Liệu đau đầu ti có phải có thai không? Sự thật đằng sau

Posted on 03/08/2022

Núm vú của phụ nữ vốn rất nhạy cảm và chúng có thể bị đau do nhiều nguyên nhân. Liệu bạn đã từng băn khoăn đau đầu tí có phải có thai không hoặc do một căn bệnh? Vì vậy, hãy cùng ECO Pharmalife tìm hiểu các biểu hiện và phân biệt khi đau đầu ti.

Đau nhũ hoa có phải có thai không?

Trước thời điểm rụng trứng, nồng độ hormon estrogen và luteinizing (LH) luôn ở mức cao. Ngay sau khi rụng trứng, lượng estrogen có xu hướng giảm dần. Đồng thời, mức hormon progesteron sẽ gia tăng. Giả như một người mang thai, nội tiết tố này sẽ không ngừng tăng lên. Điều này gây ra thay đổi về mô vú, kích thích núm vú bị đau.

Đau nhũ hoa có phải có thai không? Đau nhũ hoa có phải có thai không?

Tuy nhiên, phải mất đến vài tuần để những biểu hiện này xảy ra, do đó, ngực hay nhũ hoa đau đột ngột sau khi rụng trứng không phải là dấu hiệu của mang thai. Vậy nên, để nhận biết đau đầu ti có phải do mang thai không, ta cần thêm các dấu hiệu khác về rụng trứng.

  • Chất nhầy cổ tử cung: Lượng estrogen khiến cho dịch cổ tử cung trở nên lỏng và mang độ sệt tương tự lòng trắng trứng sống. Quá trình rụng trứng có thể sắp xảy ra nếu một người tiết ra nhiều chất nhầy này hơn.
  • Thân nhiệt: Ngay sau khi rụng trứng, progesteron lập tức tăng lên. Hormon này khiến cho thân nhiệt của một người tăng nhẹ vào buổi sáng.
  • Đau hông hoặc đầy hơi, tuy vậy, các triệu chứng này có phần ít tin cậy hơn.

Đau núm ti quả thực là một tình trạng khá phổ biến khi mang thai, chiếm tới 76,2% phụ nữ theo một số nghiên cứu. Có điều, đau núm ti do rụng trứng cũng gần như tương tự. Một trong những cách tốt nhất để phân biệt chúng chính là thời gian. Nếu đau nhũ hoa xảy ra vào ngay khoảng thời gian dự kiến rụng trứng, khả năng mang thai là rất cao. Nếu sau khi rụng trứng, cơn đau trở nên tồi tệ hơn hoặc thậm chí không biến mất trong khoảng thời gian dự kiến có kinh nguyệt, đây tiếp tục có thể là dấu hiệu mang thai.

Thêm vào đó, khi trứng bắt đầu làm tổ, cơ thể sản sinh ra hCG và các hormon khác liên quan đến thai kỳ. Từ đây, cho ta một số triệu chứng sớm của mang thai ngoài đau nhức núm vú như sau:

  • Buồn nôn, nôn và chóng mặt.
  • Đi tiểu thường xuyên.
  • Đau đầu.
  • Thay đổi tâm trạng.
  • Mệt mỏi.

Tóm lại, núm ti đau có khả năng là một trong những triệu chứng mang thai sớm, song cách đơn giản và có độ tin cậy cao vẫn là test thử thai dương tính.

Khi có thai bộ ngực thay đổi như thế nào?

Khi mang thai, các hormon estrogen, progesteron cũng như prolactin sẽ sản sinh thúc đẩy lưu lượng máu đến vú và gây ra những thay đổi trong mô vú. Chính sự ảnh hưởng của các nội tiết tố dẫn đến sự thay đổi đáng kể của bộ ngực.

Khi có thai bộ ngực thay đổi như thế nào? Khi có thai bộ ngực thay đổi như thế nào?

