Trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy có nguy hiểm không?

Posted on 04/08/2022

Do các bé sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non nớt và nhạy cảm nên có thể sẽ gặp trường hợp trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy. Vậy nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do đâu, mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Eco Pharmalife.

Nguyên nhân trẻ sơ sinh đi ngoài có mùi chua và nhầy

Trẻ không hấp thu được hết các chất dinh dưỡng

Trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa còn non nớt do bé chưa phát triển toàn diện, chính vì vậy cơ thể bé có thể không hấp thu được hoặc khó hấp thu hết các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn uống của mình. Nếu trong sữa bé uống có lượng đường và các chất dinh dưỡng quá dư thừa thì dạ dày của bé sẽ bị kích thích, tăng tiết acid dạ dày làm phân trẻ sơ sinh có mùi chua. Ngoài ra, đường và các chất dinh dưỡng cũng tạo điều kiện cho các vi sinh vật phát triển, tác động đến dạ dày, làm chua phân và bé đi ngoài ra chất nhầy. Bên cạnh đó, trẻ em đi ngoài ra chất nhầy, mùi chua còn có thể do nguyên nhân là do cơ thể bé thiếu enzyme để phân giải đường lactose khi được cho uống sữa công thức. Bất dung nạp lactose khiến đường lactose bị chuyển thành acid lactic gây hại cho hệ tiêu hóa của bé, làm bé đi ngoài có mùi chua, nhầy, trướng bụng, hăm da hậu môn... Hiện tượng bé ăn dặm đi ngoài có mùi chua có thể là do khẩu phần ăn của con chứa lượng tinh bột quá nhiều hoặc tinh bột chưa chín. Chính lượng tinh bột dư thừa này làm hệ tiêu hóa của con bị kích thích, đi ngoài phân chua và nhầy. Tình trạng của phân như vậy cũng có thể do trẻ sơ sinh có hệ tiêu hóa nhạy cảm với các loại thực phẩm gây khó tiêu như trứng, đậu nành, các loại hạt… hoặc trẻ uống sữa mẹ ăn các loại thực phẩm này. Để phòng tránh trẻ sơ sinh bị đi ngoài có chất nhầy, mùi chua do các nguyên nhân trên, mẹ có thể đổi loại sữa không có chứa lactose cho con, cân đối lượng đường, tinh bột và các chất dinh dưỡng trong khẩu phần ăn của bé và mẹ.

Loạn khuẩn và nhiễm khuẩn đường tiêu hóa

Nếu trẻ sống trong môi trường hay được ăn thức ăn không đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ có nguy cơ nhiễm khuẩn đường tiêu hóa do một số loại vi khuẩn như E.coli; Salmonella; Shigella… Biểu hiện trẻ mắc tình trạng nhiễm khuẩn là sốt cao, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, phân có mùi chua và nhầy... Không chỉ vậy, các vi khuẩn khi xâm nhập vào cơ thể bé còn chống lại các lợi khuẩn ở đường ruột, làm mất cân bằng hệ vi sinh trong hệ tiêu hóa dẫn đến việc bé bị tiêu chảy. Ngoài ra, các bé sinh mổ hay vừa trải qua điều trị bằng kháng sinh cũng là các đối tượng có hệ vi sinh đường ruột không cân bằng, làm bé đi ngoài lỏng có mùi chua, nhầy. Tạo cho con một môi trường sống vệ sinh và thức ăn sạch sẽ là cách phòng tránh tốt nhất để mẹ bảo vệ con khỏi sự nhiễm khuẩn. Ngoài ra, nếu bé bị loạn khuẩn đường ruột, cha mẹ có thể cân nhắc dùng các loại men vi sinh để bổ sung lợi khuẩn đường ruột cho bé. [caption id="attachment_3797" align="alignnone" width="950"]nguyên nhân trẻ đi ngoài phân nhầy chua là rối loạn đường tiêu hóa Nhiễm khuẩn đường tiêu hóa là nguyên nhân trẻ đi ngoài phân nhầy chua[/caption]

