Kinh nghiệm chữa trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu và chất nhầy

Posted on 04/08/2022

Hệ thống tiêu hóa ở trẻ sơ sinh còn non nên rất dễ bị tổn thương. Vì vậy, có khá nhiều trẻ sơ sinh đi ngoài có nhầy và máu, khiến các mẹ rất lo lắng nhưng không biết phải làm sao. Hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu nguyên nhân và cách khắc phục cho trẻ qua bài viết dưới đây.

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu là do đâu?

Trẻ sơ sinh đi ngoài ra sợi máu là một trong những vấn đề nguy hiểm mà các mẹ cần phải đặc biệt chú ý. Hãy đưa bé đi gặp bác sĩ để có thể được chẩn đoán và điều trị kịp thời. Trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu có nhiều nguyên nhân, bao gồm các nguyên nhân về sinh lý và cả bệnh lý.

Nguyên nhân sinh lý làm bé đi ngoài có sợi máu

Thiếu vitamin K

Nếu trẻ bị thiếu hụt vitamin K, sẽ làm cho máu khó đông dẫn đến xuất huyết trong cơ thể và khiến trẻ đi ngoài có dính máu. Đây là một nguyên nhân nguy hiểm, có thể ảnh hưởng đến tính mạng nên cần phải được chẩn đoán và điều trị sớm. Phần lớn trẻ sơ sinh dưới 6 tháng tuổi đều dễ bị thiếu hụt vitamin K do chủ yếu bú sữa mẹ nên đây là nguyên nhân thường thấy ở trẻ sơ sinh.

Vì lượng vitamin K trong sữa mẹ chỉ từ 2-15 microgam/lit nên thường không đủ để dự trữ trong cơ thể trẻ, dễ dẫn tới tình trạng trẻ đi ngoài ra máu tươi. Để khắc phục tình trạng này cần bổ sung thêm vitamin K trong phần ăn của mẹ và bé.

Trẻ bị dị ứng

 nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu nhầy là trẻ bị dị ứng Dị ứng nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu nhầy

Hệ tiêu hóa của trẻ sơ sinh khá nhạy cảm nên có thể dễ bị dị ứng với một số loại thực phẩm. Nếu để ý, ta có thể phát hiện trẻ đi ngoài có chất nhầy và máu mỗi khi ăn phải các loại thức ăn bị dị ứng. Nhờ đó mà có mẹ có thể tránh cho bé ăn phải những loại thực phẩm như vậy.

Tuy nhiên trẻ có thể bị dị ứng ngay với sữa mẹ hoặc các loại sữa công thức đang sử dụng nhưng không thường xuyên. Nếu như không chắc chắn, bạn hãy đưa bé tới gặp bác sĩ. Bác sĩ sẽ tiến hành làm một vài xét nghiệm để xác định dị ứng ở trẻ. Dị ứng cũng là một nguyên nhân khá nguy hiểm.

Nếu không được phát hiện kịp thời có thể gây sốc phản vệ, ảnh hưởng tới tính mạng. Mẹ cần thay đổi chế độ ăn hoặc thay đổi loại sữa công thức đang sử dụng để tránh gây ra tình trạng này ở trẻ.

Chảy máu đường tiêu hóa

Trẻ sơ sinh đi ngoài có sợi đen có thể chẩn đoán một bộ phận nào đó trong hệ tiêu hóa (ruột, dạ dày, thực quản, cổ họng) của bé đang bị chảy máu. Khi một trong các bộ phận đó bị chảy máu thì máu sẽ đi xuống theo thức ăn và được thải ra ngoài cùng phân. Xuất huyết đường tiêu hóa có thể xảy ra sau khi trẻ bị nghẹt mũi hoặc có thể do bị nhiễm trùng hay một số bệnh tiêu hóa khác.

Tuy nhiên, nguyên nhân này khá ít gặp nếu có thì thường là do các bệnh lý bên trong gây ra. Nhưng nếu trẻ gặp phải trường hợp này cần phải tới gặp bác sĩ ngay để kịp thời điều trị.

Táo bón

Một số trẻ sơ sinh bị khó đi ngoài do chế độ ăn không khoa học từ mẹ. Bị táo bón khiến bé đi ngoài có sợi máu ở phân hoặc bên ngoài lỗ hậu môn, do gây ra vết rách nhỏ. Trường hợp này còn được gọi là chứng rò hậu môn.

