Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao? Áp dụng ngay 11 cách hiệu quả

Posted on 11/08/2023

Trong hành trình phát triển của trẻ, khả năng ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng, là chìa khóa mở ra thế giới kiến thức và giao tiếp xúc quanh, tiền đề cho sự phát triển tư duy, sự thông minh của trẻ.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:

Tuy nhiên, không phải trẻ nào cũng phát triển ngôn ngữ một cách tốt đẹp, đôi khi có những trẻ gặp phải tình trạng chậm nói. Đặc biệt là tình trạng trẻ 2 tuổi chậm nói đang khiến nhiều phụ huynh lo lắng và cảm thấy bất an về tương lai ngôn ngữ của trẻ.

Vậy trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao? Tất cả câu trả lời đều có trong bài viết dưới đây. Hãy cùng Eco Pharmalife khám phá và tìm hiểu về cách giúp con yêu của bạn phát triển ngôn ngữ một cách toàn diện và hiệu quả.

Các cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ 2 tuổi

Nhận biết được các cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ 2 tuổi là vô cùng quan trọng, điều này sẽ giúp cha mẹ xác định được liệu trẻ có đang gặp vấn đề chậm nói hay không? Dưới đây là một số mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ 2 tuổi mà bố mẹ có thể tham khảo:

  1. Từ vừng: Ở giai đoạn 2 tuổi, trẻ đã có thể tích lũy một kho từ vừng từ 50 – 100 từ. Những từ này thường là những từ phổ biến và quen thuộc xung quanh trẻ. Bên cạnh đó trẻ có khả năng nhận biết và gọi tên người, đồ vật xung quanh mình. Như các loại đồ chơi, thức ăn, tên các thành viên trong gia đình.
  2. Cấu trúc câu: Trẻ 2 tuổi đã bắt đầu biết cách ghép các từ đơn giản thành câu hoàn chỉnh. Trẻ có thể sử dụng động từ và danh từ thành câu ngắn gọn và có ý nghĩa rõ ràng. Mặc dù là những câu đơn giản nhưng đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc thể hiện ý thức thông qua ngôn ngữ.
  3. Khả năng giao tiếp: Ở lứa tuổi này thì trẻ thường thích thể hiện ý kiến và mong muốn của mình thông qua ngôn ngữ. Trẻ đã biết cách sử dụng cử chỉ và biểu cảm khuôn mặt để thể hiện cảm xúc, cũng như sẵn sàng tham gia các cuộc trò chuyện đơn giản với người lớn và bạn bè cùng trang lứa.
  4. Tính hiếu động: Ở lứa tuổi này trẻ rất thích đặt ra các câu hỏi và tham gia vào trò chuyện. Điều này có thể khiến cha mẹ cảm thấy bất ngờ và thú vị nhưng đôi khi cũng cảm thấy đau đầu vì trẻ hỏi liên tục.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:
355,000đ 385,000đ
4.9 (64 votes)
205 người mua
Mua Ngay

Một số nguyên nhân gây chậm nói ở trẻ 2 tuổi

Nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm nói ở trẻ 2 tuổi thì có rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây chỉ là một số nguyên nhân chính có thể dẫn tới tình trạng này để cha mẹ tham khảo:

  • Vấn đề vòm họng: Một số trẻ có thể gặp vấn đề về cấu trúc vòm họng hoặc hệ thống ngữ âm có vấn đề, gây nên tình trạng khó khăn trong việc phát ra âm thanh và hình thành ngôn ngữ. Điều này có thể dẫn tới tình trạng chậm nói hoặc tình trạng nói lắp bắp.
  • Thiếu tương tác: Khi trẻ sống trong môi trường thiếu cơ hội tương tác giao tiếp rất có thể ảnh hưởng đến khả năng phát triển ngôn ngữ của trẻ. Khi trẻ không có cơ hội tham gia và các cuộc trò chuyện hoặc không được khích lệ, trẻ có thể phát triển chậm về khả năng ngôn ngữ của mình.
  • Ảnh hưởng nhiều ngôn ngữ: Trẻ tiếp xúc với nhiều ngôn ngữ khác nhau trong gia đình hoặc môi trường xung quanh. Cũng có thể dẫn tới tình trạng mất ngôn ngữ vì trẻ bị pha trộn nhiều ngôn ngữ, dẫn tới chậm phát triển ngôn ngữ.
  • Vấn đề nhận thức: Trẻ gặp các vấn đề về phát triển não bộ và khả năng nhận thức, từ đó ảnh hưởng tới khả năng nói của trẻ. Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc xử lý thông tin và không thể tập trung để tham gia vào giao tiếp.
  • Môi trường sống: Gia đình và xã hội không đủ kích thích ngôn ngữ để trẻ học tập, dẫn tới tình trạng trẻ không có cơ hội để học từ vựng và cấu trúc câu mới.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:
261,000đ 286,000đ
4.9 (64 votes)
958 người mua
Mua Ngay

