Hướng dẫn cách dạy trẻ bị tự kỷ bằng phương pháp PECS

Posted on 22/09/2023

Phương pháp PECS là phương pháp dạy trẻ bị tự kỷ, trẻ mắc các rối loạn và chậm phát triển thông qua hình ảnh nhằm giúp nâng cao nhận thức, ngôn ngữ, thúc đẩy khả năng giao tiếp, tăng cường trí nhớ và khả năng học tập của trẻ.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:

Vậy phương pháp PECS là gì? Cách dạy trẻ bị tự kỷ bằng phương pháp PECS như thế nào? Ưu và nhược điểm của phương pháp này là gì? Hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết dưới đây:

Phương pháp PECS là gì?

Phương pháp PECS có tên tiếng anh là: Picture Exchange Communication System. Đây là phương pháp giáo dục, trị liệu cho trẻ bị tự kỷ thông qua hệ thống giao tiếp bằng hình ảnh. Phương pháp này sẽ giúp trẻ thể hiện được ý muốn, cảm xúc và nhu cầu của mình bằng cách sử dụng hình ảnh để trao đổi thông tin với người khác.

Như mọi người đã biết, trẻ bị tự kỷ sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc học tập, giao tiếp với người khác. Họ thường chọn cách thu mình, khép kín thay vì mở rộng mối quan hệ. Mà cách giáo dục thông thường không mang lại hiệu quả cao. Nhà tâm lý nhi khoa Andrew Bondy và nhà Âm ngữ trị liệu Lori Frost đã cho ra đời phương pháp PECS với mong muốn giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ và có thể học tập để tăng cường tư duy, nhận thức.

Một số điểm quan trọng trong phương pháp PECS

  • Cơ sở hình ảnh: Phương pháp PECS sử dụng hình ảnh để thay thế lời nói, điều này giúp trẻ dễ dàng hiểu và sử dụng chúng để giao tiếp.
  • Phân đoạn và tiến triển: Phương pháp PECS được thiết kế để hướng dẫn trẻ qua các bước phát triển, từ đơn giản đến phức tạp, như vậy sẽ giúp trẻ xây dựng được nền tảng và tăng khả năng giao tiếp tốt hơn.
  • Kích thích giao tiếp: PECS khuyến khích trẻ tham gia vào giao tiếp thay vì chỉ dựa vào việc nhận lời nói, cử chỉ của người khác. Trẻ sẽ học cách tự tìm kiếm và sử dụng hình ảnh để thể hiện ý muốn, cảm xúc của mình.
  • Hỗ trợ người dạy: Phương pháp PECS thường được áp dụng bởi giáo viên, nhà trường, người chăm sóc trẻ tự kỷ. Họ sẽ hỗ trợ trẻ trong việc sử dụng hình ảnh và thúc đẩy quá trình giao tiếp.
  • Linh hoạt: PECS có thể được điều chỉnh linh hoạt để phù hợp với từng trẻ, dựa vào những gì trẻ muốn thể hiện qua hình ảnh để giúp tăng khả năng giao tiếp và tạo ra cơ hội tương tác tích cực ở trẻ.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:
355,000đ 385,000đ
4.9 (64 votes)
205 người mua
Mua Ngay

Cơ sở khoa học của phương pháp PECS

Cơ sở khoa học của phương pháp PECS là dựa trên nhiều sự nghiên cứu và lý thuyết trong tương tác xã hội, giáo dục đặc biệt, những khó khăn và nhu cầu phát triển của trẻ tự kỷ. Được xây dựng dựa trên các nguyên tắc sau:

  1. Nguyên tắc trực quan: PECS dựa trên sự hiểu biết tằng trẻ tự kỷ thường gặp khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ lời nói để giao tiếp. Chính vì thế sử dụng hình ảnh để truyền đạt thông tin là cách thức tốt nhất. Cách tiếp cận này đáp ứng nhu cầu học hỏi và giao tiếp của trẻ thông qua kênh trực quan, để trẻ thể hiện mong muốn và cảm xúc của mình.
  2. Nguyên tắc giao tiếp: PECS thúc đẩy trẻ sử dụng hình ảnh để giao tiếp, trao đổi thông tin với người khác. Quan trong hơn đó là giúp trẻ nỗ lực giao tiếp hơn, xây dựng lòng tự tin giao tiếp của trẻ.
  3. Học tập và phát triển: PECS được thiết kế dựa trên nguyên tắc học tập tiến bộ từ cơ bản đến phức tạp. Trẻ bắt đầu với các kỹ năng giao tiếp cơ bản, sau đó chuyển sang trình độ phức tạp hơn khi đã có tiến bộ. Quá trình này sẽ đảm bảo sự phát triển liên tục của trẻ trong giao tiếp.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:
261,000đ 286,000đ
4.9 (64 votes)
958 người mua
Mua Ngay

Cách dạy trẻ bị tự kỷ bằng phương pháp PECS

Để dạy trẻ bị tự kỷ bằng phương pháp PECS, trước tiên cần chuẩn bị đạo cụ, có thể là hình ảnh, video liên quan đến bài học. Nên bắt đầu từ những chủ đề mà trẻ yêu thích, hứng thú, sử dụng hình ảnh sinh động và nhiều màu sắc để thu hút trẻ. Chẳng hạn như: hoa lá, động vật, hình ảnh thời tiết.

Quá trình học tập của trẻ cũng nên bắt đầu từ những bài đơn giản nhất, cha mẹ có thể đưa ra những phần thưởng nhỏ để khuyến khích con mỗi khi con làm đúng. Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên ghi lại những gì mà trẻ học để đánh giá mức độ hiệu quả. PECS sẽ thực hiện qua 6 giai đoạn và cấp độ khác nhau.

  • Giai đoạn 1: Giao tiếp như thế nào?

- Bước đầu tiên cần thực hiện để có thể áp dụng hiệu quả PECS cho trẻ tự kỷ đó chính là cho trẻ tiếp xúc và giao tiếp thông qua hình ảnh riêng lẻ. Ví dụ như bố mẹ có thể đưa ra những đồ vật cụ thể mà trẻ yêu thích, sau đó tìm kiếm hình ảnh mô tả cụ thể để trẻ có thể quan sát tốt hơn.

- Sau đó, hãy hướng dẫn cho trẻ bằng cách yêu cầu trẻ tìm và lấy hình ảnh mà trẻ muốn có được đưa cho người đối diện để đổi lại món đồ vật thực tế. Ngoài ra, trong giai đoạn này, người thực hiện cùng trẻ cần lưu ý một số điều sau đây:

- Cần có tối thiểu 2 người hỗ trợ và cùng thực hiện với trẻ. Một người sẽ là đối tác chính trong quá trình giao tiếp với trẻ và một người sẽ đưa ra những gợi ý về thể chất và không giao tiếp với trẻ. Khi mới bắt đầu, người giao tiếp ngồi đối diện với trẻ và đưa ra những món đồ vật để kích thích trẻ nhỏ. Còn người thứ 2 sẽ ngồi ở phía sau và cầm tay trẻ hướng dẫn lấy hình ảnh để trao đổi với đối phương. Khi trẻ đã dần quen với việc đó thì hãy giảm bớt sự hỗ trợ.

- Nên hạn chế việc sử dụng quá nhiều lời nói để gợi ý cho con.

- Khi đưa ra một hình ảnh mới thì cần giới thiệu cho con biết đó là gì.

- Không nên bắt ép trẻ mà hãy phân chia thời gian cụ thể để trẻ có thể tập trung tối đa vào bài học. Mỗi ngày nên duy trì giao tiếp bằng PECS khoảng 30 đến 40 phút.

- Chuẩn bị hình ảnh, tranh vẽ phù hợp với kích thước tay của trẻ.

  • Giai đoạn 2: Khoảng cách và kiên trì

- Trong giai đoạn này, trẻ nhỏ cần được kích thích nhu cầu tìm kiếm sách vở, tập vẽ, hình ảnh và tạo dựng mối quan hệ tốt với người giao tiếp. Trẻ sẽ dần rút ngắn khoảng cách để chủ động tìm hình ảnh đưa cho người đối diện nhằm thể hiện nhu cầu của bản thân.

