Bệnh huyết áp thấp: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách chữa trị hiệu quả

Posted on 07/10/2023

Huyết áp thấp là tình trạng bệnh lý mà áp lực máu trong động mạch của cơ thể giảm xuống dưới mức bình thường, gây ra nhiều vấn đề về sức khỏe. Những người bị huyết áp thấp thì chắc năng hệ thống thần kinh sẽ suy giảm, cơ thể không thể điều chỉnh kịp thời để cung cấp dinh dưỡng đến cơ quan như não, tim, thận,… gây tổn thương cho các cơ quan, biến chứng nặng nhất có thể là tai biến, nhồi máu cơ tim.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh huyết áp thấp, Eco Pharmalife xin chia sẻ những thông tin quan trong liên quan đến chủ đề: “Huyết áp thấp”. Từ định nghĩa cơ bản, nguyên nhân gây ra tình trạng, những tác động đến sức khỏe, cách điều trị và phòng ngừa huyết áp thấp. Mong rằng những chia sẻ sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về bệnh huyết áp thấp, từ đó có thể duy trì một cuộc sống khỏe mạnh.

Huyết áp thấp là gì? Có mấy loại?

  • Huyết áp thấp là gì?

Huyết áp thấp là một bệnh lý tim mạch, được hiểu là tình trạng mà áp lực máu trong mạch máu của cơ thể bị giảm xuống dưới mức bình thường, tức chỉ số dưới 90/60 mmHg. Tình trạng này sẽ khiến cho thể tích máu giảm đi vì co mạch.

Áp lực máu được đo bằng đơn vị mmHg và thường gồm 2 chỉ số: số trên (huyết áp tâm trương) và số dưới (huyết áp tâm thu). Trong trường hợp huyết áp thấp, thì chỉ số huyết áp tâm thu <90 mmHg hoặc chỉ số huyết áp tâm trương <60 mmHg.

  • Có mấy loại huyết áp thấp:

Bệnh huyết áp thấp được chia làm 2 loại chính, là huyết áp thấp sinh lý: Có thể là do yếu tố gia đình hoặc sống ở nơi vùng núi cao gây ra. Và huyết áp bệnh lý: Do sự suy giảm chức năng của một số cơ quan như tim, thận, hay sự suy giảm hoạt động của tuyến giáp, do hệ thống thần kinh không thể tự điều chỉnh được.

Những nguyên nhân gây ra huyết áp thấp

Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng huyết áp thấp, một trong những nguyên nhân chính gây ra là tình trạng tụt huyết áp đột ngột, do các yếu tố dưới đây:

  1. Huyết áp thấp sinh lý: Ở một số người có xu hướng có huyết áp thấp do di truyền hoặc do sống ở nơi vùng núi cao. Những người sống ở nơi vùng núi cao, sự giảm áp lực không khí có thể dẫn tới huyết áp thấp hơn so với người sống ở vùng đồng bằng.
  2. Mất máu hoặc mất nước: Khi cơ thể mất nước kéo dài vì không uống đủ nước, bị tình trạng tiêu chảy nặng, đổ mồ hôi quá mức. Hoặc cơ thể mất máu nhiều do chảy máu. Lúc này có thể không còn đủ lượng dịch cần thiết để lưu thông máu, dẫn tới tình trạng huyết áp bị thấp.
  3. Suy tim: Tình trạng suy giảm chức năng của tim cũng có thể dẫn tới tim co bóp yếu, không đẩy máu mạnh mẽ, dẫn tới tình trạng huyết áp bị thấp.
  4. Rối loạn hệ thần kinh thực vật: Một số trường hợp thì hệ thống thần kinh thực vật không thể điều chỉnh áp lực máu một cách hiệu quả, một số hormone trong cơ thể không hoạt động bình thường, dẫn tới tình trạng tụt huyết áp.
  5. Thai kỳ: Huyết áp thấp thường phổ biến ở phụ nữ mang thai do thay đổi hormone và tăng cường lưu lượng máu đến tử cung.
  6. Suy giảm chức năng tuyến giáp: Khi tuyến giáp không sản xuất đủ hoocmon, có thể dẫn tới tình trạng huyết áp bị thấp.
  7. Bệnh tiểu đường: Ở người bệnh tiểu đường, đường huyết giảm xuống mức quá thấp sẽ dẫn tới tình trạng huyết áp bị thấp.
  8. Cơ địa: Do tình trạng nhiệt độ cơ thể thay đổi, quá thấp hoặc cao, tình trạng kiệt sức, sẽ dẫn tới huyết áp thấp.
  9. Thuốc: Một số loại thuốc, như: thuốc điều trị huyết áp cao, thuốc trầm cảm, thuốc trị parkinson,… có thể gây hạ huyết áp là một tác dụng phụ.
  10. Thói quen sống: Một cuộc sống căng thẳng, môi trường ô nhiễm, tình trạng béo phì, suy dinh dưỡng,… các yếu tố khác có thể góp phần vào việc gây ra huyết áp thấp.
  11. Các bệnh liên quan: Huyết áp thấp cũng có thể đi kèm với nhiều bệnh khác, như: rối loạn nhịp tim, phì đại hoặc giãn nở các mạch máu, bệnh gan. Những người cao tuổi cũng có nguy cơ mắc bệnh huyết áp thấp.
  12. Tình trạng cấp cứu: Trong một số trường hợp thì huyết áp có thể giảm đột ngột do mất máy cấp vì xuất huyết, hạ nhiệt độ cơ thể, nhiễm trùng máu nặng, phản ứng dị ứng trầm trọng,…