Do virus khiến bé đi ngoài ra chất nhầy

Virus Rota là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến hiện tượng trẻ đi ngoài ra máu nhầy. Trẻ có thể nhiễm virus rota nếu chạm vào các bề mặt, đồ vật nhiễm virus này. Rota virus có thể gây viêm dạ dày, làm tổn thương lớp nhung mao của ruột, làm giảm hấp thu các chất dinh dưỡng và thức ăn. Bé mắc bệnh này có biểu hiện tiêu chảy nặng, trẻ đi ngoài ra dịch nhầy, chua, phân có màu nâu hay xanh lá, sốt và nôn mửa. Hiện nay chưa có thuốc điều trị Rota virus, chính vì vậy biện pháp phòng tránh tốt nhất là mẹ cần cho con tiêm vắc xin đầy đủ. Tuy nhiên, dù đã cho trẻ tiêm vắc xin rồi thì cha mẹ vẫn cần tuân thủ các nguyên tắc vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm và dọn dẹp nhà cửa thường xuyên để phòng bệnh cho con nhé.

Bệnh xơ nang

Xơ nang (CF) là một bệnh lý di truyền và có thể gây nguy hiểm nếu trẻ sơ sinh mắc phải. Trẻ sơ sinh bị xơ nang có thể có lượng chất nhầy tăng lên do tác dụng phụ của tình trạng này. Trẻ cũng có thể tăng cân kém và chậm phát triển liên quan đến bệnh xơ nang. Dịch tiêu hóa nhầy, đặc tăng lên ở tuyến tụy khiến các enzyme tuyến tụy không đến ruột non để hấp thụ chất dinh dưỡng từ thức ăn được. Điều này dẫn đến các vấn đề ở hệ tiêu hóa, trong đó biểu hiện là phân của bé có mùi chua, trẻ đi ngoài phân nhầy. Nếu bé được chẩn đoán mắc bệnh xơ nang, mẹ cần cho con đi khám định kỳ và tuân thủ điều trị của bác sĩ để bệnh tiến triển tốt.

Lồng ruột

Lồng ruột là tình trạng bệnh lý nghiêm trọng có thể xảy ra khi ruột của trẻ sơ sinh trượt vào nhau, dẫn đến sự tắc nghẽn của thức ăn và các chất lỏng khi đi qua ruột. Do bị lồng ruột, trẻ chỉ thải được chất nhầy đã được bài tiết bên dưới khu vực bị tắc nghẽn. Các triệu chứng khác của lồng ruột bao gồm:

  • Đau bụng
  • Nôn mửa
  • Trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy máu
  • Môn mê hoặc buồn ngủ cực độ

Nếu mẹ thấy con có các biểu hiện trên cần đưa con đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và xử lý kịp thời.

Phân trẻ sơ sinh có mùi chua và nhầy có nguy hiểm không?

Nếu trẻ đi ngoài có mùi chua, nhầy kéo dài vài ngày hay lặp lại nhiều lần trong ngày có thể là dấu hiệu cho thấy con có vấn đề ở hệ tiêu hóa. Không chỉ vậy, nếu mẹ thấy bé đi ngoài lỏng có mùi chua và nhầy thì còn có thể do các nguyên nhân bệnh lý khác như nhiễm khuẩn, virus, lồng ruột… Ngoài ra, nếu tình trạng này kéo dài nhiều lần trong ngày hoăc mất vài ngày, bé bị tiêu chảy và có nguy cơ mất nước nhiều, có thể nguy hiểm tới tính mạng nếu không can thiệp kịp thời. Chính vì vậy, nếu bạn thấy bé đi ngoài nhiều lần có nhầy hay mùi chua thì nên theo dõi và đưa bé đến bác sĩ để được thăm khám và có hướng điều trị tốt nhất.

