Nguyên nhân, dấu hiệu, cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Posted on 31/08/2023

Rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em đang có dấu hiệu gia tăng trong xã hội hiện nay khiến nhiều bậc phụ huynh cảm thấy lo lắng. Bởi hội chứng này ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp, học tập, sự phát triển sau này của trẻ.

Vì vậy bài viết hôm nay, Eco Pharmalife xin được chia sẻ đến các bậc phụ huynh những thông tin liên quan đến trẻ bị rối loạn ngôn ngữ, để bố mẹ có thể hiểu rõ nguyên nhân, dấu hiệu, cách dạy trẻ tốt nhất.

Khái niệm và phân loại rối loạn ngôn ngữ ở trẻ

  • Khái niệm rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

- Rối loạn ngôn ngữ hay còn được gọi là suy giảm ngôn ngữ, là một tình trạng liên quan đến vấn đề giao tiếp của trẻ nhỏ. Trong đó, trẻ thường gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt ý kiến, cảm xúc, ý muốn và thông tin của mình đến người khác. Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn khi nói và cũng có thể gặp vấn đề khi diễn đạt ngôn ngữ ở dạng chữ viết.

- Theo nghiên cứu thì tỷ lệ rối loạn ngôn ngữ ở bé trai thường cao hơn bé gái. Tuy nhiên điều đó không có nghĩa là bé gái không có nguy cơ mắc hội chứng này. Chính vì thế cha mẹ cần phải quan sát và theo dõi con khi thấy có những bất thường về sử dụng ngôn ngữ cần được can thiệp sớm để trẻ có cơ hội cải thiện tốt hơn. Nhất là giai đoạn trẻ từ 0 – 3 tuổi.

  • Phân loại rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em

- Rối loạn ngôn ngữ tiếp thu: Ở dạng này trẻ thường gặp khó khăn trong việc hiểu và tiếp thu thông tin ngôn ngữ từ người khác. Biểu hiện rõ nhất là trẻ không thể hiểu người khác nói gì hoặc muốn truyền đạt thông tin gì. Trẻ có thể không hiểu các lời nói thường ngày và không thể tiếp thu thông tin.

- Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Ở dạng này trẻ thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn, cảm xúc, ý kiến của mình với người khác thông qua lời nói hoặc chữ viết. Biểu hiện rõ nhất là trẻ sẽ ít nói, ít sử dụng ngôn ngữ, không thể truyền đạt đúng ý muốn của mình. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc tạo câu chuyện hoặc trình bày ý kiến của mình một cách rõ ràng.

- Cả hai: Đôi khi có những trẻ mắc cả hai loạn rối loạn là tiếp thu và ngôn ngữ diễn đạt. Điều này sẽ khiến trẻ gặp khó khăn lớn trong việc giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ trong cuộc sống hằng ngày.

Nguyên nhân gây rối loạn ngôn ngữ ở trẻ nhỏ

Hiện nay chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn tới tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em. Tuy nhiên, theo một số chuyên gia phân tích thì có những nguyên nhân gây ảnh hưởng tới rối loạn ngôn ngữ như sau:

  • Yếu tố di truyền:

+ Yếu tố di truyền là một trong những nguyên nhân chính gây ra tình trạng rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em. Nếu trong gia đình có người thân (cha, mẹ, anh chị em) mắc chứng rối loạn ngôn ngữ, thì có khả năng cao trẻ cũng có nguy cơ mắc vấn đề này.

  • Rối loạn não bộ:

+ Chấn thương não: Chất thương não, đặc biệt là ở trẻ nhỏ có thể gây ra các vấn đề về rối loạn ngôn ngữ. Các chấn thương này có thể xảy ra do tai nạn, các tác động mạnh vào đầu,…

+ Tự kỷ: Tự kỷ là một rối loạn phát triển và thường đi kèm với khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ. Chính vì thế tự kỷ cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn ngôn ngữ.

+ Đột quỵ: Đột quỵ trong não ảnh hưởng tới các khu vực quan trọng liên quan đến ngôn ngữ, từ đó làm suy giảm trong việc nói chuyện và hiểu ngôn ngữ.

+ Các khối u não: Các khối u trong não (kể cả lành tính và ác tính) có thể gây áp lực lên khu vực quản lý ngôn ngữ, gây nên tình trạng suy giảm trong giao tiếp.

  • Dị tật bẩm sinh:

+ Bại não: Trẻ bị bại não thường có vấn đề liên quan đến sự phát triển của não bộ, điều này ảnh hưởng đến khả năng giao tiếp và sử dụng ngôn ngữ.

+ Hội chứng Down: Những trẻ mắc hội chứng Down thường gặp khó khăn trong việc sử dụng ngôn ngữ do vấn đề cơ học và sự phát triển kém của họ.

+ Hội chứng Fragile X: Hội chứng này là một bệnh di truyền và có thể gây ra các rối loạn ngôn ngữ ở trẻ.

  • Ảnh hưởng trong quá trình mang thai:

+ Sử dụng chất kích thích: Trong quá trình mang thai mà mẹ sử dụng chất kích thích như: rượu, bia, thuốc lá, các chất gây nghiện,… có thể gây hại cho sự phát triển não bộ của thai nhi, gây rối loạn ngôn ngữ.

+ Thai suy dinh dưỡng: Thai nhi không nhận đủ dưỡng chất cần thiết trong tử cung, có thể gây ra các vấn đề về phát triển ngôn ngữ.

+ Sinh non: Trẻ sinh non, sinh thiếu tháng có khả năng phát triển ngôn ngữ kém hơn so với trẻ sinh đúng kỳ.

Dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ hoàn toàn có thể cải thiện và đạt mốc phát triển bình thường nếu được can thiệp sớm. Chính vì thế việc nhận biết được những dấu hiệu trẻ bị rối loạn ngôn ngữ là cực kỳ quan trọng. Dưới đây là những dấu hiệu cha mẹ cần chú ý đến:

+ Trẻ nói ngôn ngữ xáo trộn không đúng nghĩa: Đặc trưng của rối loạn ngôn ngữ là khả năng nói không được rõ ràng, thường bao gồm việc sử dụng từ ngữ xáo trộn, không đúng nghĩa. Trẻ có thể đặt các từ vào vị trí sai trong câu, tạo ra câu chuyện khó hiệu, không truyền đạt ý kiến một cách mạch lạc.

+ Không nhớ từ ngữ: Trẻ gặp khó khăn trong việc nhớ và sử dụng ngôn ngữ một cách chính xác. Trẻ hay quên các từ vựng cơ bản, hoặc thường thay thế bằng từ khác mà không có nghĩa tương đương.

+ Sử dụng ít từ ngữ: Trẻ có vốn từ ngữ bị hạn chế, không thể biểu đạt ý của mình một cách đầy đủ và rõ ràng.

+ Khó tiếp thu từ mới: Khả năng tiếp thu từ mới của trẻ sẽ kém hơn so với trẻ phát triển bình thường. Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc hiểu và sử dụng từ mới, điều này làm giảm khả năng mở rộng vốn từ vựng của trẻ.

+ Khó diễn đạt ý muốn: Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ thường gặp khó khăn trong việc diễn đạt ý muốn của mình, trẻ không thể trình bày một cách rõ ràng những gì trẻ muốn hoặc cần, dẫn đến sự hiểu làm và thất bại trong giao tiếp.

+ Khó nhớ tên: Một dấu hiệu nữa của rối loạn ngôn ngữ ở trẻ em là khó nhớ tên các đồ vật.

Những dấu hiệu nêu trên chỉ để bố mẹ tham khảo, nếu trẻ có những biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng và tần suất lớn, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên sâu để được kiểm tra. Việc nhận biết và can thiệp sớm có thể giúp trẻ vượt qua các khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp.

Cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ

Những dấu hiệu nêu trên chỉ để bố mẹ tham khảo, nếu trẻ có những biểu hiện ở mức độ nghiêm trọng và tần suất lớn, cha mẹ nên đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên sâu để được kiểm tra. Việc nhận biết và can thiệp sớm có thể giúp trẻ vượt qua các khó khăn trong việc phát triển ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Bên cạnh đó cha mẹ hãy áp dụng những cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ dưới đây:

  • Tạo cơ hội nói chuyện với trẻ: Để giúp trẻ cải thiện khả năng ngôn ngữ, cha mẹ hãy tạo ra nhiều cơ hội để nói chuyện với trẻ hằng ngày. Thông qua các hoạt động hằng ngày như việc ăn cơm, tắm rửa, đọc sách.  Trong quá trình nói chuyện hãy thúc đẩy tương tác bằng cách đặt câu hỏi, lắng nghe và đáp lại ý kiến của trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia vào các cuộc trò chuyện và nêu ý kiến riêng của trẻ.
  • Kiên nhẫn và nhất quán: Việc hỗ trợ trẻ trong việc phát triển ngôn ngữ đòi hỏi sự kiên nhẫn và nhất quán. Bố mẹ cần tạo cơ hội nói chuyện liên tục, không được nản lòng khi thấy trẻ gặp khó khăn. Lại lại quy trình này một cách đều đặn để giúp trẻ phát triển.
  • Tạo môi trường đa dạng: Bố mẹ nên đưa trẻ ra ngoài để tiếp xúc với nhiều người khác nhau. Khuyến khích trẻ tham gia các hoạt động xã hội, các lớp học, các câu lạc bộ, các sự kiện cộng động để trẻ học cách tương tác và giao tiếp với đồng trang lứa.
  • Sử dụng câu nói ngắn và dễ hiểu: Trong quá trình trò chuyện với trẻ, bố mẹ nên sử dụng những câu nói ngắn và dễ hiểu. Tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp hoặc câu chuyện quá dài, điều này giúp trẻ dễ dàng hiểu và tham gia vào trò chuyện một cách dễ dàng.
  • Lặp lại nhiều lần để ghi nhớ: Để giúp trẻ nhớ từ ngữ và cách sử dụng được từ ngữ, bố mẹ nên lặp đi lại lại các từ và các câu nhiều lần. Sự lặp lại này sẽ giúp trẻ xây dựng từ vựng và nâng cao khả năng diễn đạt trẻ.
  • Hạn chế sử dụng thiết bị điện tử: Các thiết bị điện tử như điện thoại, máy tính, tivi,… có thể làm mất sự tập trung vào việc giao tiếp và học ngôn ngữ của trẻ. Chính vì thế cha mẹ cần giới hạn thời gian để trẻ sử dụng các thiết bị này và dành nhiều thời gian để tương tác và nói chuyện với trẻ.
  • Tạo ra môi trường yên tĩnh: Để giúp trẻ học tập được tốt, cha mẹ hãy tạo ra môi trường yên tính, loại bỏ các ảnh hưởng từ bên ngoài, tạo điều kiện thuận lợi để trẻ có thể tập trung vào nghe và nói chuyện.

Trên đây là toàn bộ những thông tin liên quan đến chủ đề: “Trẻ bị rối loạn ngôn ngữ”. Bao gồm khái niệm và phân loại rối loạn ngôn ngữ ở trẻ. Những nguyên nhân chính gây nên tình trạng trẻ bị rối loạn ngôn ngữ. Dấu hiệu và cách dạy trẻ bị rối loạn ngôn ngữ một cách hiệu quả. Bài viết hi vọng đã cung cấp được những thông tin hữu ích cho bạn đọc.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.