Dấu hiệu và triệu chứng huyết áp thấp

Dấu hiệu và triệu chứng của huyết áp thấp có thể rất đa dạng, ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống. Dưới đây chỉ là một số triệu chứng phổ biến của bệnh huyết áp thấp:

  • Cảm giác hoa mắt, chóng mặt: Đây là một trong những triệu chứng phổ biến của huyết áp thấp. Khi bạn thay đổi tư thế đột ngột như đứng dậy sau khi đã ngồi hoặc nằm lâu, lúc này bạn sẽ cảm thấy mọi vật xung quanh xoay tròn và mất kiểm soát.
  • Đau đầu dữ dội: Huyết áp thấp có thể gây ra tình trạng đau đầu mạnh, thường tập trung ở vùng đỉnh đầu, cơn đau có thể kéo dài và không dễ giảm đi.
  • Ngất: Khi chỉ số huyết áp hạ xuống mức nghiêm trọng, bạn có thể phải trải qua triệu chứng nhất. Nếu không được can thiệp kịp thời, tình trạng này có thể gây ra chấn thương và tai nạn nghiêm trọng.
  • Giảm tập trung: Huyết áp thấp làm cho máu không cung cấp đủ oxy và dưỡng chất đến não, gây ra tình trạng giảm khả năng tập trung. Bạn có thể sẽ cảm thấy mờ mắt và khó tập trung vào công việc, hoạt động hằng ngày.
  • Da nhợt nhạt: Huyết áp thấp làm cho cơ thể không thể cung cấp đủ máu và oxy đến da, vùng chân tay thường trở nên lạnh hơn, da cũng trở nên nhợt nhạt hơn bình thường.
  • Mờ mắt: Huyết áp thấp có thể gây mất thính giác và làm giảm thị lực gây ra tình trạng mờ mắt. Tình trạng mờ mắt đột ngột có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là khi tham gia giao thông hoặc hoạt động cần sự tập trung.
  • Mệt mỏi: Sự mệt mỏi thường xuất hiện vào buổi sáng là triệu chứng của huyết áp thấp, bởi liên quan đến rối loạn chức năng hệ thần kinh, khi các cơ bị co thắt quá mức.
  • Buồn nôn: Một số người có thể trải qua cảm giác buồn nôn, nôn khan, lợm giọng khi huyết áp bị thấp.
  • Nhịp tim nhanh: Huyết áp thấp có thể làm cho tim và phổi phải làm việc nặng và nhiều hơn để đảm bảo cơ thể nhận đủ oxy, dẫn tới tình trạng nhịp tim nhanh, thở nhanh.

Huyết áp thấp có nguy hiểm không?

Trong nhiều trường hợp thì huyết áp thấp không quá lo ngại, nhất là đối với người khỏe mạnh và không kèm các triệu chứng gì đặc biệt. Tuy nhiên, huyết áp thấp có thể là dấu hiệu của các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn, đặc biệt là đối với người cao tuổi.

