Khám phá ngay 8 điều nhất thiết phải biết về thiểu năng trí tuệ

Posted on 11/08/2023

Thiểu năng trí tuệ, còn được biết đến với tên gọi khuyết tật trí tuệ. Đây là một dạng khuyết tật thần kinh và não, được chẩn đoán khi chức năng trí tuệ dưới mức trung bình và thiếu hụt các kỹ năng giao tiếp xã hội cần thiết để tự chủ trong cuộc sống hàng ngày.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:

Hiện nay, tình trạng bệnh thiểu năng trí tuệ có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống của gia đình và xã hội. Vậy thiểu năng trí tuệ là gì? Những nguyên nhân nào gây ra tình trạng này, dấu hiệu nhận biết và cách chăm sóc và giúp đỡ như thế nào để người khuyết tật trí tuệ có cuộc sống tốt đẹp hơn? Hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết: “Khám phá ngay 8 điều cần biết về thiểu năng trí tuệ” dưới đây nhé.

Bệnh thiểu năng trí tuệ là gì?

Thiểu năng trí tuệ, hay còn được gọi là khuyết tật trí tuệ, chậm phát triển trí tuệ, rối loạn phát triển thần kinh. Thuật ngữ được sử dụng để chỉ một người có những hạn chế nhất định trong nhận thức và kỹ năng, bao gồm kỹ năng giao tiếp, học tập, chăm sóc bản thân.

Thiểu năng trí tuệ là một bệnh lý về thần kinh được khởi phát trong thời thơ ấu. Loại bệnh ảnh hưởng đến khả năng học hỏi, hiểu biết, ngôn ngữ, trí nhớ lưu giữ thông tin mới, ảnh hưởng đến hành vi giải quyết vấn đề và thích nghi với môi trường xã hội. Điều này tạo ra những thách thức trong việc tự chăm sóc bản thân và tham gia vào cuộc sống hằng ngày.

Phân loại thiểu năng trí tuệ theo mức độ

Thiểu năng trí tuệ có thể được phân loại dựa trên mức độ của sự suy giảm trí tuệ và các biểu hiện đi kèm. Thông thường sẽ dựa vào chỉ số IQ là chỉ số đo lường trí tuệ để xác định mức độ nghiêm trọng của thiểu năng trí tuệ. Các loại thiểu năng trí tuệ như sau:

  • Thiểu năng trí tuệ dạng nhẹ:

- Thiểu năng trí tuệ ở dạng nghẹ là người có chỉ số IQ từ 50 – 70. Những người này thường có khả năng phát triển về kỹ năng vận động và quan sát. Tuy nhiên, sự phát triển này thường khó phân biệt so với trẻ cùng độ tuổi.

- Bên cạnh đó, những người này thường gặp khó khăn trong việc đọc và viết, nhưng họ vẫn có khả năng hòa nhập, tương tác tốt với bạn bè cùng trang lứa. Họ có thể tự chăm sóc bản thân, tham gia các hoạt động hằng ngày, thậm chí có khả năng làm việc và sống độc lập. Để giúp những người trong đối tượng này thì cần sự chăm sóc và hỗ trợ từ cộng đồng.

  • Thiểu năng trí tuệ dạng trung bình:

- Thiểu năng trí tuệ ở dạng trung bình là người có chỉ số IQ từ 35 – 49. Những người này vẫn có khả năng học các kỹ năng giao tiếp ngay từ khi còn bé, mức độ học tập đạt mức cơ bản, thường sẽ dừng lại ở giai đoạn tiểu học.

- Những người này sẽ gặp khó khăn trong việc học hỏi, tương tác xã hội, tham gia vào cuộc sống hằng ngày. Chính vì thế họ cần được sự hỗ trợ từ người thân và gia đình để có thể tự chăm sóc và phát triển bản thân.

  • Khuyết tật trí tuệ ở dạng nặng:

- Khuyết tật trí tuệ ở dạng nặng là những người có chỉ số IQ từ 20 – 34, đây là mức độ nghiêm trọng hơn, cá nhân sẽ gặp khó khăn nghiêm trọng trong việc học các kỹ năng giao tiếp, thích nghi và tự chăm sóc bản thân, thậm chí có thể chậm phát triển khả năng nói.

- Những người này bị giới hạn trong học tập, họ thường dừng lại ở việc làm quen với chữ cái và con số. Họ không thể tự lập được khi lớn lên, và luôn cần sự hỗ trợ và giám sát từ gia đình và người thân.