- Quy trình thực hiện cũng sẽ được làm tương tự như giai đoạn 1 nhưng cần thay thế luân phiên giữa những người giao tiếp để trẻ mở rộng thêm mối quan hệ. Ngoài ra, cũng có thể cân nhắc đến việc thay đổi môi trường tiếp xúc cho trẻ, cụ thể là từ lớp học đến không gian nhà ở. Vị trí tranh ảnh cũng có thể được đặt ra hơn tầm tay của trẻ để thúc đẩy trẻ chủ động thực hiện.

  • Giai đoạn 3: Phân biệt tranh

- Mục tiêu chính của giai đoạn này đó chính là trẻ sẽ chủ động tìm đến các hình ảnh và lựa chọn ra đúng bức ảnh mà mình muốn thể hiện để đưa cho người cần giao tiếp. Trong giai đoạn này, cần hướng dẫn trẻ theo các cách sau đây:

- Bước 1: Người hướng dẫn nên lựa chọn hình ảnh của 2 đồ vật, 1 bức thể hiện món đồ mà trẻ cực kỳ yêu thích và 1 bức là món đồ trẻ không thích. Khi trẻ chọn đúng món đồ mà mình thích thì hãy tuyên dương, khen ngợi và thưởng cho trẻ bằng món đồ đó.

- Bước 2: Khi trẻ đáp ứng tốt ở bước 1 thì người hướng dẫn nên nâng cấp mức độ phức tạp lên bằng cách kết hợp cả hai hình ảnh về đồ vật mà trẻ yêu thích. Khi trẻ chọn 1 hình ảnh cụ thể thì hãy để trẻ tự lựa món đồ tương ứng với hình ảnh đó. Nếu trẻ lấy sai thì hãy chỉ vào bức ảnh và đưa ra gợi ý cho trẻ, hướng trẻ về những đặc điểm nhận dạng.

  • Giai đoạn 4: Nguyên câu

- Hiểu theo cách đơn giản thì đây là giai đoạn hỗ trợ trẻ nhỏ thể hiện nguyên câu về những mong muốn, nhu cầu của bản thân thay vì chỉ sử dụng những hình ảnh đơn lẻ. Phụ huynh cần chuẩn bị các hình ảnh hoặc mảnh giấy với dòng chữ “Con muốn” hoặc “Cho con” để trẻ có thể kết hợp với những hình ảnh khác để tạo thành 1 câu giao tiếp hoàn chỉnh. Ví dụ như “Con muốn ăn nho” thì trẻ cần tìm 3 mảnh ghép biểu hiện “con muốn”, “ăn”, “nho” để ghép lại thành câu.

Để thực hiện được tốt giai đoạn này, phụ huynh cần hoàn thành các bước sau:

+ Bước 1: Thay vì đưa hình ảnh trẻ muốn cho người giao tiếp cùng trẻ thì hãy hướng dẫn trẻ đặt tấm hình đó lên bảng “Cho con”. Để thực hiện được bước này, cần có người hướng dẫn và dạy trẻ thực hiện thao tác. Sau khi trẻ hoàn thành, người giao tiếp hãy đọc to và rõ nguyên câu, ví dụ như “Cho con kẹo” và đáp ứng theo nguyện vọng của trẻ.

+ Bước 2: Trẻ sẽ dùng bảng “Cho con” để đặt lên hình ảnh miêu tả về đồ vật mà trẻ muốn. Sau đó, người giao tiếp sẽ đưa hình ảnh cho trẻ và hô to “Cho con”.

+ Bước 3: Khi trẻ đã quen thuộc với bước 1 và 2 thì người giao tiếp cho thể gợi ý cho trẻ đọc mong muốn bằng lời nói. Tuy nhiên, đừng bắt ép trẻ phải đọc trọn vẹn cả câu mà chỉ nên gợi ý cho trẻ nói những từ đơn giản. Ví dụ như bạn có thể nói “Cho con”, còn trẻ sẽ nói “Gấu” hoặc ngược lại. Tuy nhiên, giai đoạn này có thể không dễ dàng thực hiện. Nếu trẻ vẫn không chịu nói thì hãy kiên trì cùng trẻ thực hiện việc giao tiếp bằng hình ảnh.