Ba tháng đầu thai kỳ

Thời gian này, lượng máu của cơ thể mẹ tiếp tục tăng để đáp ứng những nhu cầu phát triển của thai nhi. Điều này khiến cho các tĩnh mạch ở ngực lớn hơn và sẫm màu hơn. Đồng thời, ngực của bạn sẽ dần tăng về kích thước. Và khi cơ thể đã thích nghi với những thay đổi về nội tiết tố, các triệu chứng như ngực sưng đau có thể biến mất trong vài tuần đầu.

Một số trường hợp, tình trạng đau có khả năng xuất hiện ở khu vực nách do sự mở rộng của các mô vú kéo dài vào nách. Bên cạnh việc núm vú trở nên lớn hơn thì các vòng tròn sắc tố xung quanh núm vú (quầng vú) cũng bắt đầu sẫm màu hơn. Ngay tại quầng vú còn xuất hiện những nốt sưng được gọi là các nốt sần Montgomery. Những vết sưng nhỏ không đau có nhiệm vụ khử trùng, bôi trơn đầu vú và hỗ trợ việc cho con bú.

Ba tháng giữa thai kỳ

Ở giai đoạn này, nồng độ estrogen vẫn không ngừng tăng lên. Các ống dẫn sữa phát triển khiến cho ngực của mẹ cảm thấy nặng nề hoặc căng đầy. Trong vài tuần đầu tiên, ngực của bạn có thể bắt đầu sản xuất sữa non, là dạng sữa mẹ đầu tiên giúp trẻ tăng cường miễn dịch. Vào những thời điểm cuối, một lượng nhỏ chất lỏng màu vàng đặc có thể bị rò rỉ chính là sữa non.

Ba tháng cuối thai kỳ

Ngực của bạn khi này sẽ tiếp tục nặng nề hơn. Núm vú ngày càng lớn và rõ rệt. Quầng vú cùng núm vú cũng sẫm màu một cách đáng kể. Khi da trên ngực căng ra để thích ứng với các kích thước đang phát triển, bạn có thể cảm thấy ngứa, thô ráp và rạn da. Ngoài những biểu hiện đề cập ở trên, đôi khi phụ nữ mang thai còn có những u và bướu phát triển ở ngực. Chúng thường vô hại, có thể là u nang chứa đầy sữa hoặc u vú lành tính.

Một số nguyên nhân khác khiến bạn đau núm ti

Ngoài những thắc mắc rằng đau ngực như thế nào là có thai thì đau ngực hay đau nhũ hoa còn là kết quả của rất nhiều nguyên nhân khác nữa. 

Cho con bú có thể khiến bạn đau núm ti Cho con bú có thể khiến bạn đau núm ti

Cho con bú

Khi trẻ bú, mẹ có thể cảm thấy núm vú bị đau trong một thời gian ngắn. Cảm giác đau sẽ biến mất sau khoảng vài giây. Mặt khác, nếu em bé của bạn ngậm không đúng cách, cơn đau sẽ còn kéo dài suốt quá trình bú. Bên cạnh cảm giác buốt như kim châm, nhũ hoa cũng có thể nứt và chảy máu. Khi con bạn ngừng bú, các triệu chứng này cũng đồng thời thuyên giảm.

Quần áo

Một chiếc áo sơ mi, một chiếc áo ngực, ... đều có thể cọ xát vào đầu ti và gây ra kích ứng da. Đặc biệt, với các chuyển động có chu kỳ lặp lại, ma sát quá nhiều thậm chí khiến cho núm vú của bạn đau vì chảy máu.

