Tìm hiểu phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

Posted on 30/09/2023

Một trong những loại bệnh gây tử vong cao trên thế giới hiện nay, đó chính là bệnh tim mạch. Đây cũng là căn bệnh ngày càng trở lên phổ biến do lối sống hiện đại và các tác động của các yếu tố như: căng thẳng, thức ăn không lành mạnh, thiếu vận động.

Để đối phó với tình trạng bệnh này, việc tìm hiểu phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch là vô cùng quan trọng. Nắm vững các thông tin cần thiết về nguyên nhân, triệu chứng, cách điều trị và phòng ngừa sẽ là chìa khóa để giúp duy trì sức khỏe tim mạch và mang lại cuộc sống khỏe mạnh.

Đó cũng là mục đích của bài viết dưới đây mà Eco Pharmalife muốn chia sẻ cùng bạn đọc. Những phương pháp chuẩn đoán tiên tiến nhất hiện nay và cách điều trị tim mạch tốt nhất. Bài viết hi vọng sẽ cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Định nghĩa và loại bệnh tim mạch

  • Bệnh tim mạch là gì

Bệnh tim mạch hay còn được gọi là bệnh lý tim mạch, đây là một tập hợp các vấn đề sức khỏe liên quan đến trái tim và mạch máu. Tim mạch là một bộ phận quan trọng của hệ thống tuần hoàn, đảm nhận vai trò bơm máu chứa oxy và dưỡng chất đến các cơ và mô trong cơ thể.

Khi tim mạch gặp vấn đề gây hẹp, xơ cứng, tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn và không cung cấp đủ máu và oxy đến các bộ phận khác của cơ thể bị ảnh hưởng, từ đó khiến các cơ quan bị ngưng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận, nặng có thể dẫn tới tử vong.

  • Các loại bệnh tim mạch

- Bệnh động mạch vành: Loại bệnh xảy ra khi các động mạch vành (các mạch máu chuyên cung cấp máu cho trái tim) bị tắc nghẽn hoặc co rút do xơ cứng mạch máu. Điều này sẽ làm hạn chế lưu lượng máu và oxy đến trái tim, gây đau ngực, có thể gây cơn đau tim.

- Bệnh cơ tim: Bệnh cơ tim liên quan đến sự yếu đuối hoặc tổn thương của cơ tim. Ví dụ phổ biến là bệnh bóp vòi vành, khi trái tim không đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này gây ra mệt mỏi, khó thở, đau ngực.

- Loạn nhịp tim: Là sự thay đổi trong nhịp đập của trái tim. Có nhiều loại loạn nhịp tim, như: nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm,… Loạn nhịp tim có thể làm giảm khả năng trái tim bơm máu hiệu quả và gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.

- Suy tim: Suy tim xảy ra khi trái tim không hoạt động đủ mạnh để bơm máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này sẽ khiến gây mệt mỏi, khó thở, phù chân tay.

- Tim bẩm sinh: Đây là các vấn đề về cấu trúc tim mà người ta sinh ra đã có từ khi mới sinh. Vấn đề này có thể ảnh hưởng đến lưu lượng máu và làm suy yếu tim từ khi còn nhỏ.

  • Cơ chế hoạt động của tim:

Trái tim là một cơ quan cơ bản của hệ tuần hoàn, chịu trách nhiệm bơm máu và cung cấp dưỡng chất đến toàn bộ cơ thể. Cơ chế hoạt động của tim gồm 2 giai đoạn:

- Tự co bóp: Tim có khả năng tự co bóp và bơm máu ra khỏi nó, quá trình này gồm 2 pha quan trọng: co bóp của tâm nhĩ và co bóp của túi tim.

- Dẫn máu qua mạch máu: Tim cung cấp máu tới cơ thể thông qua mạch máu, các mạch máu lớn đi từ tim chia thành các nhánh nhỏ hơn để cung cấp máu và dưỡng chất đến mọi tế bào và mô trong cơ thể.