Các mẹ có thể quan tâm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-so-sinh-di-ngoai-co-bot/

Cách chữa trị khi bé đi ngoài ra chất nhầy và có mùi chua

Điều chỉnh chế độ ăn

Nếu trẻ sơ sinh có chế độ ăn hoàn toàn là sữa mẹ thì mẹ cần chú ý chế độ ăn của mình để đảm bảo nguồn sữa mẹ cung cấp cho con là tốt nhất. Chế độ ăn của mẹ nên có nhiều rau quả, sữa chua, bánh mì,... Đồng thời mẹ nên hạn chế các đồ ăn khó tiêu hóa như đồ ăn nhanh, chiên rán hay các chất kích thích,... Tình trạng phân trẻ có mùi chua lẫn chất nhầy thường gặp vào 2-3 ngày đầu khi trẻ bắt đầu uống sữa công thức, vì lúc này cơ thể con chưa quen với loại sữa mới. Nếu sau đó con vẫn gặp tình trạng này, bạn có thể cân nhắc đổi loại sữa khác phù hợp với con hơn và giúp cơ thể con hấp thu sữa tốt hơn. Ngoài ra, cha mẹ cũng cần kiểm soát lượng chất dinh dưỡng, đường, tinh bột trong chế độ ăn của các bé ăn dặm để tránh tình trạng quá dư thừa, dẫn đến việc cơ thể con không hấp thu hết được, gây chua, nhầy phân.

Bổ sung men vi sinh

[caption id="attachment_3799" align="alignnone" width="950"]trẻ đi ngoài phân nhầy và chua nên bổ sung men vi sinh Bổ sung men vi sinh khi trẻ đi ngoài phân nhầy và chua[/caption] Trường hợp bé đi ngoài phân lỏng có mùi chua vì loạn khuẩn do dùng kháng sinh, bạn có thể bổ sung men vi sinh, men tiêu hóa như Italilactor, lợi khuẩn Norikid Plus,... cho con để làm tăng số lượng lợi khuẩn và cân bằng lại hệ vi sinh cho bé.

Đảm bảo vệ sinh

Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống và khu vực môi trường sống của bé giúp con phòng tránh sự xâm nhập của vi khuẩn và virus gây hại. Mẹ nên chọn thực phẩm an toàn, có nguồn gốc rõ ràng, đảm bảo vệ sinh để tránh nhiễm khuẩn gây ra tình trạng phân trẻ có mùi chua. Ngoài ra, cha mẹ hãy thường xuyên lau dọn, khử khuẩn nhà cửa, đồ dùng, đồ chơi của bé để giảm thiểu tối đa sự xâm nhiễm.

Bù nước và điện giải

Khi bị đi ngoài, bé sẽ bị mất khá nhiều nước. Nếu không được bù nước và điện giải, tình trạng mất nước nghiêm trọng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ và có thể có nguy cơ tử vong. Chính vì vậy, khi bé đi ngoài nhiều lần có nhầy và mùi chua, ngoài tìm hiểu nguyên nhân, mẹ cần phải chú trọng đến việc bù nước và điện giải cho con. Đối với trẻ bú mẹ, mẹ có thể bổ sung nước cho con bằng cách rút ngắn các cữ bú lại và cho con bú nhiều lần một ngày. Đối với các bé uống sữa công thức, mẹ có thể bù nước bằng dung dịch bù điện giải oresol theo hướng dẫn của bác sĩ.

Khi nào bé cần đến gặp bác sĩ?

Tình trạng trẻ đi ngoài có mùi chua, nhầy do thức ăn hay loạn khuẩn có thể được cải thiện sau vài ngày khi đã được thay đổi chế độ ăn và uống men vi sinh, men tiêu hóa. Tuy nhiên, cha mẹ cần đưa bé đến ngay bệnh viện để được các bác sĩ khám, chữa trị cho bé nếu trẻ bị tiêu chảy hơn 3 lần/ngày, phân có mùi chua thối, kèm các biểu hiện:

  • Đi ngoài ra nhầy máu
  • Bé bị mất nước nghiêm trọng (môi khô, khóc không ra nước mắt, tiểu ít…)
  • Bỏ bú
  • Bé sốt, mệt lả
Xem thêm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-so-sinh-di-ngoai-may-lan-mot-ngay/

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.