Cách khắc phục trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày

Posted on 03/08/2022

Hầu hết tất cả các bậc cha mẹ đều đã gặp phải tình trạng nôn trớ ở trẻ sơ sinh. Nhưng có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày. Bạn đã biết hết các nguyên nhân đó chưa? Bạn đã biết cách giúp làm giảm nôn trớ ở trẻ chưa? Hãy theo dõi bài viết dưới đây của ECO Pharmalife để có thêm những hiểu biết cụ thể hơn về vấn đề này.

Nhận biết nôn trớ ở trẻ sơ sinh

Nôn trớ là biểu hiện phổ biến thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Nôn trớ là hiện tượng đẩy ngược thức ăn ra khỏi dạ dày. Số lượng chất nôn thường có vẻ nhiều hơn so với thực tế ban đầu bé ăn.

Các bậc cha mẹ sẽ cảm thấy khó có thể phân biệt được sự khác nhau giữa nôn trớ và ọc sữa. Cả hai trông có vẻ là giống nhau vì trẻ mới đang ở giai đoạn ăn sữa. Chỉ có thể phân biệt thông qua cách mà chúng xuất hiện.

Nhận biết nôn trớ ở trẻ sơ sinh Nhận biết nôn trớ ở trẻ sơ sinh

  • Ọc sữa là trường hợp trẻ sơ sinh bị trớ sữa thường xảy ra kèm theo ợ hơi và xảy ra thường xuyên nhất ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuổi. Nước dãi sẽ luôn chảy ra từ miệng bé và có màu trắng đục.
  • Nôn thường là hiện tượng trẻ sơ sinh bị trớ nhiều, trẻ bị trớ liên tục. Thức ăn hay sữa lúc nôn sẽ trào ra nhiều, liên tục một cách mạnh mẽ. Hiện tượng này xảy ra là do “trung tâm nôn trớ” của não kích hoạt các cơ gần dạ dày, khiến chúng phải co bóp. Điều này làm cho tất cả thức ăn trong bụng bị đẩy ra ngoài.

Phần nôn ra ở trẻ sơ sinh trông giống như nước bọt màu trắng sữa và có lẫn một ít dịch dạ trong đó. Bé nhà bạn có thể bị sặc, ho hoặc phát ra những tiếng nhỏ trước khi nôn trớ. Đây có thể là dấu hiệu duy nhất để bạn biết mình sẽ phải lấy khăn tắm, khăn xô, vải, xô, chậu - bất cứ thứ gì để chuẩn bị hứng và vệ sinh cho bé.

Ọc sữa thường hay xảy ra ở trẻ sơ sinh và có thể xuất hiện bất cứ lúc nào, nên cha mẹ không cần phải bận tâm nhiều về vấn đề này. Trong trường hợp trẻ sơ sinh bị nôn trớ nếu như chúng có một số vấn đề về tiêu hóa hoặc bị bệnh khác.

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trớ liên tục trong ngày

Việc trẻ bị nôn trớ là một hiện tượng khá phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ trẻ phải lo lắng. Vậy nguyên nhân nào khiến trẻ sơ sinh hay bị nôn trớ?

Trẻ bị khó nuốt

Những đứa trẻ mới sinh ra chúng đều cần có thời gian để học mọi thứ, kể cả việc ăn uống như thế nào. Cùng với việc hay nhè thức ăn, nên trẻ sơ sinh hay trớ sau khi bú. Tình trạng này thường xuất hiện nhiều ở những tháng đầu tiên.

Sau tháng đầu tiên, hiện tượng nôn trớ sẽ giảm dần. Để khắc phục, cha mẹ nên cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ, không nên ăn nhiều vào một bữa. Nhưng nếu bé nhà bạn bị nôn liên tục và nhiều thì hãy nhanh chóng cho bé đến gặp bác sĩ nhi khoa. Vì điều này là dấu hiệu cho thấy có một vấn đề nào đó ngoài việc khó nuốt.

Trào ngược - GERD

Ai cũng có thể bị chứng trào ngược axit - GERD. Ở trẻ sơ sinh, một số bé cũng có hiện tượng bị trào ngược như vậy. Nôn do trào ngược ở trẻ xảy ra khi các cơ phía trên dạ dày quá thư giãn, làm cho thức ăn bị đưa ngược về thực quản. Điều này khiến trẻ sơ sinh trớ sữa ngay sau khi bú. Trào ngược không ảnh hưởng lớn tới trẻ sơ sinh. Tuy nhiên, khi tăng cường hoạt động các cơ dạ dày thì triệu chứng nôn trớ của bé sẽ tự biến mất. Cha mẹ có thể giúp làm hạn chế các cơn nôn do trào ngược ở bé bằng cách:

  • Tránh cho ăn quá nhiều một lúc
  • Cho trẻ ăn ít hơn trong một bữa, nhưng ăn nhiều bữa hơn
  • Thường xuyên cho bé ợ hơi
  • Hãy đỡ bé đứng thẳng người sau khi cho bé bú
  • Cha mẹ cũng có thể làm đặc sữa bằng một lượng nhỏ ngũ cốc dành cho bé. Tuy nhiên trước khi làm điều này cần có sự đồng ý của bác sĩ.

