Trẻ 3 tuổi chậm nói phải làm sao? 6 lời khuyên dành cho ba mẹ

Posted on 11/08/2023

Thực chất, tình trạng trẻ 3 tuổi chậm nói không phải lúc nào cũng là vấn đề nghiêm trọng. Bởi mỗi đứa trẻ sẽ trải qua quá trình phát triển khác nhau, có tốc độ và sự biến đổi khác nhau trong việc phát triển ngôn ngữ. Như vậy, sẽ có một số đứa trẻ sẽ nói và giao tiếp rất sớm, trong khi một số trẻ lại có thể chậm hơn một chút là điều bình thường.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:

Tuy nhiên, nếu cha mẹ cảm thấy lo lắng về tình trạng chậm nói ở con của mình, vậy hãy tham khảo bài viết dưới đây của Eco Pharmalife để hiểu hơn về nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị phù hợp.

Phát triển ngôn ngữ ở trẻ 3 tuổi

Trước khi khám phá sâu hơn về tình trạng trẻ 3 tuổi chậm nói, hãy cùng tìm hiểu về các cột mốc quan trọng của phát triển ngôn ngữ ở trẻ 3 tuổi. Cụ thể:

- Thông thường, từ 50 – 90% trẻ 3 tuổi có khả năng nói đủ tốt để người lớn, kể cả những người không thường xuyên tiếp xúc với trẻ có thể hiểu rõ về những gì trẻ nói.

- Trẻ 3 tuổi đã có thể tích lũy và sử dụng được khoảng 1000 từ vựng trọng quá trình học tập của mình. Đây là sự tiến độ đáng kể từ những ngày đầu tiên còn đang học cách nói.

- Trẻ đã biết gọi tên của chính mình, cũng như đã có thể sẵn sàng gọi tên những người khác xung quanh trẻ.

- Trẻ đã có thể nói thành thạo những câu nói dài khoảng 3 – 4 từ. Đã biết cách sử dụng danh từ, tính từ và động từ trong các cuộc trò chuyện.

- Trẻ đã học được cách đặt câu hỏi, thể hiện sự tò mò về thế giới xung quanh và muốn khám phá những thông tin mới.

- Trẻ đã có khả năng nghe được những câu chuyện, bắt đầu ghi nhớ chúng. Điều này cho thấy sự phát triển về tư duy và khả năng tập trung của trẻ.

- Trẻ đã có thể hát được một số bài hát ngắn, hoặc lặp đi lặp lại một bài đồng dao, như vậy trẻ đã biết cách vận dụng âm nhạc vào trong quá trình học của mình.

MẸ CÓ BIẾT VỀ:
355,000đ 385,000đ
4.9 (64 votes)
205 người mua
Mua Ngay

Những dấu hiệu của trẻ 3 tuổi chậm nói

  • Chỉ sử dụng cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể: Thay vì sử dụng lời nói để truyền đạt ý kiến hoặc cảm xúc của mình, trẻ thường tìm cách thay thế bằng cử chỉ và ngôn ngữ cơ thể. Bao gồm: việc lắc đầu, cử chỉ bằng tay, biểu thị cảm xúc qua khuôn mặt, thái độ cơ thể.
  • Không thể tạo ra câu dài 2 – 5 từ: Một dấu hiệu nữa cho thấy tình trạng chậm nói ở trẻ, đó là khả năng hạn chế sử dụng câu dài hoặc không thể sử dụng câu dài đơn giản từ 2 – 5 từ, thậm chí là chỉ có thể bắt chước lại những lời nói của người khác mà không hiểu rõ được ý nghĩa thực sự của câu. Trẻ không thể sáng tạo câu nói hoặc không biết cách sử dụng từ ngữ để thể hiện suy nghĩ và ý kiến của mình.
  • Không thể hiện cảm xúc qua âm thanh: Trẻ sẽ gặp khó khăn trong việc phát ra những âm thanh. Như: cười, khó, hét lên, hoặc thể hiện những giọng điệu khi vui mừng, tức giận, buồn,… điều này có thể gây ra sự mất kết nối với người khác, làm giảm khả năng giao tiếp hiệu quả.
  • Khả năng giao tiếp kém: Trẻ chậm nói thường có khả năng tương tác xã hội và giao tiếp kém hơn so với trẻ phát triển ngôn ngữ bình thường. Trẻ có thể tránh tiếp xúc với mắt của đối phương, không tham gia các cuộc trò chuyện nhóm, không tương tác tự nhiên với bạn bè và người xung quanh.
  • Các dấu hiệu khác: Bên cạnh đó thì trẻ chậm nói còn có các dấu hiệu như chỉ nói lặp đi lặp lại một số từ nhất định, thường hay nhăn mặt khi nói, không thể gọi tên người thân, không biết làm theo những yêu cầu đơn giản,…

