ sung ở tháng đầu tiên mà còn phải cung cấp trong suốt thai kỳ để đáp ứng nhu cầu phát triển của bé. Ngoài ra mẹ cần lưu ý khi sử dụng một số thực phẩm sau đây:

  • Thịt sống hoặc thịt tái: Những thực phẩm này có thể tồn tại nhiều mầm bệnh như vi khuẩn, ký sinh trùng như giun, sán.
  • Nội tạng động vật: Những thực phẩm này có thể không được chế biến sạch sẽ nên có thể gây các bệnh về đường tiêu hóa.
  • Rượu, bia, các chất kích thích: Chất này tăng nguy cơ sảy thai, thai nhi có thể mắc các dị tật bẩm sinh.

Những thực phẩm dưới đều có ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của mẹ và bé không chỉ ở tháng đầu mà còn trong suốt thai kỳ, vì vậy trong thời gian này mẹ nên bỏ hẳn hoặc hạn chế hết mức có thể nhé. [caption id="attachment_3568" align="alignnone" width="950"]Chế độ dinh dưỡng cho bầu theo từng tháng Chế độ dinh dưỡng tháng đầu[/caption]

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 2

Đây là một giai đoạn quan trọng trong quá trình phát triển của thai nhi. Ở giai đoạn này thai nhi sẽ hình thành và phát triển nhiều cơ quan của cơ thể như sự hình thành ngón tay, ngón chân hay mắt..., hệ thống tuần hoàn, đường tiêu hóa đặc biệt là hệ thần kinh. Trong 2 tháng đầu, phần lớn mẹ bầu đều có hiện tượng ốm nghén, việc ốm nghén nhẹ hay nặng tùy cơ thể mẹ bầu với những cơn buồn nôn, chán ăn, nôn ói diễn ra thường xuyên hơn,ảnh hưởng đến sức khỏe và cảm xúc của mẹ bầu. Vì vậy, việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng vào chế độ ăn uống của bà bầu  cho mẹ bầu có vai trò quan trọng, ảnh hưởng đến sự phát triển sự toàn diện của thai nhi và giúp kiểm soát các triệu chứng ốm nghén. Nhìn chung chế độ dinh dưỡng của bà bầu trong suốt quá trình mang thai đều phải đảm bảo bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu như ở tháng đầu như: chất sắt, acid folic, canxi, vitamin D, chất đạm, protein, chất béo, chất xơ. So với tháng thứ nhất thì trung bình phụ nữ mang thai vào tháng thứ hai cần bổ sung lượng protein khoảng 1,52g/kg của mẹ. Vì thế mẹ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm chứa protein vào chế độ dinh dưỡng khi mang thai tháng thứ 2 nhé. Các chất dinh dưỡng này có thể bổ sung qua các bữa ăn hằng ngày của mẹ hoặc theo viên uống theo lời khuyên của bác sĩ.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 3

Tháng thứ 3 của thai kỳ, đây là giai đoạn các cơ quan trong cơ thể tiếp tục hình thành, hệ thống sinh dục bắt đầu hình thành nhưng về cơ bản, chức năng của hệ thần kinh, gan, tim và hệ bài tiết đã hoàn thiện. Mẹ bầu ở tháng thứ 3, giai đoạn những cơn ốm nghén lên đến đỉnh điểm, mẹ sẽ nhận được ít dinh dưỡng hơn. Do vậy chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng 3 thai kỳ rất quan trọng. Các dưỡng chất cần thiết cung cấp cho mẹ bầu ở giai đoạn này bao gồm:

  • Vitamin B6: Vitamin B6 có nhiều trong cam, quýt, trứng, rau xanh… Có tác dụng quan trọng giúp giảm nhưng cơn buồn nôn khiến mẹ bớt căng thẳng, mệt mỏi.
  • Trái cây tươi: Các trái cây như lê, táo, dâu tây.... chứa nhiều chất xơ và nước, dễ dàng hấp thu, dễ ăn, nên phù hợp với mẹ trong giai đoạn này.
  • Bên cạnh đó phải đảm bảo cung cấp đủ các chất dinh dưỡng thư các tháng trước bao gồm: chất đạm, protein, carbohydrate, acid folic, canxi....