Viêm dạ dày ruột

Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trớ liên tục trong ngày Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh trớ liên tục trong ngày

Viêm dạ dày ruột là bệnh thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Trẻ bị tình trạng này là do dạ dày bị xâm nhập bởi các vi khuẩn có hại. Trẻ sơ sinh thường hay đưa các đồ vật vào miệng, chính hành động này đã tạo ra cơ hội cho vi khuẩn có thể dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ. Hoặc cũng có thể do ăn phải thức ăn chứa vi khuẩn có hại. Bạn sẽ thấy có hiện tượng là trẻ nôn nôn trớ nhiều cho đến khi các chất độc được cơ thể loại bỏ hết.

Nôn trớ thường sẽ dừng sau một vài giờ. Các triệu chứng khác có thể diễn ra trong 4 ngày hoặc lâu hơn:

  • Sổ mũi hoặc tiêu chảy nhẹ
  • Trẻ hay quấy hoặc hay khóc
  • Biếng ăn
  • Xuất hiện cơn co thắt
  • Có thể gây sốt

Sau khi bị nôn trớ kéo dài trẻ có khả năng sẽ bị mất nước, hãy chú ý các dấu hiệu mất nước ở trẻ.

Dị ứng ứng thực phẩm

Một nguyên nhân khác gây nôn trớ ở trẻ sơ sinh chính là dị ứng thực phẩm. Điều này xảy ra khi hệ miễn dịch của cơ thể coi một số loại thực phẩm là mối đe dọa và gây ra những đáp ứng bất thường. Khi bắt đầu cai sữa cho trẻ, cha mẹ nên cho trẻ thử thức ăn mới một cách từ từ để xác định khả năng dị ứng với thực phẩm mới ở trẻ.

Các triệu chứng thường gặp khi bị dị ứng thực phẩm là:

  • Phát ban ngứa
  • Sưng mặt
  • Ngứa bên trong miệng, cổ họng
  • Trẻ bị nôn trớ nhiều sau khi ăn

Sốc phản vệ chính là phản ứng nguy hiểm nhất của dị ứng thực phẩm. Trẻ bị sốc phản vệ sẽ có biểu hiện khó thở và có thể ngất đi. Cha mẹ phải nhanh chóng đưa bé đi cấp cứu khi bé có những biểu hiện bất thường trên.

Cảm cúm

Trẻ sơ sinh dễ bị cảm vì hệ thống miễn dịch của chúng chưa được hoạt động nhiều nên còn non nớt. Nếu như để trẻ ở cùng với những bạn khác đang bị cảm hoặc để những người lớn thỏa sức thơm lên mặt bé thì chúng rất dễ bị cảm cúm. Số lần trẻ sơ sinh bị cảm lạnh có thể lên tới 7 lần trong năm đầu tiên. Khi bị cảm, trong mũi trẻ có quá nhiều chất nhầy khiến chúng bị nghẹt mũi, có thể xảy ra hiện tượng chảy nước mũi xuống cổ họng.

Tình trạng này có khả năng gây ra những cơn ho mạnh, và gây ra nôn mửa ở trẻ sơ sinh. Cũng giống như ở người lớn, trẻ sơ sinh bị cảm là do virus và các triệu chứng sẽ biến mất sau khoảng một tuần.

Không dung nạp sữa

Không dung nạp sữa là nguyên nhân dẫn đến trẻ dễ bị nôn Không dung nạp sữa là nguyên nhân dẫn đến trẻ dễ bị nôn

Không dung nạp sữa ở trẻ sơ sinh là một bệnh hiếm gặp được gọi là galactosemia. Hiện tượng này xảy ra khi trẻ sinh ra mà không có hoặc không đủ enzym lactase trong ruột để có thể phân hủy đường trong sữa. Rất ít trẻ sơ sinh không dung nạp lactose thực sự.