MẸ CÓ BIẾT VỀ:
261,000đ 286,000đ
4.9 (64 votes)
958 người mua
Mua Ngay

Nguyên nhân khiến trẻ 3 tuổi chậm nói

Tình trạng chậm nói ở trẻ 3 tuổi là một vấn đề phức tạp và có nhiều nguyên nhân dẫn tới tình trạng này. Dưới đây là một số nguyên nhân chính mà trẻ 3 tuổi có thể gặp phải:

  1. Chậm phát triển bình thường: Đầu tiên các mẹ hãy nhớ rằng, mỗi trẻ sẽ có sự phát triển theo tốc độ và khả năng riêng, không phải trẻ nào cũng phát triển ngôn ngữ giống nhau. Việc một số trẻ lên 3 chậm nói có thể là một phần của sự biến đổi bình thường trong quá trình phát triển ngôn ngữ. Tuy nhiên, nếu trẻ gặp khó khăn lớn trong việc giao tiếp và phát triển ngôn ngữ, thì cha mẹ cần xem xét những nguyên nhân khác.
  2. Vấn đề cơ bản: Ở một số trẻ em có thể gặp các vấn đề cơ bản trong miệng, lưỡi, hàm khiến cho việc tạo ra âm thanh và ngôn ngữ trở nên khó hơn. Cacs vấn đề như dính thắng lưỡi, dị tật miệng, dị tật hàm có thể ảnh hưởng đến khả năng nói của trẻ.
  3. Rối loạn cử động: Việc hoạt động không hiệu quả trong cử động miệng, môi, lưỡi cũng có thể gây khó khăn trong việc hình thành và phát triển ngôn ngữ. Các vùng não điều khiển cử động ở miệng không hoạt động đúng cách gây ra tình trạng không nói được.
  4. Thiếu thính lực: Việc trẻ gặp vấn đề về thính giác, không nghe rõ, hoặc nghe sai từ cũng dẫn đến việc khó khăn trong sử dụng ngôn ngữ. Nếu trẻ không phản ứng khi được gọi tên hoặc gọi đồ vật thì đây là dấu hiệu của mất thính lực.
  5. Rối loạn ngôn ngữ: Ở một số trẻ có thể gặp các vấn đề liên quan đến rối loạn ngôn ngữ và lời nói, khiến cho việc tạo ra câu hoặc cụm từ trở nên khó khăn. Các rối loạn này có thể gây ra bởi sự ảnh hưởng đến chức năng não và ảnh hưởng đến khả năng học tập của trẻ.
  6. Sinh non: Đối với trẻ sinh non thì thường có nguy cơ gặp vấn đề về thính giác nhiều hơn do thính giác của trẻ chưa phát triển hoàn thiện. Điều này có thể ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ.
  7. Tự kỷ: Đây là một loại rối loạn phát triển, ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và tương tác xã hội. Trẻ tự kỷ có thể gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để giao tiếp và biểu hiện cảm xúc.
  8. Rối loạn thần kinh: Một số rối loạn thần kinh ở trẻ có thể ảnh hưởng đến vùng miệng, từ đó ảnh hưởng đến phát triển ngôn ngữ và lời nói. Bao gồm: bệnh bại não, loạn dưỡng cơ, chấn thương sọ não,…
  9. Yếu tố tâm lý và môi trường: Môi trường và tâm lý cũng ảnh hưởng đến việc phát triển ngôn ngữ của trẻ. Sự căng thẳng, lo lắng, môi trường không giao tiếp cũng góp phần vào tình trạng chậm nói ở trẻ.