Tình trạng da

Đau nhức cùng với phát ban, ngứa nhũ hoa và sưng tấy quanh đầu ti có thể là dấu hiệu của bệnh viêm da. Thể chất dị ứng hoặc các chất kích ứng đến từ môi trường xung quanh đã gây ra tình trạng này. Trong đó, 2 trường hợp phổ biến được biết đến như sau:

  • Bệnh chàm (Eczema) là kết quả của khô da, vấn đề di truyền hoặc hệ thống miễn dịch. Ngoài các biểu hiện chung nói trên, còn xuất hiện thêm các mụn nước li ti.
  • Viêm da tiếp xúc kích ứng: Xảy ra khi cơ thể tiếp xúc với các chất như xà phòng, hóa chất, hoa, nước bọt,... tạo nên các phản ứng viêm không đặc hiệu.

Hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS)

PMS là một tình trạng ảnh hưởng đến cảm xúc, sức khỏe thể chất, hành vi của phụ nữ trong những ngày nhất định của chu kỳ kinh. Đây là một vấn đề rất phổ biến, chiếm tới hơn 90% số phụ nữ đang ở độ tuổi có kinh nguyệt. Các triệu chứng thường bắt đầu từ ngày 5 - 11 trước khi hành kinh và biến mất sau khi có kinh. Những yếu tố nguy cơ có thể kể đến như tiền sử trầm cảm, chấn thương tinh thần hoặc thể chất, lạm dụng chất kích thích, ... Sự gia tăng của các hormon estrogen và progesteron trong thời kỳ này khiến cho tâm trạng thay đổi, lo lắng và cáu kỉnh.

Ngoài ra, steroid buồng trứng cùng serotonin cũng đóng góp một phần. Ngoài mệt mỏi, nhạy cảm, đau căng ngực và núm ti có phần giống với mang thai thì chướng bụng, thèm ăn đồ ngọt, phiền muộn, ... cũng là những triệu chứng khá đặc trưng của hội chứng này.

Nguyên nhân khiến bạn đau núm ti do các bệnh lí khác Nguyên nhân khiến bạn đau núm ti do các bệnh lí khác

Nhiễm trùng

Đau núm vú dữ dội có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng. Viêm vú là tình trạng nhiễm trùng các ống dẫn sữa do sự phát triển gây tắc của vi khuẩn. Tuy bệnh này có khả năng xảy ra ở các thời điểm khác nhau của cuộc đời, song thời kỳ cho con bú vẫn là phổ biến nhất. Các triệu chứng nhiễm trùng khác như sốt trên 38,3 độ, ớn lạnh, sưng nóng ngực, đỏ hoặc vệt đỏ trên vú, ...

Bên cạnh đó, tưa miệng cũng là một loại bệnh thường gặp nếu mẹ đang cho con bú. Nguyên nhân là do sự có mặt và phát triển quá mức của một loại nấm men có tên Candida albicans trên vú của bạn. Điều này khiến cho núm ti có cảm giác đau, bỏng rát, những vị trí da xung quanh khô ráp và bong tróc.

Ung thư vú

Bất kỳ cơn đau nào ở vú cũng dễ khiến bạn lo lắng về căn bệnh ung thư. Mặc dù, đau đầu nhũ hoa có thể là một dấu hiệu của tình trạng này nhưng nó hiếm khi đóng vai trò như một triệu chứng chính. Bạn phần nhiều là đang có một khối u không gây đau bên trong vú. Một số triệu chứng nổi bật khác của ung thư như núm vú quay vào trong, đỏ hoặc da đóng vảy trên vú hoặc núm ti, tiết dịch từ đầu ti mà không phải sữa mẹ, sưng hạch bạch huyết dưới cánh tay, ...

Bệnh Paget

Tỷ lệ đau núm vú của bệnh Paget là rất thấp. Đây là một căn bệnh ung thư hiếm gặp, chiếm 1 - 4% số người bị ung thư vú. Tình trạng bệnh này thường chỉ ảnh hưởng đến một bên vú. Biểu hiện giống như viêm da, bong tróc, ngứa hoặc đau 1 bên nhũ hoa bên phải hoặc bên trái.