Bởi huyết áp thấp sẽ khiến áp lực trong các mạch máu không đủ mạnh để cung cấp máu giàu oxy đến các bộ phận quan trọng trong cơ thể, đặc biệt là Não và Tim. Dẫn tới những biến chứng nguy hiểm, như:

  1. Nhồi máu cơ tim, nhồi máu não: Huyết áp thấp có thể làm tăng nguy cơ nhồi máu não và nhồi máu cơ tim. Đây là 2 tình trạng có thể đe dọa tới tính mạng và cần phải cấp cứu ngay lập tức. Bên cạnh đó, huyết áp rất thấp sẽ dẫn tới nguy cơ đau thắt ngực ở những người mắc bệnh động mạch vành mạn tĩnh.
  2. Suy giảm chức năng thận: Tụt huyết áp cũng có thể gây ra sự suy giảm chức năng thận, ảnh hưởng đến quá trình lọc máu, điều chỉnh nước và các chất trong cơ thể.
  3. Chấn thương do ngã: Những người bị tụt huyết áp rất dễ gặp chấn thương do ngã bởi họ hay mất thăng bằng.
  4. Rung nhĩ: Huyết áp thấp có thể dẫn đến nhịp tim không ổn định, tim có thể đập nhanh hơn bình thường.
  5. Sốc: Tình trạng huyết áp hạ rất thấp có thể dẫn tới tình trạng sốc, tình trạng này không cấp cứu nhanh có thể gây tử vong.

Các xét nghiệm và chẩn đoán huyết áp thấp

Để xác định và đánh giá huyết áp thấp, các bác sĩ thường thực hiện một loạt các xét nghiệm để chẩn đoán, bao gồm:

+ Đo huyết áp: Việc đo huyết áp sẽ giúp xác định được việc mắc huyết áp thấp hay không. Nếu huyết áp tâm trương nhỏ hơn 85 mmHg hoặc huyết áp tâm thu nhỏ hơn 60 mmHg được gọi là huyết áp thấp, khi đó bệnh nhân cần thực hiện điều trị đúng cách. Để chuẩn đoán chính xác thì bạn nên thực hiện nhiều lần trong một ngày và nhiều ngày liên tiếp.

+ Xét nghiệm máu: Xét nghiệm máu sẽ giúp đánh giá tổng quan về tình trạng sức khỏe, cũng kiểm tra xem bạn có bị hạ đường huyết, bệnh tiểu đường, thiếu máu hay không, vì đây là những bệnh có thể gây huyết áp thấp. Các chỉ số quan trọng bạn cần biết đó là đường huyết, hồng cầu và bạch cầu.

+ Điện tâm đồ ECG: Điện tâm đồ sẽ giúp bác sĩ phát hiện những bất thường trong cấu trúc tim, nhịp tim, khả năng co bóp của tim. Nó cũng giúp phát hiện dấu hiệu của những con đau tim đã và đang xảy ra, và sự ảnh hưởng tới huyết áp.

+ Siêu âm tim: Siêu âm tim giúp đánh giá cấu trúc và chức năng của tim, xem sự chuyển động của tim để biết có dấu hiệu bất thường nào không.

+ Siêu âm tim gắng sức: Trong trường hợp huyết áp thấp liên quan đến vấn đề tại tim, siêu âm tim gắng sức được thực hiện để xác định nguyên nhân.

+ Xét nghiệm cận lâm sàng: Phương pháp Valsalva sẽ giúp phân tích nhịp tim và huyết áp sau một chu kỳ hít thở sâu. Kiểm tra huyết áp trên bàn nghiêng sẽ giúp đánh giá phản ứng của cơ thể trước những thay đổi trong tư thế. Các xét nghiệm này sẽ giúp xác định nguyên nhân gây huyết áp thấp và lựa chọn phương pháp điều trị phù hợp.

Cách điều trị huyết áp thấp tại nhà

Mục đích của điều trị huyết áp thấp là phải nhanh chóng đưa huyết áp trở về trạng thái bình thường và duy trì trạng thái. Mặc dù hiện nay chưa có một loại thuốc nào có hiệu quả lâu dài đối với căn bệnh này. Trong một số trường hợp cần thiết thì bác sĩ sẽ kê đơn một số loại thuốc có tác dụng nâng huyết áp tạm thời, nhưng về lâu dài để cải thiện tình trạng này thì bệnh nhân nên áp dụng một số cách điều trị huyết áp thấp tại nhà dưới đây:

+ Giữ thái độ bình tĩnh: Luôn giữ thái độ bình tĩnh trong mọi trường hợp, đặc biệt là khi bạn hoặc ai đó bị tụt huyết áp. Đưa bệnh nhân nằm hoặc ngồi xuống một bề mặt phẳng, đặt gối để kê đầu và chân, nâng chân cao hơn so với đầu nếu bị tình trạng tụt huyết áp.