  • Chậm phát triển trí tuệ đặc biệt:

- Chậm phát triển trí tuệ đặc biệt là những người có chỉ số IQ dưới 20, đây cũng là mức độ cao nhất của thiểu năng trí tuệ, và tỷ lệ này chiếm khoảng 1 – 2% số người mắc chứng chậm phát triển trí tuệ. Chính vì thế đây là trường hợp rất hiếm gặp.

- Những người thuộc nhóm này sẽ gặp khó khăn trong mọi khía cạnh của cuộc sống và cần được hỗ trợ liên tục và chăm sóc đặc biệt của người thân và gia đình. Bởi những người này không thể tự lập trong cuộc sống hằng ngày được.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:
355,000đ 385,000đ
4.9 (64 votes)
205 người mua
Mua Ngay

Những nguyên nhân thiểu năng trí tuệ

Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng thiểu năng trí tuệ, dưới đây chỉ là những nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng này:

  1. Nguyên nhân di truyền: Các đột biến gen có thể ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ và não bộ của thai nghi hoặc trẻ sơ sinh. Bên cạnh có còn có các bệnh di truyền khác như hội chứng Down, hội chứng Fragile X, hội chứng rượu bào thai,… cũng có thể gây ra thiểu năng trí tuệ.
  2. Yếu tố thai kỳ và sinh sản: Sử dụng thuốc, chất gây nghiện, rượu, thuốc lá trong thời kỳ mang thai có thể gây hại cho sự phát triển của não thai nhi. Bị nhiễm trùng thai kỳ như viêm màng não, sởi,... cũng có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi.
  3. Yếu tố môi trường: Tiếp xúc với chất độc hại, các chất gây ô nhiễm trong môi trường cũng có thể ảnh hưởng đến phát triển trí tuệ. Bên cạnh đó sự thiếu thốn trong dinh dưỡng thai kỳ, thời thơ ấu cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ.
  4. Ảnh hưởng bệnh và chấn thương: Các bệnh nhiễm trùng nặng như: viêm màng não, viêm não, … có thể gây hại đến các cấu trúc não bộ, dẫn tới thiểu năng trí tuệ. Chấn thương sọ não trong thai kỳ và trẻ em có thể gây ra các vấn đề về trí tuệ.
  5. Yếu tố môi trường xã hội: Gia đình thiếu sự quan tâm, hỗ trợ để trẻ phát triển. Thiếu giáo dục, cảm giác cô đơn, thiếu cơ hội học tập cũng có thể ảnh hưởng đến trí tuệ của trẻ.
  6. Các vấn đề y tế khác: Thiếu máu não, vấn đề nội tiết,… cũng ảnh hưởng đến sự phát triển trí tuệ. Các vấn đề sức khỏe tâm thần như rối loạn tự kỷ, rối loạn phổ tự kỷ cũng dẫn tới thiểu năng trí tuệ.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:
261,000đ 286,000đ
4.9 (64 votes)
958 người mua
Mua Ngay

Dấu hiệu nhận biết người bị khuyết tật trí tuệ

Các dấu hiệu nhận biết người bị khuyết tật trí tuệ có thể xuất hiện từ khi còn nhỏ, và thường thể hiện qua nhiều khía cạnh của cuộc sống. Dưới đây chỉ là một số dấu hiệu cụ thể để nhận biết người bị khuyết tật trí tuệ:

  • Phát triển chậm: Trẻ có sự phát triển kỹ năng vận động, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội chậm hơn so với trẻ cùng tuổi khác. Khả năng học tập và nắm bắt kiến thức cũng yếu hơn.
  • Khó khăn trong giao tiếp: Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc học cách đọc chữ, viết chữ, tính toán. Khả năng giao tiếp bị hạn chế, kể cả việc sử dụng ngôn ngữ và hiểu ngôn ngữ.
  • Thích ứng xã hội kém: Những người bị khuyết tật trí tuệ thường thụ động trong các hoạt động vận động và tương tác xã hội. Họ thiếu đi sự nhận thức về các tình huống xã hội, gây khó khăn trong việc tương tác và kết nối với người khác, họ thiếu khả năng đọc và hiểu cảm xúc của người khác.
  • Khả năng tư duy kém: Người bị thiểu năng trí tuệ thường có khả năng tư duy hạn chế, gặp khó khăn trong việc hiểu các khái niệm trừu tượng và không thể giải quyết các vấn đề phức tạp.
  • Hành vi khác thường: Những người này thường có những hành vi khác thường, như lặp đi lặp lại các hoạt động hoặc từ ngữ, cử chỉ kỳ quặc. Bên cạnh đó thì khả năng kiểm soát hành vi và tương tác xã hội thường bị ảnh hưởng.
  • Khả năng tự chăm sóc kém: Những người bị khuyết tật trí tuệ thường gặp khó khăn trong việc tự chăm sóc bản thân, như không thể tự ăn uống, tự vệ sinh, tự quản lý thời gian sinh hoạt động của mình.