Ngoài ra, bệnh Paget cũng có khả năng gây ra các triệu chứng khác được biết đến như sau:

  • Núm vú phẳng hoặc quay vào trong.
  • Khối u trong vú.
  • Da vùng vú dày.
  • Dịch vàng hoặc máu tiết ra từ núm ti.

Bị đau đầu ti nên làm gì?

Sau đây là một số biện pháp xử lý đơn giản khi đau núm vú tương ứng với những nguyên nhân được nhắc đến ở trên:

Do mang thai

Lựa chọn và sử dụng những chiếc áo ngực thoải mái giúp giảm thiểu ma sát. Đồng thời giữ cho bộ ngực được nâng đỡ nhiều nhất có thể khi liên tục thay đổi kích thước. Chườm nóng hoặc lạnh cũng khiến cho cảm giác đau đầu ti dịu đi đáng kể. Cuối cùng, liên hệ ngay với bác sĩ nếu cơn đau trở nên dữ dội và dai dẳng.

Bị đau đầu ti nên làm gì? Bị đau đầu ti nên làm gì?

Do quần áo

Hãy mang cho mình một chiếc áo sơ mi hoặc một chiếc áo ngực vừa vặn. Dùng băng không thấm nước hoặc miếng bảo vệ núm vú trước khi cần vận động như chạy bộ để tránh ma sát. Khi các vết nứt nẻ gây đau nhức, có thể sử dụng thuốc mỡ kháng sinh. Sau đó, che núm vú bằng gạc vô trùng.

Do hội chứng tiền kinh nguyệt

Trước những ngày dự tính diễn ra chu kỳ kinh nguyệt, một số biện pháp dưới đây có thể giúp bạn giảm nhẹ biểu hiện của hội chứng này:

  • Uống nhiều nước để giảm trướng bụng.
  • Ăn nhiều trái cây, rau quả, giảm lượng đường, muối, caffein và rượu.
  • Uống bổ sung các vitamin như vitamin D, B6, acid folic, calci, magie, ... để giảm chuột rút và cải thiện tâm trạng.
  • Ngủ ít nhất 8 giờ để hạn chế mệt mỏi.
  • Tập thể dục để nâng cao sức khỏe tinh thần và giảm đầy hơi.

Do việc cho con bú

Để làm nhẹ bớt cảm giác đau đem lại do cho con bú, các mẹ có thể thực hiện một số biện pháp dưới đây:

  • Nhẹ nhàng vắt ra một vài giọt sữa, thoa lên núm ti để làm mềm chúng trước khi để trẻ bú.
  • Bôi vài giọt dầu dưỡng hoặc thuốc mỡ như lanolin lên núm vú.
  • Giữ cho nhũ hoa luôn khô thoáng sau mỗi lần cho bú. Thay miếng lót ngực thường xuyên.
  • Sử dụng những chiếc áo ngực mềm mại và vừa vặn để tránh sự cọ xát.
  • Thử các tư thế cho bú khác nhau cho đến khi cả bạn và con đều cảm thấy thoải mái.

Do tình trạng da, nhiễm trùng, ung thư vú và bệnh Paget

Liên hệ ngay với bác sĩ nếu bạn gặp triệu chứng của các tình trạng nói trên để có những xử trí kịp thời.

Ngực căng đau do có thai xuất hiện khi nào?

Như đã đề cập, ngực đau căng là một trong các biểu hiện đầu tiên của mang thai. Triệu chứng này xuất hiện sớm nhất vào khoảng tuần thứ 3 hoặc 4 của thai kỳ, tức là sau khi thụ thai 1 - 2 tuần. Cảm giác nhói đau lên đến đỉnh điểm trong 3 tháng đầu mang thai là do tràn ngập sự tăng tiết hormon trong cơ thể. Các nội tiết tố này nhanh chóng hoạt động, thúc đẩy lưu lượng máu và khiến cho ngực của bạn căng lên bởi thay đổi kích thước. Đây là một tình trạng hết sức bình thường đối với mỗi bà mẹ mang thai.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.