Biểu hiện của trẻ 2 tuổi chậm nói

  • Những dấu hiệu cơ bản:

+ Hạn chế từ vựng: Trẻ 2 tuổi chậm nói có một kho từ vựng hạn chế hơn so với độ tuổi của trẻ. Trẻ chỉ có thể sử dụng được một số câu đơn giản và thiếu đi khả năng kết hợp nhiều từ với nhau để thể hiện ý muốn của mình.

+ Khả năng giao tiếp kém: Trẻ gặp khó khăn trong việc thể hiện ý muốn, cảm xúc và ý kiến của mình bằng ngôn ngữ. Trẻ chỉ sử dụng cử chỉ và hành động thay vì sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp.

+ Khả năng lắng nghe kém: Trẻ chậm nói có thể gặp vấn đề trong việc lắng nghe và hiểu thông tin ngôn ngữ. Trẻ không phản ứng khi được gọi tên và hay bỏ qua các chi tiết trong cuộc trò chuyện.

  • Biểu hiện qua từng giai đoạn:

+ Đối với giai đoạn từ 24 – 27 tháng: Giai đoạn này trẻ không phát triển được từ vựng và cấu trúc câu như các bạn cùng lứa tuổi. Trẻ chỉ sử dụng được một số từ đơn giản để diễn đạt ý của mình.

+ Đối với giai đoạn từ 28 – 31 tháng: Giai đoạn này trẻ không thể xây dựng được các câu dài hơn để diễn đạt ý kiến của mình, trẻ có thể sẽ thể hiện sự bất mãn khi không thể giao tiếp.

+ Đối với giai đoạn 32 – 36 tháng: Giai đoạn này trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tham gia các cuộc trò chuyện, không thể hiện được ý kiến của mình. Khả năng lắng nghe và hiểu ngôn ngữ của trẻ cũng bị hạn chế.

Trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao? Có ngay 11 cách

Nếu cha mẹ đang lo ngại về tình trạng trẻ 2 tuổi chậm nói mà chưa biết phải làm sao? Dưới đây là 11 cách mà cha mẹ có thể áp dụng:

  • Tạo ra môi trường giao tiếp:

Môi trường giao tiếp là một phần quan trọng để giúp thúc đẩy phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Cha mẹ hãy dành nhiều thời gian để trò chuyện cùng trẻ, hãy cố gắng dành 15 – 30 phút mỗi ngày để tương tác và trò chuyện cùng trẻ, đây là thời gian quý báu để trẻ tiếp xúc với ngôn ngữ và học cách sử dụng từ ngữ.

Khi trò chuyện với trẻ, cha mẹ hãy cố gắng sử dụng những từ ngữ đơn giản, những câu văn ngắn gọn, cha mẹ cũng nên đặt ra những câu hỏi để khuyến khích trẻ tham gia vào cuộc trò chuyện tốt hơn.

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy sử dụng sách, hay kể câu chuyện cho trẻ để khuyến khích trẻ phát triển ngôn ngữ. Hãy lựa chọn những câu chuyện đơn giản, hình ảnh sinh động, ngôn ngữ dễ hiểu. Khi kết thúc câu chuyện thì cha mẹ hãy hỏi trẻ đã nghe được gì? Để rèn luyện khả năng diễn đạt và hiểu biết của trẻ.