Giai đoạn ốm nghén này có thể gây khó chịu cho các mẹ, đây là một số lưu ý có thể giúp mẹ cải thiện như:

  • Uống nhiều nước.
  • Không nên để bụng đói, mẹ có thể chuẩn bị đồ ăn nhẹ như hạt, ngũ cốc để khi nào đói thì ăn.
  • Chia nhỏ các bữa ăn, tránh ăn các thực phẩm dầu mỡ, các món khó tiêu.
  • Ngủ đủ giấc, nghỉ ngơi hợp lý.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 4

Trong tháng thứ 4 của thai kỳ, là giai đoạn phát triển mạnh mẽ của thai nhi khi hình hài của bé đã gần như hoàn thiện, các cơ quan của cơ thể cũng đã gần thực hiện được đầy đủ chức năng. Đối với mẹ bầu đây cũng là giai đoạn khá dễ chịu khi các cơn nghén đã giảm đi, mẹ sẽ có cảm giác thèm ăn hơn. Vì lúc này mẹ cần phải cung cấp chất dinh dưỡng nhiều hơn để đảm bảo nhu cầu phát triển của bé. Do đó việc xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp thai nhi phát triển cả về chiều cao và cân nặng. Thực đơn dinh dưỡng của bà bầu trong tháng thứ 4 cũng phải đảm bảo cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng thiết yếu. Hơn nữa trong tháng này, mẹ cần phải chú ý bổ sung thực phẩm giàu chất xơ để giảm việc bị táo bón, trĩ đồng thời giúp mẹ giữ được nước và thải độc. Các loại rau xanh, hoa quả, ngũ cốc… chính là nguồn thực phẩm giàu chất xơ mà mẹ nên bổ sung vào chế độ ăn hàng ngày. [caption id="attachment_3566" align="alignnone" width="950"]Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng thứ 4[/caption]

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 5

Thai nhi ở tháng này phát triển rất nhanh, các bộ phận, khung xương và các cơ cũng từng bước hoàn thiện nên nhu cầu dinh dưỡng cao hơn. Chiều dài của thai nhi lúc này khoảng 15- 16 cm, cân nặng khoảng 300-400 gram. Giai đoạn này, mẹ sẽ trở nên thèm ăn hơn nên có thể gặp một số vấn đề về tiêu hóa như tiêu chảy, táo bón,... Để thai nhi phát triển tốt mẹ cần có một chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ mang thai thật cân đối về cả số lượng lẫn chất lượng. Ngoài các dưỡng chất như các tháng trước, mẹ cần chú ý hơn về hai nguyên tố sắt và canxi vì đây là hai chất dinh dưỡng dễ bị thiếu hụt trong giai đoạn này. Bên cạnh đó mẹ bầu tháng thứ 5 có thể bổ sung thêm một số thực phẩm sau vào chế độ ăn uống khi mang thai để giúp phát triển trí não của bé. Bao gồm:

  • Thực phẩm giàu Omega 3: Có trong cá hồi, cá ngừ, hạt óc chó…. Giúp phát triển trí não và cải thiện chức năng thị giác
  • Thực phẩm giàu Choline: Tạo chất dẫn truyền thần kinh. Choline có trong trứng, bơ đậu phộng, đậu nành, cá thu, đậu xanh, thịt lợn.
  • Thực phẩm giàu iod: Như tảo bẹ, rau chân vịt,.... Do tuyến giáp cần iod để sản xuất các hormone và các hormone này có tác dụng phát triển não và hệ thống thần kinh của thai nhi.
  • Thực phẩm giàu kẽm: Giúp xây dựng tế bào não thai nhi. Kẽm được bổ sung chủ yếu qua hải sản, thịt bò, sữa, các loại đậu.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 6