Với những trẻ sinh ra mà không có bất kỳ enzym phân hủy lactose nào là do di truyền từ bố mẹ. Đây là tình trạng không dung nạp lactose nguyên phát. Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ có thể trở nên không dung nạp sữa nếu niêm mạc ruột của chúng bị tổn thương do một số bệnh như viêm dạ dày ruột, hoặc dị ứng hoặc không dung nạp với thực phẩm khác. Đây được gọi là chứng không dung nạp lactose thứ phát và sẽ hết sau khi ruột lành lại, thường trong vài tháng.

Trường hợp này ngoài khiến bé bị nôn trớ sau khi ăn sữa còn gây phát ban, ngứa da. Vì vậy, nếu bé có đang sử dụng bất kỳ loại sản phẩm làm từ sữa nào ngoài sữa mẹ thì hãy kiểm tra thật cẩn thận các thành phần trong chúng. Tuy nhiên, hầu hết trẻ sơ sinh đều được khám sàng lọc về các bệnh hiếm gặp này bằng xét nghiệm máu hoặc nước tiểu ngay sau khi sinh.

Hẹp môn vị

Hẹp môn vị cũng là một trường hợp hiếm mà một số trẻ sinh ra có thể mắc phải. Các bác sĩ thường chẩn đoán bé có bị mắc chứng này không trong vòng vài đầu tiên tuần sau khi sinh. Thức ăn được giữ trong dạ dày cho đến khi chúng được tiêu hóa là nhờ có một van cơ (môn vị) nằm giữa dạ dày và ruột non.

Khi trẻ bị bệnh van cơ này phồng lên ngăn cản không cho thức ăn đến ruột non. Chính hiện tượng này dẫn đến nôn trớ, mất nước và gây giảm cân ở trẻ. Trong trường hợp bé bị hẹp môn vị thì chúng không thể tiêu hóa thức ăn đúng cách nên sẽ luôn có cảm giác đói bụng.

Trẻ sơ sinh bị hẹp môn vị sẽ nôn trớ, đi tiểu ít hơn và đi ngoài cũng ít hơn và sẽ phải khắc phục bằng cách phẫu thuật. Nếu trẻ bị nôn trớ liên tục suốt hơn 12 giờ, cha mẹ phải đưa trẻ đến bác sĩ để xác định rõ nguyên nhân.

Lồng ruột

Lồng ruột là một bệnh hiếm gặp ở ruột, đặc biệt là ở trẻ sơ sinh. Với tỉ lệ cứ có 1200 trẻ sơ sinh thì mới có 1 trẻ có thể mắc chứng lồng ruột và hầu hết thường xảy ra ở trẻ 3 tháng tuổi trở lên. Lồng ruột là một trường hợp nguy hiểm gây nôn trớ nặng. Lồng ruột xảy ra khi một phần ruột của bé bị vi rút tác động lên gây tổn thương hoặc một số vấn đề sức khỏe khác.

Lồng ruột xảy ra khi 1 đoạn ruột chui vào lòng phần ruột khác ở kế cận. Các triệu chứng khác bao gồm:

  • Bé đang nô đùa, đang ăn bình thường bỗng dưng khóc thét lên, bỏ bú, người tím bầm lại. Đây là dấu hiệu đoạn ruột đã lồng vào nhau, sau đó bé có thể ngừng khóc và tiếp tục ăn bình thường
  • Sau đó, khi cơn đau tái phát, bé lại khóc nặng hơn trước, khóc thành từng cơn, cong người, không chịu bú nữa. Lúc này bé sẽ có hiện hiện tượng nôn trớ thức ăn, sữa và có thể có một số dịch màu vàng, xanh
  • Bé sẽ cảm thấy rất mệt mỏi, lả người
  • Một thời gian sau có thể đi ngoài ra máu hoặc có dính các chất nhầy

Nếu bé nhà bạn bị lồng ruột,có thể điều trị bằng cách đẩy 2 đoạn ruột tách nhau ra, đưa chúng về vị trí ban đầu. Điều này giúp bé không bị nôn mửa, đau đớn và các triệu chứng khác. Nếu cách đó không hiệu quả, ta phải phẫu thuật nội soi để chữa lành tình trạng này.

Viêm màng não

Viêm màng não là một bệnh có thể xuất hiện ở bất kỳ ai, nhưng thường xuất hiện nhiều nhất ở trẻ sơ sinh và ở tuổi trưởng thành. Bệnh làm cho các lớp màng bao quanh não và tủy sống bị nhiễm trùng nghiêm trọng.  Viêm màng não nếu để lâu có nguy cơ gây nhiễm độc máu hoặc làm não bị tổn thương và ảnh hưởng đến tính mạng.