+ Đồ ăn và thức uống: Cung cấp cho bệnh nhân những đồ uống tốt cho huyết áp như nước sâm, trà gừng, café, chè đặc,… hoặc thức ăn dặm muối để giúp tăng áp lực trong mạch máu tạm thời. Nếu không có sẵn những đồ trên thì hãy cho bệnh nhân uống đủ nước lọc để kích thích nhịp tim và tăng huyết áp tạm thời.

+ Sử dụng thuốc điều trị: Nếu bác sĩ có kê đơn thuốc để điều trị huyết áp thấp, hãy đảm bảo bệnh nhân được uống đầy đủ, đều đặn theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.

+ Ăn socola: Một ít socola có thể giúp bảo vệ thành mạch máu và duy trì huyết áp ổn định hơn.

+ Hạn chế rượu bia: Uống rượu và bia có thể làm mất nước và làm giảm huyết áp, chính vì thế hãy hạn chế sử dụng rượu bia. Bên cạnh đó cũng hạn chế sử dụng các loại thực phẩm giàu carbohydrate như khoai tây, gạo, mì ống,…

+ Luyện tập đều đặn: Hãy chú ý luyện tập thể dục thể thao hằng ngày để giúp cải thiện lưu thông máu và hỗ trợ duy trì áp lực máu trong cơ thể. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe và độ tuổi mà lựa chọn môn thể thao phù hợp.

+ Sử dụng máy đo huyết áp: Nên có một máy đo huyết áp tại nhà để giúp bạn có thể tự theo dõi tình trạng huyết áp của mình. Nếu được chẩn đoán huyết áp thấp cần có sự theo dõi và hỗ trợ từ y tế.

Biện pháp phòng ngừa huyết áp thấp

  1. Để phòng ngừa và cải thiện triệu chứng huyết áp thấp thì bạn nên thực hiện một số biện pháp dưới đây:
  2. Hạn chế thức khuya: Thức khuya có thể làm huyết áp của bạn giảm sâu hơn vào buổi sáng, hãy cố gắng điều chỉnh thói quen ngủ để đảm bảo đủ giấc, không thức quá khuya, cũng không cần phải thức thức quá sớm.
  3. Giữ ấm cơ thể khi ngủ: Khi ngủ hãy đảm bảo cơ thể được giữ ấm, đặc biệt là vào mùa đông, như thế sẽ giúp ngăn ngừa được tình trạng tụt huyết áp khi ngủ.
  4. Hạn chế ra ngoài khi trời nắng gắt: Trong những thời tiết nắng nóng thì bạn nên hạn chế ra ngoài vào thời gian buổi trưa khi ánh nắng mạnh nhất. Nếu phải ra ngoài, hãy đảm bảo đội nón và mặc áo chống nắng đầy đủ để bảo vệ da và tránh bị mất nước.
  5. Thay đổi tư thế một cách nhẹ nhàng: Khi bạn thay đổi tư thế từ nằm sang đứng, hoặc từ ngồi sang đứng thì cần thực hiện một cách từ từ, nhẹ nhàng, tránh thay đổi tư thế quá nhanh để giúp cơ thể thích nghi tốt hơn với những sự thay đổi.
  6. Duy trì vận động nhẹ nhàng: Vận động nhẹ nhàng sẽ giúp tăng áp lực máu và duy trì huyết áp ổn định. Hãy cố gắng bố trí bỏ ra 30 phút mỗi ngày để thực hiện tập luyện thể dục thể thao.
  7. Kê gối thấp khi ngủ: Khi ngủ bạn nên kê gối thấp để giúp ngăn ngừa tụt huyết áp trong khi nằm nghỉ.
  8. Theo dõi huyết áp thường xuyên: Hãy cố gắng theo dõi huyết áp thường xuyên, đặc biệt là đối với người từ 50 tuổi trở lên, để phát hiện sớm và kiểm soát bất kỳ biến đổi nào.
  9. Chú ý đến biểu hiện bất thường: Hãy luôn lắng nghe cơ thể của bạn, nếu bạn cảm thấy mệt mỏi, chói tai hoặc có dấu hiệu tụt huyết áp thì hãy nghỉ ngơi và đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể và có những bữa ăn cân đối để đảm bảo sức khỏe.