Thiểu năng trí tuệ có chữa được không

Thiểu năng trí tuệ là một dạng khuyết tật trí tuệ mà nguyên nhân xuất phát từ nhiều yếu tố như di truyền, thai kỳ, môi trường, sự phát triển của não bộ. Chính vì thế mà hiện nay không có phương pháp nào chữa trị hoàn toàn cho người thiểu năng trí tuệ. Tuy nhiên, gia đình có thể áp dụng các biện pháp hỗ trợ và giáo dục để cải thiện chất lượng cuộc sống của người bị thiểu năng trí tuệ.

Các biện pháp hỗ trợ cải thiện hoạt động hằng ngày cho người bệnh bao gồm: giáo dục đặc biệt, phát triển kỹ năng xã hội, chăm sóc y tế, chăm sóc tâm lý, hỗ trợ từ gia đình và cộng đồng. Mục tiêu cuối cùng là giúp người bị thiểu năng trí tuệ có thể phát triển tối đa tiềm năng của họ và tham gia vào cuộc sống một cách tích cực và tự lập.

=> Như vậy, hiện nay chưa có cách chữa hiệu quả cho người bị thiểu năng trí tuệ. Đây là tình trạng sẽ kéo dài đến suốt cuộc đời nên gia đình cần chú ý kiểm soát liên tục.

Quá trình chẩn đoán khuyết tật trí tuệ

Quá trình chẩn đoán khuyết tật trí tuệ là một quá trình phức tạp và đa dạng, gồm nhiều bước khác nhau để xác định mức độ thiếu hụt về khả năng trí tuệ của một cá nhân. Dưới đây là tóm tắt về quá trình chuẩn đoán:

  1. Xét nghiệm trước sinh: Xét nghiệm trước sinh để xác định các bất thường di truyền có thể gây ra khuyết tật trí tuệ, cũng cho biết sự phát triển của thai nhi. Bên cạnh có, các xét nghiệm như chọc màng ối, xét nghiệm máu của mẹ, xét nghiệm siêu âm để đánh giá nguy cơ có khuyết tật trí tuệ trong thai kỳ không.
  2. Đánh giá phát triển thông minh: Khi trẻ được sinh ra và tiếp tục phát triển sẽ được kiểm tra về trí tuệ và sự phát triển của mình. Các bước này gồm đo lường khả năng phát triển trí tuệ, các kỹ năng cụ thể như ngôn ngữ, giao tiếp, vận động,…
  3. Kiểm tra hệ thần kinh trung ương: Đối với những trường hợp nghi ngờ về thiểu năng trí tuệ sẽ làm các xét nghiệm chụp cộng hưởng từ để kiểm tra hệ thần kinh trung ương có các dị dạng và vấn đề về cấu trúc não không.
  4. Xét nghiệm di truyền: Xét nghiệm di truyền để xác định các bệnh di truyền như hội chứng Down, hội chứng Fragile X và các bệnh di truyền khác có thể gây ra khuyết tật trí tuệ.
  5. Đánh giá lâm sàng: Các biểu hiện lâm sàng của trẻ, như sự chậm phát triển về vận động, ngôn ngữ, kỹ năng xã hội,… để đánh giá xem trẻ bị thiểu năng trí tuệ không.