  • Khuyến khích trẻ nói:

Khuyến khích trẻ nói và sử dụng các từ vựng là việc cực kỳ quan trọng để giúp phát triển kỹ năng ngôn ngữ của trẻ. Cha mẹ hãy bắt đầu dạy trẻ những từ cơ bản và đơn giản, như: màu sắc, đồ vật xung quanh, thực phẩm, động vật,… sử dụng hình ảnh hoặc đồ chơi đi kèm để minh họa. Dần dần hãy mở rộng từ vựng phức tạp hơn, như các từ hoạt động hằng ngày, cảm xúc, các mối quan hệ trong gia đình,…

Bên cạnh đó cha mẹ cũng có thể tạo ra các tình huống hay các hoạt động hằng ngày và yêu cầu trẻ phải sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp. Thường xuyên khích lệ trẻ tham gia các hoạt động trong gia đình, các trò chơi xã hội, các hoạt động sáng tạo. Đây là cách giúp trẻ sử dụng ngôn ngữ để diễn đạt ý kiến của mình.

  • Tiếp xúc nhiều người:

Hãy cho trẻ tiếp xúc với nhiều người, đặc biệt là trẻ cùng lứa tuổi để giúp trẻ mở rộng từ vựng, trẻ sẽ thấy thế giới xung quanh đa dạng hơn và học cách tương tác tốt hơn, từ đó thúc đẩy trẻ giao tiếp.

Sử dụng bài hát và trò chơi:

Cha mẹ hãy sử dụng những bài hát có lời đơn giản, nhịp điệu vui nhộn để cho trẻ học hát, giúp trẻ nắm vững từ vựng. Bên cạnh đó cha mẹ có thể sử dụng các loại trò chơi mang tính mô tả để trẻ sử dụng ngôn ngữ trong trò chơi đó.

Cha mẹ cũng có thể tìm hiểu về các ứng dụng trên di động và máy tính bảng mang tính giáo dục để giúp trẻ tương tác tốt hơn trong quá trình học của mình.

  • Hạn chế xem tivi và thiết bị điện tử:

Mặc dù có thể cho trẻ sử dụng điện thoại di động, máy tính bảng. Nhưng cha mẹ nên giới hạn thời gian sử dụng để đảm bảo trẻ có đủ thời gian dành cho các hoạt động khác. Tránh để con dành quá nhiều thời gian vào tivi, các trò chơi điện tử, dán mắt vào điện thoại, máy tính bảng.

Thay vào đó thì cha mẹ hãy tạo ra các hoạt động thú vị và mang tính tương tác cao, như: vẽ tranh, chơi đùa cùng trẻ, xếp hình, các hoạt động ngoài trời,… trong các hoạt động đó hãy tương tác và trò chuyện cùng trẻ để nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ.

  • Sử dụng sách tranh, hình ảnh:

Cha mẹ hãy mua cho con mình những bộ sách tranh có hình ảnh sáng tạo, màu sắc bắt mắt, câu chuyện thú vị. Khi đọc cho trẻ, hãy hỏi trẻ về hình ảnh, nhân vật, sự kiện để khuyến khích trẻ tham gia thảo luận và giao tiếp, từ đó duyệt nâng cao khả năng sử dụng ngôn ngữ của trẻ.

Bên cạnh đó, cha mẹ hãy cho trẻ tham gia các hoạt động trí tuệ như: vẽ tranh, nặn đất sét, xếp chữ, xếp hình, lắp ráp,… khi tham gia vào những hoạt động này thì trẻ sẽ có cơ hội phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, khả năng sử dụng ngôn ngữ của mình.

  • Tạo môi trường nói chuyện mọi lúc:

Cha mẹ hãy tạo môi trường nói chuyện thường xuyên với trẻ ở trong mọi hoàn cảnh hằng ngày. Như trong lúc ăn có thể hỏi trẻ thích món gì, cách ăn như thế nào, hay trong lúc chơi thì hỏi trẻ về các đồ vật liên quan,… như thế sẽ giúp trẻ nâng cao khả năng ngôn ngữ của mình.

Bên cạnh đó cha mẹ cũng nên đưa trẻ đi mua sắm và hỏi trẻ về các sản phẩm. Dẫn trẻ đi dạo để trẻ nghe những âm thanh và hỏi trẻ xem nghe được tiếng gì. Các hoạt động ngoài chơi như chơi bóng, hỏi trẻ về trải nghiệm trò chơi.