Tác động tiêu cực của bệnh tim mạch

Bệnh tim mạch có thể gây ra nhiều tác động tiêu cực cho cơ thể:

  1. Sự suy yếu của trái tim có thể dẫn đến thiếu máu cơ thể, gây mệt mỏi, làm suy giảm khả năng vận động.
  2. Các bệnh mạch vành có thể gây đau thắt ngực, trong trường hợp nghiêm trong hơn là những cơn đau tim.
  3. Tai biến mạch máu não có thể gây ra hậu quả nghiêm trong như mất khả năng di chuyển và nói chuyện.
  4. Bệnh động mạch ngoại biên có thể gây đau đớn và hạn chế khả năng di chuyển.
  5. Bệnh van tim hậu thấp có thể dẫn đến thiếu máu cơ thể và sưng chân.
  6. Các hậu quả tiềm ẩn khác của bệnh tim mạch, bao gồm: tăng nguy cơ đột quỵ, đau tim mãn tính, suy tim.

Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh tim mạch

  • Nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch:

+ Tác động của thuốc lá: Thuốc lá chứa nhiều hợp chất gây hại làm kích thích tim và tăng huyết áp. Sử dụng thuốc lá trong thời gian dài sẽ gây hỏng các mạch máu vành, làm chúng dễ bị tắc nghẽn hoặc bị nứt. Thuốc lá còn tăng nguy cơ hình thành các mảng bám trên thành mạch, gây ra bệnh mạch vành.

+ Chế độ ăn uống không lành mạnh: Sử dụng nhiều thức ăn giàu calo, béo, đường dẫn tới thừa cân, béo phì làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch. Bên cạnh đó, sử dụng ít rau xanh, trái cây, thực phẩm chứa chất xơ sẽ làm mắc bệnh tim mạch.

+ Thiếu vận động: Việc thiếu vận động hằng ngày có thể dẫn đến cơ thể uể oải, tăng lượng mỡ trong cơ thể. Việc tập thể dục đều đặn giúp cải thiện sức đề kháng của tim, giảm huyết áp, cải thiện lưu lượng máu, duy trì trọng lượng cơ thể.

+ Thừa cân béo phì: Thừa cân béo phì sẽ làm tăng huyết áp và mức đường trong máu, tăng hình thành mảng bám trong mạch máu, làm gia tăng nguy cơ bệnh mạch vành.

+ Căng thẳng: Căng thẳng sẽ gây ra tăng huyết áp, ảnh hưởng đến hệ thần kinh, từ đó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

+ Tăng cholesterol máu: Cholesterol là một dạng mỡ quan trọng cần thiết cho cơ thể, nhưng mức cholesterol máu cao có thể hình thành các mảng xơ trong thành động mạch, những mảng xơ này sẽ làm tắc nghẽn mạch máu, gây các vấn đề về tim mạch.

+ Tăng huyết áp: Tăng huyết áp kéo dài có thể làm cho thành động mạch trở nên cứng và dày hơn, thu hẹp các mạch máu và giảm lưu lượng máu đến tim, gây ra nguy cơ lớn về bệnh tim mạch và đột quỵ.

+ Bệnh đái tháo đường: Những người mắc bệnh đái tháo đường sẽ có nguy cơ cao mắc tim mạch, bởi đái tháo đường có thể gây hỏng mạch máu, tạo điều kiện cho bệnh mạch vành phát triển, gây bệnh tim mạch.

+ Tuổi tác: Tuổi càng cao thì động mạch có thể càng bị hẹp, suy yếu, phì đại. Điều này làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

+ Yếu tố gia đình: Trong gia đình có người mắc tim mạch (đặc biệt là cha mẹ, anh chị em ruột) thì nguy cơ mắc tim mạch cao hơn người không có tiền sử gia đình.

  • Triệu chứng nhận biết bệnh tim mạch

+ Đau thắt ngực: Bạn có thể cảm thấy một cảm giác đau nhói hoặc áp lực ở ngực, thường xuất hiện khi vận động hoặc trong những tình huống căng thẳng.

+ Khó thở: Bệnh có thể gây ra tình trạng khó thở, đặc biệt là khi bạn hoạt động hoặc nằm nghiêng.

+ Cảm giác bị đè nặng trong ngực: Bạn có thể cảm thấy một cảm giác bị đè nặng trong ngực, giống như một gánh nặng đè lên.

+ Sưng chân và phù cơ thể: Bệnh tim mạch có thể dẫn đến sự tích tụ dịch trong cơ thể, thường thấy qua sưng chân, bàn chân, phù cơ thể.

+ Mệt mỏi: Sự mệt mỏi không bình thường, đặc biệt là khi không có lý do hoặc sau khi hoạt động nhẹ.

+ Ho dai dẳng, khò khè: Ho dai dẳng và khò khè có thể là dấu hiệu của sự tổn thương cho phổi, triệu chứng của suy tim.