6 lời khuyên dành cho cha mẹ có trẻ chậm nói

  • Tạo ra môi trường giao tiếp tốt:

Giao tiếp là yếu tố cơ bản trong việc phát triển ngôn ngữ ở trẻ, tạo ra một môi trường giao tiếp ấm tốt sẽ góp phần giúp trẻ vượt qua những khó khăn về chậm nói và phát triển ngôn ngữ một cách hiệu quả.

Hãy dành nhiều thời gian để tương tác với trẻ. Cha mẹ có thể dành thời gian để đọc sách, chơi trò chơi, thực hiện các hoạt động cùng trẻ. Trong lúc này hãy tập trung vào giao tiếp và kết nói với trẻ.

Khi giao tiếp với trẻ, cần chú ý sử dụng câu nói và từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, cha mẹ có thể kèm câu hỏi cụ thể và dễ dàng để bé có thể trả lời. Tránh sử dụng ngôn ngữ giao tiếp phức tạp, từ ngữ quá trừu tượng. Khi bé giao tiếp hãy đáp lại một cách tích cực và thể hiện sự quan tâm đối với trẻ.

  • Khuyến khích tương tác:

Để phát triển ngôn ngữ và kỹ năng giao tiếp, hãy để trẻ khám phá thế giới xung quanh và tương tác nhiều hơn với xã hội. Khuyến khích trẻ tham gia vào các hoạt động vui chơi cùng bạn bè để trẻ có cơ hội giao tiếp và tương tác trong môi trường nhóm.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng có thể đọc sách và kể chuyện hằng ngày cho trẻ, giúp trẻ mở rộng thêm vốn từ vựng. Khi đọc sách, hãy chú ý đặt ra các câu hỏi về nội dung câu chuyện, hãy yêu cầu trẻ diễn tả cảm xúc nhân vật, để trẻ tưởng tượng về diễn biến tiếp theo của câu chuyện. Cha mẹ cũng nên khuyến khích trẻ tự kể câu chuyện, lắng nghe và chia sẻ với trẻ về câu chuyện đó.

  • Sử dụng ngôn ngữ trị liệu:

Việc sử dụng ngôn ngữ trị liệu kết hợp với các hoạt động thú vị là một phương pháp hữu hiệu giúp trẻ 3 tuổi có thể phát triển ngôn ngữ mà kỹ năng giao tiếp một cách hiệu quả.

Hãy để trẻ tham gia các hoạt động thú vị như hát hò, chơi các nhạc cụ để khuyến khích sự phát triển ngôn ngữ ở trẻ. Các bài hát có những lời đơn giản sẽ giúp trẻ học nhanh hơn những từ mới, sử dụng nhạc cụ sẽ giúp trẻ phát hiện ra các âm thanh từ ngữ mới.

Bên cạnh đó, cha mẹ cũng nên cho trẻ chơi các trò chơi liên quan đến ngôn ngữ, như: chơi xếp từ, chơi ghép hình, chơi chữ cái,… giúp trẻ tiếp xúc với các từ ngữ và cụm từ mới. Khuyến khích trẻ chơi các trò chơi kể tiếp câu chuyện, xây dựng câu chuyện theo yêu cầu để giúp trẻ sáng tạo nội dung câu nói.