  • Sử dụng hình ảnh trực quan:

Cha mẹ hãy trang trí không gian phù hợp với trẻ, lựa chọn những cuốn sách có hình ảnh sống động, sử dụng những loại đồ chơi mà bé thích, sử dụng những trò chơi mang tính trí tuệ. Từ đó hãy hỏi trẻ miêu tả về hình ảnh, trò chơi, giới thiệu chi tiết cho trẻ một cách dễ hiểu để trẻ nắm được từ vựng mới. Khi nhìn những hình ảnh kèm từ vựng sẽ giúp trẻ nhớ tốt hơn.

hiệu và học từ vựng mới. Khi trẻ nhìn thấy hình ảnh kèm theo từ vựng, họ có thể dễ dàng hiểu và ghi nhớ hơn.

  • Khuyến khích trẻ tự làm:

Trẻ 2 tuổi đang trong giai đoạn phát triển mạnh mẽ về tính khám phá thế giới xung quanh và sự tự lập trong hoạt động. Hãy để trẻ tự làm một việc gì đó, khuyến khích trẻ khi thực hiện được bằng ngôn ngữ. Bên cạnh đó cha mẹ hãy cho trẻ tham gia vào các hoạt động thường ngày trong gia đình và mô tả cho trẻ để trẻ có thể hiểu và làm theo. Như: “cho trẻ tự mặc quần áo, tự đánh răng, tự dọn đồ chơi,…

  • Quan tâm và yêu thương:

Cha mẹ hãy tạo ra một môi trường an toàn để trẻ cảm thấy thoải mái khi thể hiện ý kiến của mình, hãy lắng nghe và đáp ứng tốt nhất những gì trẻ muốn chia sẻ. Khi trẻ đang cố gắng sử dụng ngôn ngữ, cha mẹ hãy khích lệ trẻ, giúp trẻ cải thiện hơn khả năng giao tiếp của mình. Cha mẹ đừng nên chỉ tập trung vào việc trẻ nói đúng hay sai.

  • Tìm kiếm sự hỗ trợ:

Nếu tình trạng trẻ chậm nói kéo dài, không có sự cải thiện. Cha mẹ đừng ngần ngại mà hãy tìm đến sự hỗ trợ từ các bác sĩ, chuyên gia, nhà tư vấn tâm lý,… Các chuyên gia sẽ giúp đưa ra đánh giá chính xác về tình trạng của trẻ, đề xuất các phương pháp phù hợp, hỗ trợ cha mẹ giải quyết tốt nhất vấn đề phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Những lưu ý khi dạy trẻ 2 tuổi chậm nói

Khi dạy trẻ 2 tuổi chậm nói, cha mẹ cần lưu ý một số điểm sau:

  • Theo dõi thường xuyên: Cha mẹ luôn phải theo dõi, quan sát mọi sự thay đổi của trẻ trong khả năng ngôn ngữ. Điều này sẽ giúp cha mẹ có những điều chỉnh cho phù hợp.
  • Trò chuyện nhẹ nhàng: Nếu trẻ không hợp tác thì cha mẹ nên nói chuyện nhẹ nhàng, hãy lắng nghe xem những gì trẻ đang mong muốn để thực hiện kèm lồng ghép các bài học trong đó.
  • Không mắng, đòn roi: Cha mẹ tuyệt đối không được sử dụng đòn roi, hay mắng trẻ với lời lẽ thô tục, như thế sẽ khiến tâm lý của trẻ trở nên sợ sệt, và làm trẻ tự ti hơn.
  • Thay đổi để con cảm hứng hơn: Cha mẹ hãy luôn tìm cách đổi mới phương pháp dạy để tạo cảm giác hứng thú và sự tò mò ở trẻ.
  • Phát âm chuẩn: cha mẹ cần chú ý khi phát âm với trẻ, cần phát âm chuẩn xác để tránh trẻ bị nói ngọng, nói lắp.
  • Hãy kiên nhẫn: Cha mẹ hãy luôn nhớ, cần phải có sự kiên nhẫn, kiên trì khi dạy trẻ để mang đến những điều tốt đẹp hơn.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến trẻ 2 tuổi chậm nói phải làm sao? Bao gồm: Các cột mốc phát triển ngôn ngữ ở trẻ 2 tuổi, những nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm nói, một số biểu hiện rõ nét cho thấy trẻ đang bị tình trạng chậm nói. Đặc biệt là giới thiệu tới cha mẹ 11 cách giúp trẻ phát triển ngôn ngữ, cải thiện tình trạng chậm nói, những lưu ý quan trọng trong việc dạy trẻ chậm nói. Bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.