Đối với viêm màng não thì nôn trớ chính là biểu hiện đầu tiên xuất hiện, cùng với một số triệu chứng khác:

  • Sốt trên 37,5 °C
  • Chân tay nhức mỏi
  • Đau đầu dữ dội

Trẻ sơ sinh không thể cho chúng ta biết trẻ đang cảm thấy đau đớn, vì vậy hãy để ý những thay đổi trong hành động, cử chỉ của trẻ. Ví dụ, trẻ sơ sinh bị đau đầu thì cha mẹ có thể xoa nhẹ nhàng cho trẻ để chúng cảm thấy thoải mái hơn. Một số triệu chứng khác:

  • Xuất hiện những vết ban đỏ lấm tấm
  • Cổ bị cứng lại
  • Trẻ quấy khóc khi gặp ánh sáng mạnh
  • Trẻ hay buồn ngủ hoặc kém phản xạ

Các triệu chứng của viêm màng não sẽ khiến trẻ có các cơn đau đầu dữ dội, làm bé quấy khóc khó mà dỗ được. Các Quỹ nghiên cứu Viêm màng não khuyến khích mọi người nhanh chóng tìm đến sự giúp đỡ của các nhân viên y tế nếu trẻ có các dấu hiệu đặc trưng của viêm màng não.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều lần trong ngày có nguy hiểm không?

Nôn trớ ở trẻ em là một biểu hiện bình thường, đặc biệt là trong năm đầu tiên sau khi sinh trẻ bị nôn trớ khá nhiều. Và các triệu chứng đó sẽ rất nhanh được cải thiện. Trẻ sơ sinh bị nôn trớ chủ yếu đều không phải do bệnh các nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu trẻ sơ sinh nôn nôn trớ nhiều lần trong ngày hoặc dai dẳng có thể là là dấu hiệu của một số căn bệnh. Thông thường, trẻ sẽ dừng cơn nôn sau khoảng 30 phút đến 1 giờ.

Tuy nhiên, nếu nôn trớ nhiều hoặc kéo dài có thể dẫn tới tình trạng mất nước, điều này nguy hiểm hơn nhiều so với biểu hiện nôn trớ. Nếu không được điều trị sớm, mất nước có nguy cơ đe dọa đến tính mạng.

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều ba mẹ nên làm gì?

Nôn trớ nhiều sẽ khiến trẻ cảm thấy mệt, cha mẹ nên biết một số mẹo giúp bé giảm nôn trớ sau:

Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều ba mẹ nên làm gì? Trẻ sơ sinh bị nôn trớ nhiều ba mẹ nên làm gì?

Cho bé bú đúng cách

Khi bắt đầu cho bé bú, nên cho bé bú bên trái trước. Vì khi đó bé đang đói, lượng sữa trong dạ dày còn ít. Sau đó mới chuyển cho bé bú sang bên phải vì lúc này lượng sữa trong dạ dày cũng nhiều hơn nên bé cần nằm nghiêng trái để tránh hiện tượng trào ngược. Ngoài ra, khi cho bé bú, nên bế bé sao cho phần đầu cao hơn người một chút để sữa dễ dàng chảy xuống ruột. 

Với bé bú bình thì cha mẹ nên cầm bình sữa sao cho phần đầu núm luôn đầy sữa. Nếu phần đầu núm không đầy làm cho bé có thể nuốt khí vào bụng, gây đầy hơi, buồn nôn. Không cho bé bú khi bé đang quấy khóc để tránh hiện tượng bị sặc sữa. Không để bé bú quá no, làm dạ dày căng lên gây buồn nôn ở trẻ. Hãy cho bé ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày.

Không không nên để bé mặc đồ quá chật

Khi bé mặc đồ, hoặc bị quấn tã quá chật sẽ làm chèn ép các cơ ở bụng và ruột của bé càng khiến bé dễ bị nôn trớ, nhất là sau khi ăn. Nên cha mẹ nên cho bé mặc đồ thoải mái, nới lỏng phần bụng để bé có thể tiêu hóa tốt.

Sau khi bú nên để bé đứng thẳng, hạn chế nô đùa sau ăn

Sau khi ăn no, cha mẹ nên bế bé đứng thẳng và vỗ nhẹ lưng để bé tiêu hóa tốt hơn và có thể đẩy được khí trong dạ dày bé ra ngoài để tránh nôn trớ. Cha mẹ cũng không nên để bé cười đùa nhiều, đặc biệt sau khi ăn vì rất dễ khiến bé bị trào ngược, nôn trớ.