Ngoài ra, cần lưu ý một số điều trong giai đoạn này:

Trong quá trình áp dụng phương pháp PECS cho trẻ thì các bậc phụ huynh hoặc người giao tiếp với trẻ nên hạn chế nói “Không”. Cụ thể, nếu trẻ muốn đòi một món đồ nào đó thì thay vì nói “Không cho”, “Không có” thì hãy nói “Hết rối” và chuyển trẻ sang một hoạt động, đồ vật khác.

Để có thể gia tăng khả năng ghi nhớ và phân biệt ở trẻ, bạn cũng có thể dần giảm bớt cỡ tranh so với giai đoạn đầu.

  • Giai đoạn 5: “Con muốn gì?”

Đây là giai đoạn quan trọng và cũng chính là cột mốc phát triển tốt ở trẻ tự kỷ sau khi áp dụng phương pháp PECS trong một thời gian nhất định. Mục tiêu của giai đoạn này đó chính là thúc đẩy sự chủ động của trẻ, giúp trẻ có thể trả lời tốt câu hỏi “Con muốn gì?”.

Nhờ đó mà trẻ nhỏ sẽ được gia tăng hiệu quả về khả năng giao tiếp, rút ngắn được khoảng cách giữa trẻ và người giao tiếp, trẻ nhỏ cũng trở nên chủ động và phát triển kỹ năng tốt hơn. Cụ thể các bước thực hiện như sau:

+ Bước 1: Kết hợp giữa việc đưa ra gợi ý và hỏi “Con muốn gì?”. Ví dụ như bạn có thể chỉ vào bảng “Cho con” và cầm hình ảnh gấu để xem con có thể nhớ ra bản thân nên làm gì hay không. Nếu trong lần đầu trẻ vẫn chưa thể kịp phản ứng, hãy nhẹ nhàng hướng dẫn con.

+ Bước 2: Khi hỏi “Con muốn gì?” bạn hãy kiên nhẫn chờ đợi trong vài phút để trẻ có thể suy nghĩ và định hình bản thân nên làm gì tiếp theo. Nếu trẻ vẫn chưa thể nhớ ra thì hãy chỉ vào bản “Cho con” để gợi ý cho trẻ những bước tiếp theo.

+ Bước 3: Thay vì liên tục đặt ra câu hỏi, đôi khi các bậc phụ huynh cũng cần cho con chủ động yêu cầu hoặc đòi hỏi một món đồ nào đó.

  • Giai đoạn 6: Bình luận

Mục tiêu chính của giai đoạn này đó chính là mở rộng sự hiểu biết của con thông qua đa dạng các câu hỏi khác nhau. Thay vì cứ mãi hỏi “Con muốn gì”, các bậc phụ huynh cũng có thể thay đổi một số mẫu câu tùy thuộc vào từng trường hợp khác nhau. Ví dụ như “Con cảm thấy thế nào?”, “Con đang có gì?”, “Con nghe thấy gì?”,…

Một số lưu ý ở giai đoạn bình luận như:

+ Bổ sung đa dạng các tấm bảng, bức tranh với nội dung mới mẻ hơn, ví dụ như “Con thấy”, “Con có”, “Con nghe”,…

+ Dạy con phân biệt giữa ý nghĩa của các câu và sử dụng chúng trong các hoàn cảnh khác biệt.

+ Giữa các câu hỏi nên có khoảng cách về thời gian để trẻ có thể suy nghĩ và thực hiện tốt.

Ưu điểm và nhược điểm của phương pháp PECS

Phương pháp PECS hiện nay đang được ứng dụng rộng rãi trong việc hỗ trợ cải thiện khả năng ngôn ngữ, giao tiếp cho trẻ tự kỷ, trẻ chậm phát triển. Trong thực tế, phương pháp này đã mang lại rất nhiều hiệu quả và tạo điều kiện tốt cho trẻ nhỏ dần phát triển khả năng giao tiếp của mình, từ đó trẻ cũng nâng cao được kỹ năng học tập và cải thiện tốt về trí nhớ.