Đến tháng thứ 6 của thai kỳ, lúc này thai nhi đã có sự phát triển đáng kể cả về chiều dài và cân nặng. Mẹ bầu cũng sẽ tăng cân trong giai đoạn này, tuy nhiên trọng lượng chuẩn thì mẹ nên tăng khoảng 4,5 kg. Lúc này mẹ có thể ăn ngon miệng hơn, luôn có cảm giác đói bụng do nhu cầu dinh dưỡng của thai nhi tăng cao. Vì vậy cần tăng cường cung cấp các dưỡng chất, bổ sung dinh dưỡng cho bà bầu và tập trung vào vitamin, canxi từ nhiều nguồn khác nhau như trứng, sữa, hoa quả như lê, táo chuối... Trong tháng này mẹ vẫn sẽ bổ sung cho bé nhưng thực phẩm như trên nhé.

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 7

Thai nhi đã có sự phát triển gần như hoàn thiện vào tháng thứ 7, lúc này thai nhi có kích thước 40 cm và cân nặng khoảng 1,2 kg. Đặc biệt não bộ và hệ thần kinh cũng dần hoàn thiện hơn, thai nhi đã có khả năng nhận thức và nghe được âm thanh từ ngoài. Bé cần nhiều canxi hơn để phát triển xương. Vào tháng thứ 7, chế độ dinh dưỡng dành cho bà bầu cần phải được chú ý hơn và đồng thời mẹ nên uống nhiều nước. Do kích thước thai khá lớn nên dạ dày của mẹ có thể bị chèn ép. Do đó các bữa ăn cần phải chia nhỏ để cơ thể mẹ dễ hấp thu hơn. Trong giai đoạn này, mẹ bầu được khuyên nên uống nhiều nước, bổ sung các chất dưỡng chất cơ bản như acid folic, chất đạm, canxi, sắt…. Và bổ sung thêm thực phẩm giàu DHA giúp đảm bảo phát triển não bộ của thai nhi từ sữa, trứng…., thực phẩm giàu Magie từ các loại hạt như hạt bí ngô, quả hồ đào,..., đậu phụ, ngũ cốc giúp tăng hấp thu Canxi (Mẹ nên bổ sung khoảng 350-400mg/ ngày).

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng thứ 8

Thai nhi tháng này bắt đầu dự trữ glycogen và chất béo trong gan, do đó việc cung cấp đầy đủ carbohydrate là rất quan trọng, nếu thiếu carbohydrate có thể tăng nguy cơ dị tật ở thai nhi do ảnh hưởng đến việc hấp thụ acid folic. Ngoài ra đây là giai đoạn phát triển não bộ vượt bậc ở bé nên cần phải cung cấp một lượng lớn axit béo nhất định đặc biệt là axit linoleic (Omega- 3). Do nhu cầu của bé nên mẹ bầu cần được bổ sung lượng calo cần thiết, nên tăng lượng thức chủ yếu như bột mì, gạo, và một số loại ngũ cốc như bột yến mạch. Trong những tháng cuối thai kỳ, về cách ăn uống khi mang thai, mẹ bầu nên chú ý bổ sung nhiều sắt và canxi do trong quá trình sinh con có thể mất khá nhiều máu như thịt bò, thịt lợn, gan, sữa, trứng….

Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu tháng cuối thai kỳ

Đây là giai đoạn thai nhi hoàn thiện các cấu trúc cơ thể để chuẩn bị chào đời. Do đó nhu cầu về năng lượng cũng như các dưỡng chất cung cấp cho mẹ bầu đều cao hơn để đảm bảo sự phát triển của bé không bị thiếu hụt chất dinh dưỡng, giúp thai nhi có sức đề kháng tốt, khỏe mạnh đến khi chào đời. Chế độ ăn khi mang thai trong tháng cuối cần bao gồm các thực phẩm giàu các chất sau: chất xơ, sắt, acid folic, canxi, DHA, vitamin A, vitamin C, protein,... Các thực phẩm dinh dưỡng cho bà bầu mà mẹ có thể tham khảo như: thịt bò, thịt lợn, gan, rau xanh, hoa quả, các loại hạt ngũ cốc,…. [caption id="attachment_3565" align="alignnone" width="950"]Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối Chế độ dinh dưỡng cho bà bầu tháng cuối[/caption]

Một số nguyên tắc trong dinh dưỡng cho bà bầu

Việc xây dựng một chế độ ăn khoa học trong suốt quá trình mang thai sẽ có tác động tích cực đến sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ. Dưới đây là những nguyên tắc ‘’vàng’’ trong dinh dưỡng cho bà bầu đảm bảo việc cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và bé.

Điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng

Trong quá trình mang thai, các mẹ bầu cần phải dung nạp thêm nhiều dưỡng chất như chất đạm, một số loại vitamin và khoáng chất nhất định như axit folic, sắt và canxi hơn so với bình thường. Vì vậy về chế độ ăn bà bầu cần phải điều chỉnh lại để đảm bảo cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.

Tránh xa những thực phẩm có hại

Mẹ bầu cần tránh xa các loại thực phẩm có hại như hải sản sống, sữa hoặc phomai làm từ sữa chưa tiệt trùng, các loại thịt tái vì những loại này có thể chứa vi khuẩn, ký sinh trùng có hại cho thai nhi. Ngoài ra hầu hết các loại cá đều có chứa thủy ngân, đặc biệt là cá ngừ gây tác hại lớn đến sự phát triển não bộ của thai nhi. Do đó theo khuyến cáo mẹ chỉ nên tiêu thụ khoảng 300-400 gram cá mỗi tuần. Đối với những thức uống như rượu, bia, các chất kích thích như caffeine, ma túy…. thì mẹ nên tránh xa chúng trong suốt thời kỳ mang thai vì nó có thể gây nên các dị tật ở thai nhi. Cách ăn uống cho bà bầu là một vấn đề vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của thai nhi. Mẹ bầu cần thật cẩn thận khi lựa chọn món ăn cho mình nhé.

Uống bổ sung vitamin và khoáng chất khi mang thai

Việc ăn uống theo chế độ dinh dưỡng của bà bầu chưa thể cung cấp đủ lượng vitamin và khoáng chất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi. Lúc này, các mẹ cần đến sự trợ giúp của các loại viên uống bổ sung vitamin, khoáng chất cần thiết theo lời khuyên của bác sĩ. Viên uống này có thể giúp các mẹ bầu bổ sung acid folic tránh dị tật thai nhi, Omega 3 (DHA, EPA) tốt cho não bộ của mẹ, calci giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho bé,...

Không ăn kiêng khi mang thai

Việc mang thai có thể khiến mẹ tăng cân, nhiều mẹ bầu thấy vậy nên kiêng ăn trong quá trình mang thai, điều này tiềm ẩn nhiều nguy hiểm cho bạn và cả em bé. Mẹ giảm cân sẽ ảnh hưởng đến lượng chất dinh dưỡng mà bé hấp thụ như hàm lượng acid folic, sắt,,,. Hãy ăn đầy đủ các chất, vì việc tăng cân là dấu hiệu cho thấy thai nhi phát triển bình thường và khỏe mạnh.

Thỉnh thoảng cần bổ sung vị ngọt

Những loại thực phẩm chứa đường có vị ngọt tuy không được ưu tiên trong thực đơn ăn uống dành cho bà bầu, tuy nhiên thi thoảng bạn cũng nên bổ sung một chút. Một ly sinh tố, snack, bánh kẹo,.. cũng không gây ảnh hưởng mà còn làm gia tăng khẩu vị của mẹ. Tuy nhiên mẹ bầu phải luôn giữ giới hạn nhé!

Ăn liên tục và chia thành nhiều bữa nhỏ

Như đã nói ở trên, việc thai nhi to lên khiến dạ dày bị chèn ép, do vậy thai phụ nên chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày để hạn chế cảm giác khó chịu như buồn nôn, chán ăn, ợ nóng, khó tiêu… trong quá trình mang thai nhé.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.