  • Theo dõi và đánh giá quá trình phát triển:

Việc theo dõi và đánh giá quá trình phát triển ngôn ngữ ở trẻ là một phần quan trọng trong việc hỗ trợ trẻ vượt qua tình trạng chậm nói. Cha mẹ chú ý lập lịch trình quan sát sự phát triển của trẻ trong việc sử dụng từ vựng, cấu trúc câu. Ghi chép việc trẻ sử dụng các từ và các cụm từ trong các tình huống khác nhau. Từ đó đánh giá sự tiến bộ trong phát triển ngôn ngữ ở trẻ.

Hãy liên hệ với chuyên gia nếu trẻ không có sự tiến bộ nào trong phát triển ngôn ngữ hoặc có những dấu hiệu nghiêm trọng hơn như không tương tác xã hội, thích chơi một mình, không phản ứng với âm thanh,… để có phương pháp kiểm tra, đánh giá chuyên sâu, cũng như có kế hoạch trị liệu ngôn ngữ được tốt hơn.

  • Hỗ trợ từ gia đình và trường học:

Gia đình và trường học đóng vai trò quan trọng trong việc giúp trẻ chậm nói phát triển ngôn ngữ và giao tiếp. Cha mẹ hãy thảo luận cùng giáo viên về tình hình học tập và giao tiếp của trẻ ở trường để đánh giá sự phát triển của trẻ. Lên kế hoạch học tập và giao tiếp phù hợp để trẻ phát triển tốt hơn, bao gồm cả cách giúp trẻ tham gia vào các hoạt động nhóm và giao tiếp với bạn bè.

  • Trung tâm can thiệp sớm:

Khi trẻ có dấu hiệu chậm nói nghiêm trọng, cha mẹ hãy tìm đến các trung tâm can thiệp sớm để giúp trẻ phát triển kỹ năng giao tiếp và ngôn ngữ. Tại trung tâm trẻ sẽ được học các chương trình hữu ích để giúp trẻ phát triển ngôn ngữ. Như các hoạt động tương tác, các trò chơi, các bài tập,… thông qua phương pháp tiên tiến.

Với các chuyên gia giàu kinh nghiệm, có thể đưa ra được đánh giá chính xác và đưa ra các phương án can thiệp phù hợp với tình trạng và nhu cầu riêng của từng trẻ. Giúp trẻ vượt qua khó khăn và phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất. Bên cạnh đó thì các trung tâm còn hướng dẫn và hỗ trợ cho cha mẹ về cách giúp trẻ học tập, giao tiếp, phát triển ngôn ngữ của trẻ tại nhà.

  • Điều trị bệnh lý tiềm ẩn:

Một số trẻ bị tình trạng chậm nói là do bệnh lý tiềm ẩn, cha mẹ cần đưa bé đi kiểm tra và điều trị kịp thời. Các vấn đề liên quan đến tai mũi học, thính giác, lưỡi, miệng cần được kiểm tra kỹ lưỡng. Nếu phát hiện bệnh lý cần điều trị sớm từ bác sĩ.

Sau khi loại bỏ những bệnh lý tiềm ẩn thì cha mẹ cần tiến hành can thiệp kỹ năng ngôn ngữ và giao tiếp của trẻ. Kết hợp với các trung tâm can thiệp sớm để có hướng phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách hợp lý. Bên cạnh đó cha mẹ cũng đừng quên thăm khám định kỳ và kiểm tra sức khỏe thường xuyên cho trẻ để đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến trẻ 3 tuổi chậm nói phải làm sao? Bao gồm phát triển ngôn ngữ ở trẻ 3 tuổi bình thường, những dấu hiệu và nguyên nhân dẫn tới tình trạng chậm nói ở trẻ em. Những lời khuyên dành cho cha mẹ khi có trẻ chậm nói để giúp trẻ có thể phát triển ngôn ngữ và giao tiếp tốt. Bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn đọc.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.