Nguyên nhân này không quá nguy hiểm và có thể tự lành lại sau một thời gian. Tuy nhiên, nó gây ra vết thương hở ở vùng có khả năng tiếp xúc với nhiều vi khuẩn nên cũng có thể bị nhiễm trùng nhưng tỷ lệ không cao. Mẹ có thể tham khảo một số loại kem bôi cho bé nhanh lành vết thương và giảm đau.

Đồng thời mẹ và bé cũng nên thay đổi chế độ ăn lành mạnh, nhiều chất xơ, ít ăn đồ cay nóng, khó tiêu.

Máu trong sữa mẹ

Trong một số trường hợp, mẹ đang cho con bú có núm vú bị nứt hoặc bị thương khiến sữa mẹ chứa máu. Nếu bé nuốt phải những giọt sữa có chứa máu đó sẽ làm cho phân của bé có chứa những vệt máu mờ hoặc làm cho toàn bộ phân có màu đỏ. Việc trẻ nuốt phải máu trong sữa mẹ không quá nguy hiểm.

Tuy nhiên nếu mẹ đang bị HIV, viêm gan, giang mai thì hãy gặp bác sĩ để có được những lời khuyên về những rủi ro có thể xảy ra đối với trẻ. Nếu sữa mẹ có máu hãy tìm nguyên nhân vì sao xảy ra hiện tượng này để kịp thời khắc phục.

Bất kỳ vết thương nào ở núm vú cũng có thể gây khó khăn trong việc cho con bú và gây nhiễm trùng nếu không được xử lý kịp thời.

Các mẹ có thể quan tâm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-so-sinh-di-ngoai-co-bot/

Nguyên nhân bệnh lý trẻ đi ngoài ra dịch nhầy lẫn máu

Bệnh kiết lỵ

Bệnh kiết lỵ là một bệnh lý thường gặp ở các trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra máu. Nguyên nhân dẫn tới bệnh này là do hệ thống tiêu hóa đường ruột của trẻ bị virus, vi khuẩn, ký sinh trùng hay động vật nguyên sinh tấn công. Trực khuẩn Shigella và amip Entamoeba histolytica hai loại vi khuẩn thường gặp nhất ở bệnh kiết lỵ.

Ngoài triệu chứng đi ngoài ra máu, ta cũng có thể thấy một số biểu hiện khác như đi ngoài ra dịch nhầy lẫn máu, bọt hơi, đi đại tiện nhiều lần trong ngày (từ 4 lần trở lên), trẻ hay quấy khóc khi đi ngoài do hậu môn bị đau.

Đối với những trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu do kiết lỵ cần phải đưa đến gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời bằng kháng sinh, để đề phòng các biến chứng nghiêm trọng.

Polyp đại – trực tràng

Polyp đại - trực tràng là bệnh lý phổ biến ở người lớn. Tuy nhiên, đôi khi ta cũng sẽ gặp phải bệnh này ở trẻ em. Những trẻ béo phì, thường ăn ít chất xơ, ăn nhiều chất béo và có thói quen ăn thịt đỏ có khả năng mắc polyp đại trực tràng cao hơn.

Trẻ sơ sinh bị đi ngoài ra máu là một trong những biểu hiện thường thấy của bệnh. Polyp do niêm mạc đại trực tràng sinh trưởng vượt mức tạo ra. Chúng hình thành những khối u nằm bên trong đại trực tràng. Điều này gây ra những kích ứng, viêm và dẫn đến chảy máu nếu polyp có mặt ở lớp lót đại trực tràng. Biến chứng nặng nhất của bệnh này có thể gây ra tắc ruột ở trẻ nếu không được kiểm soát tốt.

Khi trẻ được chẩn đoán mắc polyp đại trực tràng, cần được điều trị kịp thời theo khuyến nghị của bác sĩ. Đây là bệnh khá nguy hiểm, cần được phát hiện và điều trị sớm để tránh gây biến chứng nặng hơn. Các polyp nếu không được cắt bỏ sớm, khả năng cao dẫn đến ác tính và gây ung thư.

Lồng ruột cấp tính

Lồng ruột là bệnh lý thường hay gặp ở trẻ sơ sinh và và trẻ nhỏ. Khi trẻ gặp phải tình trạng này, một phần đoạn ruột sẽ bị lộn ngược và lồng vào trong một đoạn ruột khác cạnh nó. Khi đó các mạch máu ở đoạn ruột đó cũng bị cuốn theo dẫn đến tắc mạch máu, tắc ruột, gây tổn thương ruột và có thể khiến chảy máu đường ruột. Hiện tượng này có thể làm cho trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu tươi.