Thực phẩm tốt cho người huyết áp thấp

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý huyết áp. Dưới đây là những thực phẩm và đồ uống có thể giúp tăng áp lực máu và cải thiện triệu chứng huyết áp thấp:

  • Cà phê: Cà phê chứa caffeine, đây là một chất kích thích có khả năng tăng áp lực máu tạm thời. Tuy nhiên, hãy sử dụng cà phê một cách điều độ, tránh việc tiêu thụ quá nhiều để tránh các tác dụng phụ khác.
  • Nước chè đặc: Chè đặc cũng chứa caffeine, giống như cà phê, có thể giúp tăng áp lực máu tạm thời. nhưng hãy sử dụng điều độ như café để tránh các tác dụng phụ khác.
  • Nước sâm: Sâm là một loại thảo dược được cho là có khả năng tăng áp lực máu, nên bạn có thể thử uống nước sâm để cải thiện chứng huyết áp thấp của mình.
  • Bột tam thất: Tam thất là một loại thảo dược được sử dụng trong y học cổ truyền để cải thiện huyết áp, bạn có thể sử dụng bột tam thất để cải thiện tình trạng tụt huyết áp của mình.
  • Rau cần tây: Rau cần tây chứa natri, đây là một khoáng chất giúp duy trì áp lực máu, nên bạn có thể sử dụng nước ép rau cần tây hoặc sử dụng cần tây trong các món ăn.
  • Nước nho: Nước nho và nho khô có khả năng tăng áp lực máu, giúp cải thiện tình trạng huyết áp thấp của mình.
  • Hạt sen: Hạt sen chứa nhiều chất dinh dưỡng và có thể giúp tăng áp lực máu, nên bạn có thể sử dụng hạt sen để tăng huyết áp.
  • Long nhãn: Nhãn là một loại quả có vị ngọt và có thể giúp duy trì áp lực máu ở mức thông thường.
  • Táo tàu: Đây là loại quả chứa nhiều dưỡng chất và có thể giúp tăng áp lực máu.
  • Gừng: Gừng có khả năng kích thích sự tiết dịch dạ dày và tăng áp lực máu, hãy sử dụng gừng tươi hoặc nước trà rừng để tận hưởng lợi ích mà rừng mang lại.
  • Ngoài ra những người bị tình trạng huyết áp thấp do thiếu máu thì nên sử dụng các loại thức ăn chứa sắt, như: đậu, rau dền, rau đay, gan lợi, trứng gà để giúp cải thiện huyết áp và tình trạng sức khỏe của mình.

Bổ sung thêm Buddilac Grand sure

Buddilac Grand Sure là dòng sản phẩm tăng cường sức khỏe tim mạch của thương hiệu BUDDILAC. Dòng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một trong những dòng sản phẩm đang được tin dùng nhiều hiện nay.

+ Trong sữa có thành phần MUFA, PUFA rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, cải thiện cấu trúc mạch vành, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn ngừa mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường.

+ Trong sữa có thành phần sữa non và thymomodulin giúp tăng số lượng bạch cầu trong máu, kích thích tủy sản sinh kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài, giảm hệ miễn dịch, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

+ Trong sữa có thành phần DHA giúp phát triển não bộ, trí nhớ, cải thiện chức năng nhìn của mắt, giúp giảm cholesterol, giảm xơ vữa động mạch, phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim.

+ Trong sữa có thành phần bột yến cao, curcumin giúp chống viêm, nhanh lành vết thương, bồi bổ và phục hồi cơ thể nhanh chóng.

+ Trong sữa còn có thành phần Omega 3, 6, 9 giúp giảm mỡ máu và nâng cao sức khỏe tim mạch. Thành phần lactium giúp an thần ngủ ngon.

+ Trong sữa còn có thành phần chất xơ hòa tan FOS, GOS giúp tăng cường hấp thu, giảm đi tình trạng táo bón. Thành phần sữa bột bào ngư ABA-Active™ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp, sức khỏe sinh lý,…

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề: “Bệnh huyết áp thấp” mà Eco Pharmalife muốn giới thiệu tới bạn đọc. Bài viết không chỉ giới thiệu những nguyên nhân gây ra bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng của huyết áp thấp, các xét nghiệm, chẩn đoán và điều trị huyết áp thấp tại nhà. Mà còn nêu rõ định nghĩa huyết áp thấp là gì, mức độ nguy hiểm của bệnh huyết áp thấp, các thực phẩm tốt cho người huyết áp thấp. Đặc biệt là giới thiệu tới bạn đọc dòng sữa Buddilac Grand Sure – Dòng sữa tốt cho sức khỏe tim mạch được bác sĩ, chuyên gia khuyên dùng hiện nay. Hy vọng bài viết đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.