Bí quyết cải thiện rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Posted on 03/08/2022

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ là bệnh thường gặp và có thể khỏi nếu chăm sóc hợp lý. Tuy nhiên nếu chủ quan, để lâu có thể dẫn đến nhiều nguy hiểm. Bài viết sau của Eco Pharmalife sẽ cung cấp đầy đủ thông tin cho bạn về những vấn đề này.

Nguyên nhân gây rối loạn tiêu hoá trẻ em

Chế độ ăn không đảm bảo vệ sinh

Đây là một trong những nguyên nhân chủ yéu gây rối loạn tiêu hoá trẻ em. Khi bé ăn phải những thực phẩm hết hạn hoặc không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm như nước ô nhiễm, đồ ôi thiu, … Vì các thực phẩm này không đảm bảo được độ ổn định cũng như độ nhiễm khuẩn nên có thể chứa nhiều vi sinh vật gây bệnh. Cũng có thể một vài chất có trong thành phần đã chuyển thành chất độc cho hệ tiêu hóa. Đó là lý do khiến bé bị rối loạn tiêu hoá.

Thói quen ăn uống

Với những bé có thói quen ăn uống không đúng giờ, hay ăn nhiều những thực phẩm khó tiêu như thịt, nước ngọt, dầu mỡ, … cũng dễ khiến trẻ bị rối loạn tiêu hoá.  Do những chất khó tiêu này sẽ bị giữ lại trong lòng dạ dày, lên men và sinh ra khí khiến bé bị đầy, trướng bụng cùng các biểu hiện khác của rối loạn tiêu hóa.

rối loạn tiêu hóa ở trẻ Bé bị rối loạn tiêu hóa do ăn uống

Dùng thuốc kháng sinh

Thường gặp ở những bé phải dùng thuốc kháng sinh để điều trị các bệnh viêm nhiễm. Khi kháng sinh đi vào cơ thể ngoài việc diệt các vi khuẩn có hại thì còn làm giảm cả vi khuẩn có lợi. Nếu như lượng vi khuẩn có lợi ở hệ tiêu hóa của bé bị diệt nhiều thì có thể dẫn đến việc trẻ rối loạn tiêu hoá.

Vì vậy, chỉ nên cho bé dùng kháng sinh khi thật sự cần thiết và không được lạm dụng.

Thiếu enzym tiêu hóa

Có 3 loại enzym tiêu hóa quan trọng gồm: Protease phân hủy protein, lipase phân hủy các chất béo và amylase phân hủy tinh bột. Nếu vì nguyên nhân bất kì nào đó mà lượng enzym tiết ra không đủ để tiêu hóa hết đồ ăn như là do hệ tiêu hóa của bé đang trong quá trình hoàn thiện. Đồ ăn không tiêu hóa hết làm bé bị trướng bụng, khó tiêu và các biểu hiện rối loạn tiêu hóa khác.

Thiếu enzym lactose

Lactase – enzym để phân hủy đường lactose, loại đường thường có trong các sản phẩm từ sữa. Nếu cơ thể không sản xuất đủ enzym này do một vài lí do như thiếu lactose bẩm sinh, bệnh Crohn, bệnh Caliac, …. Làm cho các sản phẩm nguồn gốc từ sữa không thể hấp thu hết. Lượng dư này gặp vi khuẩn ở lòng ruột và gây tiêu chảy, ợ hơi cùng những triệu chứng khác của rối loạn tiêu hóa.

Dị ứng đồ ăn

Bệnh rối loạn tiêu hoá ở trẻ em cũng có thể do bé bị dị ứng với đồ ăn. Như ở những bé bị dị ứng với thành phần chất đạm ở trong sữa bò. Nếu như uống phải, sẽ kích thích cơ thể tiết ra kháng thể IgE. Sự có mặt của kháng thể này làm kích thích một số chất trung gian hóa học như histamin gây ra phản ứng dị ứng. Biểu hiện có thể là bé bị nổi mẩn, sưng mí mắt, môi, phát ban, tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa, …

Tâm trạng lo lắng

Khi bé bị lo lắng, não bộ có thể nhận được tín hiệu mà làm giảm bài tiết các enzym tiêu hóa cần thiết. Vì vậy có thể gây nên tình trạng rối loạn tiêu hóa ở bé.