+ Chán ăn, buồn nôn: Mất cảm giác ăn, buồn nôn, khó tiêu có thể xuất hiện ở một số người mắc bệnh tim mạch.

+ Thay đổi về nhịp tim: Rối loạn nhịp tim như tim đập nhanh, nhịp tim không đều có thể là dấu hiệu của bệnh tim mạch.

+ Thở nhanh, mồ hôi: Cảm giác thở nhanh, lo lắng, sưng mồ hôi đột ngột có thể xảy ra khi bạn gặp vấn đề về tim.

+ Chóng mặt, ngất xỉu: Bất thường về áp lực máu có thể gây chóng mặt, thậm chí nhất xỉu, đặc biệt khi bạn thay đổi tư thế nhanh chóng.

Những bệnh về tim mạch thường gặp

  1. Bệnh mạch vành: Là tình trạng trong đó các động mạch đưa máu đến tim bị tắc nghẽn hoặc dẹp đi do sự tích tụ mảng xơ và cholesterol. Các triệu chứng của bệnh này gồm: đau thắt ngực, khó thở, có thể dẫn đến cơn đau tim. Người bệnh thường cảm thấy mệt mỏi và không thoải mái trong ngực.
  2. Tai biến mạch máu não: Xảy ra khi mạch máu ngoại biên hoặc máu nội biên đến não bị tắc nghẽn hoặc chảy máu. Có 2 loại đột quỵ là: đột quỵ do tắc nghẽn mạch máu và đột quỵ do chảy máu. Triệu chứng bao gồm: mất khả năng di chuyển, nói chuyện, thậm chí là mất ý thức. Điều này gây tổn thương về thần kinh và ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống.
  3. Bệnh động mạch ngoại biên: Xảy ra khi động mạch ngoại biên bị tắc nghẽn, thường xảy ra ở chân và bàn tay. Triệu chứng bao gồm: đau và chuột rút ở chân khi đi bộ, sưng chân, làn da xanh tái. Các triệu chứng này thường đau đớn và gây khó khăn trong việc di chuyển.
  4. Bệnh van tim hậu thấp: Xảy ra khi van tim không hoạt động chính xác, cho phép máu trở lại tim. Triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, đau ngực, ngất xỉu, nếu không kịp điều trị có thể dẫn tới suy tim.
  5. Bệnh tim bẩm sinh: Xảy ra khi tim của thai nhi không phát triển đúng cách trong tử cung. Triệu chứng bao gồm: da xanh tái, khó thở, suy dinh dưỡng.
  6. Phình động mạch chủ ngực: Đây là tình trạng khi thành động mạch chủ bóc tách ra khỏi tường động mạch chủ, gây ra rủi ro nghiêm trọng đến sự cung cấp máu đến các cơ quan quan trọng, đặc biệt là tim.
  7. Bệnh cơ tim: Là một loại bệnh tim mạch khi tim không hoạt động đúng cách. Nguyên nhân gây ra bệnh cơ tim bao gồm: di truyền, nhiễm trùng, tác động của thuốc, các chất độc hại. Triệu chứng bao gồm: mệt mỏi, đau ngực, khó thở.

Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch

  • Phương pháp chẩn đoán

Chẩn đoán bệnh tim mạch là một phần quan trọng trong quá trình xác định tình trạng tim và mạch máu của bạn. Việc chẩn đoán kịp thời sẽ giúp bác sĩ xác định liệu bạn có bệnh tim mạch hay không, đề xuất phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là quá trình chuẩn đoán:

* Tiểu sử và yếu tố nguy cơ

+ Lịch sử bệnh gia đình: Điều tra về tiền sử bệnh tim mạch trong gia đình, bao gồm: cha mẹ, anh chị em.

+ Lối sống: Bạn có thói quen hút thuốc lá, uống rượu, tiêu thụ thức ăn không lành mạnh không?

+ Tiền sử bệnh: Bạn đã từng có bất kỳ triệu chứng hoặc vấn đề sức khỏe nào liên quan đến đau ngực, khó thở, đau đầu?

* Xét nghiệm

+ Bác sĩ sẽ thực hiện một loạt xét nghiệm thể chất để kiểm tra sự hoạt động tim mạch. Bao gồm: kiểm tra tim hoạt động, kiểm tra huyết áp, trọng lượng cơ thể,…

+ Sau đó bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm máu, bao gồm: đo lượng cholesterol trong máu, đo đường huyết, kiểm tra dấu hiệu viêm nhiễm.