Bù nước cho trẻ

Nôn trớ nhiều dẫn đến tình trạng trẻ bị mất nước. Mất nước xảy ra khi cơ thể trẻ mất lượng chất lỏng nhiều hơn so với lượng chúng hấp thụ vào. Mất nước làm thay đổi sự cân bằng giữa muối và đường trong cơ thể, khiến các hoạt động của cơ thể xảy ra không bình thường. Trẻ bị mất nước sẽ có các dấu hiệu sau:

  • Khát nước
  • Nước tiểu có màu vàng đậm và có mùi nồng
  • Chóng mặt
  • Cảm thấy mệt
  • Khô miệng, môi và mắt
  • Nước tiểu trong mỗi lần đi ít hơn và số lần đi tiểu dưới 4 lần mỗi ngày 
  • Thóp của trẻ lõm xuống
  • Bàn tay và bàn chân lạnh, có đốm
  • Mắt trũng sâu

Nếu trẻ có biểu hiện bị mất nước, cha mẹ hãy cho trẻ uống nước nhiều hơn. Tuy nhiên không nên cho trẻ uống nước trái cây và nước có ga vì sẽ làm tăng sự khó chịu nếu bé bị viêm dạ dày ruột.

Trong sữa mẹ có chứa các chất điện giải ngăn chặn sự mất nước, nên nếu bé còn đang bú sữa mẹ thì hãy cho bé bú thường xuyên hơn, chia thành nhiều bữa nhỏ.  Nếu bé đã cai sữa và đang sử dụng sữa công thức, hãy cung cấp cho trẻ loại sữa không chứa lactose. Vì đường lactose có thể khiến bệnh càng trở nên nặng hơn nếu bé bị tiêu chảy.

Khắc phục cho trẻ không dung nạp lactose

Các loại sữa trên thị trường hiện tại thường có chứa loại protein A1, là nguyên nhân của các hiện tượng dị ứng sữa đối với một số trẻ mắc chứng không dung nạp lactose vì không thể tiêu hóa loại protein này. Cha mẹ có thể tham khảo sản phẩm sữa Enlilac Probi Baby 900g Protein A2 cho trẻ 0-12 tháng tuổi

Enlilac Probi Baby 900g Protein A2 - Khắc phục cho trẻ không dung nạp lactose Enlilac Probi Baby 900g Protein A2 - Khắc phục cho trẻ không dung nạp lactose

Sữa Enlilac Probi Baby chứa Protein A2 là một sản phẩm dinh dưỡng cho trẻ nhỏ được cải tiến vượt bậc so với các loại sữa thông thường. A2 protein bao gồm casein và whey, với casein có 2 loại là β-Casein A1 và β-Casein A2 phổ biến nhất.

Protein A2 có cấu trúc gần giống sữa mẹ khi kết hợp với Norikid Plus giúp trẻ dễ dàng tiêu hóa ngay cả khi bé mắc chứng không dung nạp lactose nên được WHO khuyến khích sử dụng cho trẻ hơn các loại sữa thông thường khác. Đa số các trường hợp nôn trớ sẽ mất dần sau khi bé cai sữa mẹ. Ngoài ra, một số phương pháp điều trị khác sẽ phụ thuộc vào nguyên nhân dẫn đến chứng nôn trớ ở trẻ.

Khi nào cần đến gặp bác sĩ?

Những trường hợp mà trẻ nôn trớ và chỉ quấy khóc thì không nhất thiết phải đến gặp bác sĩ. Nếu trẻ bị nôn trớ là do trào ngược hoặc do viêm dạ dày ruột, trẻ sẽ tự hoạt động lại bình thường khi cơn nôn giảm. Nếu trẻ ở trong tình huống này, hãy tự điều trị cho trẻ tại nhà.

Trong trường hợp bé nhà bạn bị nôn trớ kéo dài hơn 12 giờ, bạn phải đưa bé đến gặp bác sĩ ngay. Và nếu như ngoài nôn mửa bé còn có các triệu chứng khác sau đây thì bạn cũng phải nhanh chóng cho bé đến cơ sở y tế gần nhất để bé được khám và chẩn đoán bệnh:

  • Đi ngoài ra máu
  • Ho liên tục và mạnh
  • Trong 3 đến 6 giờ trẻ không có tã ướt
  • Không chịu ăn
  • Các triệu chứng của sự mất nước
  • Chất nôn có màu xanh lá hoặc có máu
  • Chướng bụng, đầy hơi
  • Bị tiêu chảy

Nếu bé nhà bạn khó chịu nghiêm trọng, mềm nhũn người hoặc phản ứng kém hơn bình thường thì hãy đưa bé đến bệnh viện càng sớm càng tốt.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.