Bệnh lý tại đường ruột

Các bệnh lý tại đường ruột như viêm đại tràng, tắc ruột, viêm dạ dày, … có thể tác động tới hệ tiêu hóa và làm bé bị rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý đường ruột Rối loạn tiêu hóa do bệnh lý đường ruột

Liệt dạ dày

Khiến cho dạ dày không thể làm rỗng đúng cách do không thể co bóp nhịp nhàng lúc tiêu hóa thức ăn. Từ đó làm cho bé thấy đầy bụng, buồn nôn và các biểu hiện của rối loạn tiêu hoá.

Tắc ruột

Khi bé bị tắc ruột, thức ăn không thể qua ruột được nên bé bị đầy hơi, không thể đại tiện. Nếu không chú ý để điều trị kịp thời có thể làm “chết” các tế bào trong hệ tiêu hóa.

Hội chứng Zollinger – Ellison (ES)

Đây là một hội chứng hiếm gặp ở đường tiêu hóa. Cơ thể bé có thể hình thành 1 hoặc nhiều khối u ở ruột non, tuyến tụy. Các khối u này sẽ tiết ra Gastrin và từ đó làm tăng sản xuất dịch vị quá mức. Dẫn đến đầy hơi, nôn và ợ hơi. Nặng hơn có thể gây ra tình trạng loét dạ dày và nôn ra máu.

Bệnh lý khác

Khi bé mắc phải một số bệnh lý khác như viêm mũi họng, viêm tai giữa, viêm phổi thì sẽ sinh ra đờm. Trong đờm có chứa một số lượng vi khuẩn, nếu bé không nhổ khạc ra mà nuốt phải thì dễ dẫn đến nhiễm khuẩn đường ruột. Từ đó làm bé bị rối loạn tiêu hóa.

Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em Rối loạn tiêu hóa ở trẻ em

Nhiễm Covid – 19

Mặc dù chưa rõ nguyên nhân cụ thể, nhưng một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng với những người bị mắc covid – 19 thì thường kèm theo các triệu chứng của rối loạn tiêu hóa như nôn mửa, đau bụng, buồn nôn, chán ăn. Các biểu hiện rối loạn tiêu hóa có thể xảy ra trước cả khi phát hiện tình trạng bất thường ở phổi.

Dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở trẻ

Triệu chứng rối loạn tiêu hoá ở trẻ có thể khác nhau tùy vào độ tuổi, sức đề kháng và hoàn cảnh môi trường sống của mỗi trẻ. Bài viết này của Eco Pharmalife sẽ chỉ ra một số triệu chứng thường gặp phải.

Nôn trớ

Do hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển hoàn thiện, nên có thể dễ dẫn đến nôn trớ. Tuy nhiên nếu triệu chứng này kéo dài lâu ngày kèm theo bé quấy khóc, không chịu ăn thì bố mẹ cần nghĩ ngay tới dấu hiệu rối loạn tiêu hoá ở trẻ sơ sinh.

Tiêu chảy

Khi bé bị đi ngoài ra phân lỏng và hơn 3 lần/ngày thì có thể là dấu hiệu trẻ bị rối loạn tiêu hoá. Nếu bé bị tiêu chảy kéo dài có thể làm mất nước, điện giải vì thế cần bổ sung nước và điện giải cho bé.

Táo bón

Ngoài việc bé bị tiêu chảy thì bé cũng có thể gặp phải tình trạng táo bón. Hoặc đôi khi là tình trạng tiêu chảy và táo bón xen kẽ nhau. Bố mẹ cần chú ý để có thể đưa bé đi khám kịp thời.

Táo bón rối loạn tiêu hóa Táo bón - dấu hiệu rối loạn tiêu hóa

Trướng bụng

Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa, có thể dẫn đến ứ đọng thức ăn không tiêu hóa hết, làm đầy hơi, khó chịu và căng bụng.

Ợ hơi, ợ nóng

Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa, hệ tiêu hóa của bé sẽ hoạt động kém hơn. Gây ra tình trạng chán ăn, không buồn ăn, trướng bụng, đầy hơi. Trẻ bị đầy hơi sẽ đánh hơi và ợ hợi liên tục. Với những bé có triệu chứng này thường xuyên thì khả năng rất cao là bé đang bị rối loạn tiêu hóa.