* Phương pháp chẩn đoán hình ảnh

+ Chụp cộng hưởng từ tim MRI: MRI tim được sử dụng để tạo hình ảnh chi tiết về tim mạch và máu chảy trong mạch máu, giúp xác định tổn thương và bất thường trong tim.

+ Điện tâm đồ ECG: ECG ghi lại hoạt động điện của tim và biểu đồ kết quả được sử dụng để xác định nếu có sự bất thường nào đó trong nhịp tim.

+ Máy theo dõi Holter: Đây là một thiết bị ghi lại hoạt động của tim trong suốt một khoảng thời gian dài, thường là 24 giờ. Điều này sẽ giúp xác định các biến đổi trong nhịp tim trong quá trình hằng ngày.

+ Siêu âm tim: Siêu âm tim sử dụng sóng siêu âm để tạo hình ảnh về tim và các cấu trúc xung quanh. Giúp xác định sự bất thường trong cấu trúc tim.

+ CT Scan: CT Scan tim được sử dụng để tạo hình ảnh tầng lớp của tim và mạch máu, từ đó xác định vị trí và mức độ tắc nghẽn trong các mạch máu.

* Xét nghiệm điều trị tại chỗ

Đặt ống thông tim: Đây là một quá trình tiêu chuẩn để xem xét bên trong các động mạch của tim. Bác sĩ sẽ chèn một ống nhỏ vào mạch máu của bạn, sử dụng chất tương phản để tạo ra hình ảnh chính xác về tình trạng của các mạch máu và các cặp mạch máu bị tắc nghẽn.

  • Phương pháp điều trị bệnh tim mạch

Điều trị bệnh tim mạch là một phần quan trọng để kiểm soát và cải thiện tình trạng sức khỏe tim mạch. Dưới đây là phương pháp điều trị tích hợp:

* Thay đổi lối sống

+ Bỏ hút thuốc: Hút thuốc lá là một trong những yếu tố gây hại lớn cho tim mạch. Bỏ hút thuốc là bước quan trọng để giảm nguy cơ bệnh tim mạch và cải thiện sức khỏe toàn diện.

+ Kiểm soát chỉ số quan trọng: Kiểm soát chặt chẽ các chỉ số y tế quan trọng như: huyết áp, cholesterol, đường huyết.

+ Thể dục thường xuyên: Thể dục thể thao đều đặn sẽ giúp tăng cường sức khỏe tim mạch, bạn có thể thực hiện: chạy bộ, bơi lội, đi bộ nhanh,… giúp cải thiện sự bơm máu và tăng sức chịu đựng của tim.

+ Ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn giàu chất xơ, rau quả, hạt, cá, các thực phẩm nguyên chất sẽ giúp giảm cholesterol, cải thiện sức khỏe tim mạch. Hạn chế thức ăn chứa natri, thực phẩm chế biến sẵn, ….

* Sử dụng thuốc

+ Thuốc chống co thắt động mạch: Giúp giãn các động mạch và làm giảm áp lực trong tim.

+ Thuốc giảm cholesterol: Giúp giảm mức cholesterol trong máu.

+ Thuốc chống đông máu: Ngăn sự hình thành cục máu đông trong mạch máu.

+ Thuốc chống đau thắt ngực: Giảm triệu chứng đau thắt ngực và cải thiện sự lưu thông máu đến tim.

* Phẫu thuật

+ Nong mạch. Điều này mở một mạch bị tắc bằng cách sử dụng một thiết bị giống như quả bóng tại điểm hẹp nhất của động mạch. Bác sĩ cũng có thể chèn một stent, là một ống thép không gỉ, nhỏ để cố định mạch máu mở ra và đảm bảo nó vẫn thông suốt.

+ Cắt động mạch. Điều này liên quan đến việc cắt mảng bám ra khỏi động mạch để máu có thể lưu thông tự do.

+ Bắc cầu động mạch. Điều này liên quan đến việc lấy một phần động mạch hoặc tĩnh mạch từ một phần khác của cơ thể (như cánh tay hoặc chân) và sử dụng nó để dẫn máu xung quanh khu vực bị tắc nghẽn trong động mạch.

+ Máy tạo nhịp tim. Máy tạo nhịp tim là một thiết bị điện tử nhỏ được đặt bên trong cơ thể để điều chỉnh nhịp tim.