Tuy nhiên, bất kỳ phương pháp nào cũng có tính 2 mặt. Bên cạnh những ưu điểm và lợi ích vượt trội mà PECS mang đến thì hình thức can thiệp này vẫn còn tồn đọng một số nhược điểm cần được khắc phục.

Cụ thể một số ưu và nhược điểm của phương pháp PECS trong can thiệp trẻ tự kỷ, trẻ rối loạn ngôn ngữ như sau:

  • Ưu điểm:

+ Hỗ trợ giao tiếp: PECS giúp trẻ tự kỷ hoặc có khả năng giao tiếp hạn chế thể hiện ý muốn và nhu cầu của họ bằng cách sử dụng hình ảnh, giúp cải thiện khả năng giao tiếp.

+ Dễ học: PECS sử dụng hình ảnh trực quan, điều này có nghĩa là nó có thể dễ dàng học và áp dụng cho trẻ có trình độ ngôn ngữ thấp hoặc không biết ngôn ngữ.

+ Tích hợp vào cuộc sống hàng ngày: PECS có thể tích hợp dễ dàng vào các hoạt động hàng ngày, như ăn uống, chơi, học tập và giao tiếp xã hội, giúp trẻ thực hành giao tiếp trong môi trường tự nhiên.

+ Khuyến khích tương tác xã hội: Phương pháp này thường dựa trên việc tương tác với người khác để đạt được mục tiêu, giúp trẻ phát triển kỹ năng xã hội và hợp tác.

+ Tích cực hóa cảm xúc: PECS giúp trẻ tỏ ra thoải mái hơn trong việc thể hiện mong muốn và nhu cầu, giảm thiểu sự căng thẳng và xóa bỏ những hành vi tiêu cực.

  • Nhược điểm:

+ Đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn: Quá trình dạy trẻ sử dụng PECS đòi hỏi thời gian và kiên nhẫn. Một số trẻ có thể tiến bộ nhanh chóng, trong khi người khác có thể cần thời gian lâu hơn.

+ Không phù hợp cho tất cả trẻ: PECS không phải là phương pháp phù hợp cho mọi trẻ tự kỷ. Một số trẻ có thể không quan tâm hoặc không thể tập trung vào việc sử dụng hình ảnh.

+ Yêu cầu sự hợp tác của người xung quanh: Để PECS hiệu quả, người xung quanh trẻ, bao gồm gia đình và giáo viên, cần phải được đào tạo và hợp tác một cách tích cực.

+ Cần sự thay đổi và tùy chỉnh: PECS thường cần phải điều chỉnh và tùy chỉnh để phù hợp với nhu cầu của trẻ theo thời gian.

+ Hình ảnh có thể bị hạn chế: Một số tình huống hoặc nhu cầu cụ thể có thể khó để biểu đạt bằng hình ảnh, khiến việc sử dụng PECS có thể bị hạn chế.

Trong nhiều trường hợp, PECS có thể là một công cụ hữu ích để giúp trẻ tự kỷ hoặc có khả năng giao tiếp hạn chế phát triển kỹ năng giao tiếp và tương tác xã hội. Tuy nhiên, quan trọng là phải xem xét cụ thể từng trường hợp để xác định liệu PECS phù hợp và hiệu quả hay không.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến: “Cách dạy trẻ bị tự kỷ bằng phương pháp PECS”. Bao gồm: khái niệm về phương pháp PECS, cách thức dạy trẻ bị tự kỷ bằng PECS, ưu và nhược điểm của phương pháp PECS. Nhìn chung, đây phương pháp sẽ mang lại hiệu quả cao trong việc cải thiện khả năng giao tiếp cho trẻ ở lứa tuổi mầm non, cách thức triển khai đơn giản nên cha mẹ có thể áp dụng tại nhà.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.