Ngoài ra, cũng có thể có thêm một vài triệu chứng khác như quấy khóc, đau bụng, bú kém, … Nếu tình trạng nặng hơn có thể làm bé mệt mỏi, sút cân nhanh chóng và đi ngoài ra máu.

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá phải làm sao?

Thường thì bố mẹ sẽ rất lo lắng nếu con có các biểu hiện như trên và đặt ra câu hỏi cần làm gì khi bé bị rối loạn tiêu hoá. Tuy nhiên bố mẹ cần bình tĩnh, không mua và cho bé sử dụng thuốc linh tinh khi chưa có chỉ định của bác sỹ. Bố mẹ cũng cần tìm hiểu để biết nguyên nhân từ đó có thể thay đổi chế độ ăn cho bé giúp cải thiện một phần tình trạng bệnh.

Bố mẹ có thể bổ sung cho bé các sản phẩm chứa men vi sinh, cho bé ăn nhiều chất xơ, chất giàu vitamin như trái cây, rau củ và cần tìm nguồn đảm bảo vệ sinh. Không để bé căng thẳng, mệt mỏi cũng là cách giảm các triệu chứng rối loạn tiêu hóa.

Cách chăm sóc và điều trị rối loạn tiêu hoá ở trẻ em

Với các bé bị rối loạn tiêu hóa, khi chăm sóc và điều trị cho bé, bố mẹ cần để ý và thay đổi chế độ ăn hàng ngày phù hợp, giúp bé dễ tiêu hóa hơn. Eco Pharmalife gợi ý cho bố mẹ một số cách sau đây.

Với bé đang ăn dặm

Cần cho bé ăn theo nguyên tắc từ thức ăn lỏng đến đặc, bắt đầu một lượng ít trước và tăng lên dần dần. Mẹ cũng cần cho bé từ từ làm quen với các loại thực phẩm.

Về chế độ ăn

  • Cho bé ăn chín uống sôi, cân đối dinh dưỡng trong những bữa ăn của bé.
  • Khuyến khích trẻ uống nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và các thực phẩm dễ tiêu hóa như thăn lơn, thịt gà, gạo tẻ, khoai tây, …
  • Bổ sung các thực phẩm chứa nhiều chất xơ, vitamin cho bé
  • Hạn chế cho bé ăn các loại thực phẩm khó tiêu hóa như đậu, giá, cải bắp, ... và các loại trái cây mận, lê, đào.
  • Không cho bé ăn các thực ăn nóng, cay, dầu mỡ, nguồn gốc không rõ ràng.

Ngoài ra mẹ cũng nên cho bé sử dụng thêm các loại men vi sinh, bổ sung lợi khuẩn cho đường tiêu hóa. Các lợi khuẩn này sẽ cạnh tranh với các vi khuẩn gây hại và tiêu diệt chúng. Và cần chú ý phải sử dụng các nguồn thực phẩm đảm bảo vệ sinh, không cho bé dùng đồ ăn ôi thiu, quá hạn. 

Chế độ ăn ở trẻ rối loạn tiêu hóa Chế độ ăn ở trẻ rối loạn tiêu hóa

Về sinh hoạt

  • Nếu bé bị rối loạn tiêu hóa, bố mẹ cần chú ý tẩy giun cho con định kỳ.
  • Thường xuyên vệ sinh thân thể và giữ cho môi trường xung quanh bé luôn sạch sẽ.
  • Có thể sử dụng kèm oresol để bổ sung thêm nước và điện giải ở những bé bị tiêu chảy, nôn nhiều.
  • Nếu như bé vẫn không thuyên giảm và có triệu chứng nặng hơn hoặc kèm theo biến chứng, cần đưa bé đến gặp bác sỹ để được khám và điều trị kịp thời.
  • Tuyệt đối bạn không được tự ý cho trẻ dùng thuốc.

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-bi-tieu-chay-nen-an-chao-gi/

Phòng tránh bệnh rối loạn tiêu hoá ở trẻ em

Với bé sơ sinh, mẹ cho bé bú hoàn toàn trong 6 tháng đầu vì trong sữa mẹ có nhiều chất giúp tăng sức đề kháng cho trẻ. Với các bé nghi ngờ hoặc đã được chẩn đoán là thiếu enzym lactase cần hạn chế cho bé sử dụng các sản phẩm từ sữa.