+ Thay thế van tim. Nếu van tim bị hỏng hoặc không hoạt động, bác sĩ phẫu thuật có thể thay thế nó.

+ Cắt nội mạc động mạch cảnh: Trong quy trình này, bác sĩ phẫu thuật sẽ loại bỏ mảng bám tích tụ từ động mạch cảnh để ngăn ngừa đột quỵ.

Những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tim mạch

Phòng ngừa bệnh tim mạch là quá trình quan trọng để bảo vệ sức khỏe của bạn và giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch. Dưới đây là những biện pháp mà bạn nên áp dụng:

  • Thay đổi lối sống lành mạnh:

Chế độ ăn lành mạnh: Sử dụng thức ăn giàu chất xơ, rau quả, hạt, cá, thực phẩm tự nhiên. Hạn chế tiêu thụ thức ăn chế biến sẵn.

Thể dục đều đặn: Hãy dành ít nhất 30p mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần cho các hoạt động như: chạy bộ, bơi lộ,… sẽ giúp cải thiện sức khỏe tim mạch, tăng sự lưu thông máu, kiểm soát cân nặng.

Bỏ hút thuốc: Nếu bạn hút thuốc, hãy tìm cách từ bỏ, vì thuốc là một trong những yếu tố có nguy cơ cao gây bệnh tim mạch.

Kiểm soát cân nặng: Nếu bạn thừa cân hoặc béo phì, hãy tập trung giảm cân một cách an toàn và kiểm soát cân nặng của mình.

  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ:

Điều này bao gồm kiểm tra huyết áp, đường huyết, cholesterol, và các chỉ số y tế quan trọng khác. Việc kiểm tra định kỳ sẽ giúp bạn và bác sĩ theo dõi sức khỏe tim mạch và phát hiện sớm các vấn đề xảy ra.

  • Tránh tác động gây hại:

Hạn chế thức ăn có hại: Tránh tiêu thụ các thức ăn chứa nhiều cholesterol, chất béo bão hòa, đường tinh bột. Điều này sẽ giúp kiểm soát cân nặng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Tránh Stress: Căng thẳng có thể gây ra tăng huyết áp và tác động xấu đến tim mạch, hãy tìm cách thư giãn và quản lý stress hằng ngày.

  • Bổ sung thêm Buddilac Grand sure

Buddilac Grand Sure là dòng sản phẩm tăng cường sức khỏe tim mạch của thương hiệu BUDDILAC. Dòng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một trong những dòng sản phẩm đang được tin dùng nhiều hiện nay.

Trong sữa có thành phần MUFA, PUFA rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, cải thiện cấu trúc mạch vành, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn ngừa mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường.

Trong sữa có thành phần sữa non và thymomodulin giúp tăng số lượng bạch cầu trong máu, kích thích tủy sản sinh kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài, giảm hệ miễn dịch, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

Trong sữa có thành phần DHA giúp phát triển não bộ, trí nhớ, cải thiện chức năng nhìn của mắt, giúp giảm cholesterol, giảm xơ vữa động mạch, phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim.

Trong sữa có thành phần bột yến cao, curcumin giúp chống viêm, nhanh lành vết thương, bồi bổ và phục hồi cơ thể nhanh chóng.

Trong sữa còn có thành phần Omega 3, 6, 9 giúp giảm mỡ máu và nâng cao sức khỏe tim mạch. Thành phần lactium giúp an thần ngủ ngon.

Trong sữa còn có thành phần chất xơ hòa tan FOS, GOS giúp tăng cường hấp thu, giảm đi tình trạng táo bón. Thành phần sữa bột bào ngư ABA-Active™ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp, sức khỏe sinh lý,…

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề: “Phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh tim mạch” mà Eco Pharmalife muốn giới thiệu tới bạn đọc. Bài viết bao gồm: khái quát định nghĩa và các loại bệnh tim mạch, những tác động tiêu cực của bệnh tim mạch gây ra cho cơ thể, nguyên nhân và triệu chứng nhận biết bệnh tim mạch, những loại bệnh, phương pháp và cách điều trị bệnh tim mạch. Kèm đó là những biện pháp giúp phòng ngừa bệnh tim mạch, bổ sung thêm sữa Buddilac Grand sure hằng ngày để cải thiện và nâng cao sức khỏe tim mạch.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.