Lồng ruột là một nguyên nhân tương đối nguy hiểm. Nếu không được can thiệp kịp thời, đoạn ruột này có khả năng bị hoại tử, gây viêm phúc mạc, nhiễm trùng máu và đe dọa tính mạng.

Thương hàn

 nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu là thương hàn Thương hàn là nguyên nhân khiến trẻ đi ngoài ra máu

Vi khuẩn Salmonella Typhi là nguyên nhân chính gây nên bệnh thương hàn. Chúng có thể sinh sống và phát triển ở đường ruột, gây nhiễm trùng hệ tiêu hóa. Các triệu chứng thường thấy ở trẻ khi mắc bệnh như: sốt cao, tiêu chảy (phân có dính máu), và hay đổ mồ hôi bất thường.

Thương hàn là một bệnh lý nguy hiểm cần được chẩn đoán và điều trị sớm bằng kháng sinh. Nếu không có kháng sinh, tỷ lệ tử vong khi mắc thương hàn là khoảng 12% và chủ yếu là người già, trẻ sơ sinh và người suy dinh dưỡng.

Tuy nhiên, mẹ không được tự ý cho bé sử dụng kháng sinh tại nhà, cần phải được kê đơn và tuân thủ theo đơn của bác sĩ.

Bệnh Crohn

Crohn là bệnh lý có khả năng di truyền liên quan đến viêm đường ruột. Bệnh làm tổn thương các nhu mô ruột, khiến chúng giảm khả năng hấp thu chất dinh dưỡng. Từ đó có thể gây suy dinh dưỡng nặng nếu không được chữa trị kịp thời. Nếu để lâu, các mô ruột bị hoại tử, gây nhiễm trùng đường tiêu hóa làm làm cho bé đi ngoài ra máu tươi.

Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường có ít triệu chứng hơn người lớn. Dễ thấy nhất có thể là trẻ chán ăn, sụt cân và sốt. Nếu như trẻ được chẩn đoán mắc bệnh crohn thì phần lớn không được chữa khỏi hoàn toàn mà cần phải được điều trị liên tục.

Tuy nhiên với phương pháp hợp lý có thể đảm bảo được các chức năng đường ruột hoạt động bình thường.

Các mẹ có thể quan tâm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-di-ngoai-co-chat-nhay-mau-nau/

Cách chữa trẻ đi ngoài ra máu tại nhà

Không có một cách chữa trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu chung nào. Tùy vào từng nguyên nhân sẽ có một hương pháp điều trị riêng và có một số trường hợp có thể tự khỏi hoặc khắc phục tại nhà như táo bón nhẹ, nứt hậu môn hay do nguyên nhân từ sữa mẹ dính máu. Tuy nhiên, trẻ sơ sinh rất dễ bị nhiễm trùng nên cần phải phát hiện kịp thời để tìm cách khắc phục nhanh nhất.

Do thiếu vitamin K

Với nguyên nhân do thiếu vitamin K, thì mẹ nên bổ sung thêm nhiều thực phẩm giàu vitamin K (cải xoăn, bắp cải, măng tây, ...) trong khẩu phần ăn của cả mẹ và bé. Bên cạnh đó, nếu bổ sung quá nhiều có thể dẫn đến thừa vitamin K ở trẻ. Điều này gây ra một số tác dụng phụ làm gan to, xanh xao, khó thở, phù. Vì vậy mẹ cần phải có một chế độ ăn dinh dưỡng hợp lý cho cả mẹ và bé.

Do dị ứng

Với những bé bị đi ngoài ra máu do dị ứng cần xác định xem bé dị ứng với thực phẩm nào để tránh các loại thực phẩm đó trong phần ăn của trẻ. Nếu như bé đang trong quá trình bắt đầu ăn dặm, mẹ nên cho bé ăn từ từ theo từng thứ một và cần có thời gian quan sát xem thực phẩm đó có khiến bé khó chịu không.

Do táo bón

 chữa trẻ đi ngoài ra máu bằng tăng khẩu phần chất xơ Tăng khẩu phần chất xơ giúp chữa trẻ đi ngoài ra máu và chất nhầy[/caption] Với trẻ bị táo bón ra máu và có những vết nứt hậu môn có thể giúp bé giảm đau và tránh nhiễm trùng bằng cách:

  • Thay tã thường xuyên cho trẻ, giữ vệ sinh sạch sẽ vùng hậu môn
  • Tăng phần chất xơ trong chế độ ăn của trẻ, cho trẻ uống nhiều nước để giảm táo bón
  • Thường xuyên cho trẻ tập thể dục nhẹ nhàng

Do sữa mẹ chứa máu

Với nguyên nhân do sữa mẹ chứa máu thì hãy tạm ngừng cho trẻ bú và điều trị núm vú cho đến khi lành lặn.