Trong trường hợp bé thiếu các enzym tiêu hóa cũng có thể sử dụng các sản phẩm để bổ sung enzym. Tuy nhiên cần xin ý kiến bác sỹ hoặc phải được bác sĩ chỉ định. Không sử dụng thuốc kháng sinh tự ý, lạm dụng tránh tình trạng mất cân bằng giữa lợi khuẩn và hại khuẩn. Ăn đồ ăn thanh đạm, bổ sung nhiều vitamin, chất xơ, rau xanh giúp tiêu hóa tốt hơn. Hạn chế ăn đồ dầu, cay, nóng và các thức ăn khó tiêu như giá, đậu, cải bắp.

Rối loạn tiêu hóa bổ sung lợi khuẩn Phòng ngừa rối loạn tiêu hóa

Bổ sung thêm một số sản phẩm như Norikid Plus, Men vi sinh bổ sung lợi khuẩn đường ruột cải thiện táo bón chính hãng Italy. Thành phần có chứa Bacillus coagulans – một loại vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Bên cạnh đó là lysine – acid amin cần thiết cho sự tổng hợp protein nhưng cơ thể không thể tự tổng hợp được.

Ngoài ra còn có cung cấp các loại vitamin cần thiết cho cơ thể như vitamin B6, B3, D3 và A. Công dụng chính là Bổ sung vi khuẩn Probiotic có ích hỗ trợ cân bằng hệ vi sinh đường ruột từ đó giảm nguy cơ rối loạn tiêu hóa. https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-so-sinh-danh-hoi-nhieu-va-thoi-nhung-khong-di-ngoai/

Một số thắc mắc về bệnh rối loạn tiêu hoá ở trẻ em

Ngoài những thông tin ở trên, Eco Pharmalife cũng sẽ giải thích thêm về một vài thắc mắc về bệnh rối loạn tiêu hoá ở trẻ em mà bố mẹ hay quan tâm.

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có nên uống sữa?

“Trẻ bị rối loạn tiêu hoá có nên uống sữa?” chắc chắn là một câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm. Sữa là một sản phẩm chứa nhiều nhóm chất dinh dưỡng và có giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên không hẳn lúc nào việc cho bé uống sữa cũng có lợi.

Mẹ cần biết được nguyên nhân bé bị tiêu hóa để xem xét có nên cho bé uống sữa tiếp không. Nếu bé thiếu enzym lactase hoặc bị dị ứng đạm bò thì không nên cho bé sử dụng, vì bé không thể hấp thụ hoặc sẽ gây ra các phản ứng dị ứng với sữa. 

Rối loạn tiêu hóa nên cho uống sữa? Trẻ bị rối loạn tiêu hóa nên cho uống sữa

Hoặc chọn sữa không chứa lactose. Với bé đang sử dụng kháng sinh thì nên để khoảng thời gian giữa lúc bé uống kháng sinh và sữa xa nhau. Do một số chất có trong kháng sinh như Ca, Fe có thể làm giảm hấp thu sữa. Không nên cho bé sử dụng đồng thời các sản phẩm chứa thành phần dinh dưỡng cao như trứng, hải sản với sữa vì cơ thể bé khó có thể hấp thụ và tiêu hóa hết.

Trẻ sốt và nôn liên tục có phải rối loạn tiêu hoá không?

Trường hợp này cũng cần theo dõi bé còn triệu chứng nào không. Nếu kèm theo nôn trớ, đau hoặc đầy bụng, tiêu chảy, … thì có thể bé đang bị rối loạn tiêu hóa. Cần đưa bé đến cơ sở y tế khám để có thể được chẩn đoán chính xác và điều trị kịp thời.

Trẻ bị rối loạn tiêu hoá bao lâu thì khỏi?

Phụ thuộc vào cơ địa, nguyên nhân gây bệnh và tình trạng của từng bé mà thời gian khỏi bệnh của từng bé sẽ khác nhau. Có thể kéo dài vài ngày đến 2 tuần hoặc cũng có thể lâu hơn. Bình thường bé có thể tự khỏi tuy nhiên nếu không điều trị kịp thời và triệt để có thể để lại nhiều biến chứng.

Hy vọng bài viết này của Eco Pharmalife có thể giúp bố mẹ biết được nguyên nhân và trả lời được câu hỏi “trẻ bị rối loạn tiêu hoá phải làm sao?”. Bố mẹ cần quan tâm và theo dõi con sát sao và đưa bé đi khám kịp thời.

 

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.