Điều trị và hỗ trợ cho người thiểu năng trí tuệ

  1. Chương trình can thiệp sớm: Việc can thiệp sớm từ giai đoạn mang thai có thể giúp ngăn ngừa hoặc làm giảm tối đa tình trạng bị thiểu năng trí tuệ. Chương trình này sẽ tập trung vào việc cung cấp các phương pháp chăm sóc hiệu quả và phù hợp cho trẻ từ giai đoạn mới sinh.
  2. Hỗ trợ đa ngành: Hỗ trợ và tư vấn của một nhóm chuyên gia đa ngành trong lĩnh vực thần kinh học, phát triển hành vi, chỉnh hình, vật lý trị liệu, trị liệu nói, thính học, dinh dưỡng, tâm lý học,… sẽ giúp người thiểu năng trí tuệ sớm được cải thiện.
  3. Hỗ trợ từ gia đình: Gia đình đóng vai trò quan trọng trong việc giúp cải thiện đời sống của người bị thiểu năng trí tuệ. Chính vì thế gia đình cần tạo ra môi trường tốt cho trẻ. Bên cạnh đó gia đình cũng cần hiểu rõ về nguyên nhân, tình trạng, cách giáo dục, cách hỗ trợ người bị thiểu năng trí tuệ để chăm sóc tốt cho người bệnh.
  4. Chương trình toàn diện: Phát triển một chương trình toàn diện dựa trên sự hợp tác của các chuyên gia và gia đình để đảm bảo chất lượng chăm sóc và hỗ trợ tốt nhất cho người bị thiểu năng trí tuệ. Gia đình nên khuyến khích người bị thiểu năng tham gia trường học, trung tâm chăm sóc đặc biệt.
  5. Sử dụng thuốc kích thích: Trong trường hợp người bị thiểu năng trí tuệ có những dấu hiệu ảnh hưởng của rối loạn tâm thần như trầm cảm, gia đình có thể sử dụng thuốc kích thích thần kinh để giúp cải thiện các triệu chứng tâm thần.
  6. Khi trẻ khuyết tật trí tuệ đến tuổi trưởng thành, thì cần được hỗ trợ về điều kiện sống cũng như công việc. Để họ có thể phát triển kỹ năng tốt hơn, cũng như khả năng tự lập tốt hơn.

Cách phòng chống khuyết tật trí tuệ

Phòng chống khuyết tật trí tuệ là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe và phát triển của trẻ em. Các biện pháp phòng ngừa và can thiệp sớm sẽ giúp giảm nguy cơ và ngăn ngừa các nguyên nhân gây ra tình trạng khuyết tật trí tuệ. Dưới đây là một số biện pháp quan trọng mà cha mẹ cần chú ý:

  • Vắc xin: vacxin sẽ có tác dụng phòng ngừa nhiều bệnh nguy hiểm có thể gây ra thiểu năng trí tuệ, như: sởi bẩm sinh, viêm màng não,… Chính vì thế cha mẹ hãy chú ý tiêm chủng đầy đủ và đúng lịch trình được khuyến nghị để bảo vệ trẻ tốt nhất.
  • Mang thai an toàn: Phụ nữ mang thai cần tuân thủ những biện pháp phòng ngừa và thực hiện các thay đổi lối sống để đảm bảo sức khỏe của bản thân và thai nhi. Mẹ mang thai cần tránh rượu, chất gây nghiện, thuốc lá, thức ăn không an toàn, tránh bị stress, căng thẳng, tránh các hoạt động nguy hiểm, tránh tiếp xúc với các chất độc hại,…
  • Bổ sung Acid Folic: Phụ nữ nên bổ sung thêm acid folic trước và trong thời kỳ mang thai để giúp giảm nguy cơ bị dị tật ống thần kinh ở thai nhi.
  • Chăm sóc sản khoa và sơ sinh: Mẹ sau sinh cần đảm bảo sức khỏe cho mẹ và trẻ sơ sinh để con có điều kiện phát triển tốt nhất. Nên áp dụng một số biện pháp để giúp tăng cường miễn dịch, ngăn ngừa tình trạng bệnh tan máu ở trẻ sơ sinh, từ đó làm giảm tỷ lệ thiểu năng trí tuệ.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến thiểu năng trí tuệ, gồm 8 điều cần biết, như: Khái niệm về bệnh thiểu năng trí tuệ, phân loại thiểu năng trí tuệ theo mức độ chỉ số IQ, những nguyên nhân dẫn tới tình trạng bệnh, các dấu hiệu nhận biết thiểu năng trí tuệ. Đặc biệt là trả lời câu hỏi thiểu năng trí tuệ có chữa được không? Quá trình chẩn đoán khuyết tật trí tuệ, hướng dẫn cách phòng tránh chậm pháp triển trí tuệ ở trẻ. Nếu bạn đọc có bất kỳ thắc mắc hay câu hỏi nào hãy liên hệ với bộ phận chăm sóc khách hàng của Eco Pharmalife để được hỗ trợ tư vấn tốt nhất.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.