Do bệnh lý

Với các nguyên nhân từ bệnh lý thì ngoài việc điều trị tại cơ sở y tế thì mẹ cần chú ý cho bé nghỉ ngơi điều độ ngoài thời gian điều trị. Để giảm tác động mạnh lên hệ tiêu hóa bạn nên chia nhỏ bữa ăn, nấu chín đồ ăn, và chế biến ở dạng lỏng hoặc mềm cho trẻ.

Hạn chế các thực phẩm nhiều chất béo đối với những trẻ sơ sinh đi ngoài có máu do bệnh crohn. Không cho trẻ ăn đồ cay nóng, hay sử dụng các loại thực phẩm có chứa chất kích thích như trà, cà phê.

Xem thêm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-so-sinh-danh-hoi-nhieu-va-thoi-nhung-khong-di-ngoai/

Khi nào bé cần khám bác sĩ?

Nếu như trẻ sơ sinh đi ngoài lẫn sợi máu và bạn không chắc chắn là do bé bị táo bón, hay từ sữa mẹ thì hãy cho bé đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán sớm nhất. Hoặc là thấy bé bị nhiều ngày liên tục không khỏi, triệu chứng có xu hướng nặng lên.

Các triệu chứng đi ngoài ra chất nhầy màu đỏ do các nguyên nhân từ bệnh lý đều cần được phát hiện và điều trị kịp thời. Những phương pháp điều trị chúng ta có thể hay thấy như:

  • Phẫu thuật với trường hợp do polyp đại trực tràng, lồng ruột cấp.
  • Với những trẻ bị nhiễm trùng cần sử dụng kháng sinh
  • Điều trị triệu chứng đường tiêu hóa bằng các thuốc phù hợp hoặc bổ sung men vi sinh Italilactor, siro ăn ngon Norikid Plus, ...
  • Bổ sung nước và chất điện giải đối với những trẻ bị tiêu chảy kéo dài dẫn đến mất nước

Cách phòng trẻ em đi cầu ra máu

giúp cho trẻ tránh đi ngoài ra máu-vận động Vận động giúp cho trẻ tránh đi ngoài ra nhầy và máu

Trẻ em đi cầu ra máu đa phần là do các bệnh lý nguy hiểm và nếu không được kịp thời chữa trị có thể gây ra các biến chứng nặng, ảnh hưởng đến tính mạng. Chính vì vậy cha mẹ nên đề phòng trẻ em bị đi ngoài ra máu bằng một số cách sau

  • Bổ sung đủ nước, chất xơ, rau củ trong phần ăn của trẻ để tránh táo bón
  • Thêm các loại thực phẩm chứa nhiều vitamin K vào chế độ ăn của mẹ và bé để phòng trường hợp thiếu vitamin K ở trẻ.
  • Thường xuyên cho bé vận động bằng cách đi lại, hoạt động nhẹ nhàng hàng ngày giúp bé dễ dàng đi đại tiện
  • Vệ sinh sạch sẽ cơ thể và đặc biệt phần hậu môn thường xuyên để tránh vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể
  • Khi cho bé sử dụng một loại sữa mới hoặc ăn dặm cần quan sát bé có bị dị ứng hay có biểu hiện lạ với các loại thực phẩm đó không. Nếu có hãy ngừng sử dụng
  • Đối với bé còn đang bú sữa mẹ hãy tạo một chế độ ăn lành mạnh đề bảo vệ trẻ một cách tốt nhất

Như vậy trẻ sơ sinh đi ngoài ra máu do rất nhiều nguyên nhân và đa phần đều rất nguy hiểm. Không được tự ý điều trị tại nhà khi chưa nắm rõ nguyên nhân vì rất dễ gây ra các biến chứng nặng hơn, nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, đa phần các vấn đề gây ra phân có dính máu ở trẻ đều có thể điều trị được nếu phát hiện và chẩn đoán kịp thời. Nên nếu gặp phải trường hợp trên, hãy đưa trẻ tới gặp bác sĩ sớm nhất có thể.   

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.