Giải đáp: “trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không”

Posted on 01/09/2023

Tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ em những năm gần đây đang có xu hướng tăng, với nhiều mức độ và biểu hiện khác nhau, đang gây ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống hằng ngày của trẻ, cũng như sự phát triển của trẻ sau này.

Vậy liệu trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không? Có những phương pháp điều trị thích hợp nào cho trẻ bị tăng động giảm chú ý? Hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu về khả năng can thiệp và điều trị cho trẻ mắc chứng tăng động giảm chú ý trong bài viết dưới đây nhé:

Trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không?

Tăng động giảm chú ý (thường được viết tắt là ADHD - Attention Deficit Hyperactivity Disorder) là một hội chứng về thần kinh có thể xảy ra ở cả người lớn và trẻ em. Trong đó bắt gặp nhiều ở trẻ trong lứa tuổi từ 3 đến 12 tuổi, tình trạng này khiến trẻ gặp nhiều khó khăn trong hoạt động sinh hoạt hằng ngày và quá trình phát triển về nhận thức và hành vi của trẻ.

Theo chuyên gia chia sẻ “Trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không?” sẽ phù thuộc vào việc trẻ được phát hiện và can thiệp sớm hay muộn. Nếu trẻ được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có cơ hội cải thiện và phục hồi đạt mức tối đa nhanh hơn những trẻ được phát hiện và can thiệp muộn.

Bởi khi phát hiện và can thiệp sớm thì trẻ đang ở giai đoạn đầu của triệu chứng nên ở mức độ nhẹ, khi đó can thiệp đúng cách sẽ giúp triệu chứng suy giảm và trẻ sẽ cải thiện được các chứng năng và phục hồi nhanh hơn. Trong khi nếu can thiệp muộn khi trẻ có nhiều triệu chứng sẽ mất rất nhiều thời gian, biện pháp, cũng như mức độ hiệu quả.

Chính vì thế, để chữa được triệu chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ thì bố mẹ cần chú ý tới những dấu hiệu bất thường của trẻ, và đưa trẻ đến cơ sở y tế chuyên sâu để được kiểm tra và can thiệp sớm giúp trẻ có cơ hội phục hồi và cải thiện sớm nhất.

Nguyên nhân trẻ bị tăng động giảm chú ý

Hiện nay thì các nhà nghiên cứu vẫn chưa xác định được nguyên nhân cụ thể dẫn tới hội chứng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Tuy nhiên, một số nghiên cứu cũng đã chỉ ra một số yếu tố làm tăng nguy cơ khiến trẻ bị tăng động giảm chú ý. Bao gồm:

  • Yếu tố di truyền: Di truyền và tăng động giảm chú ý có môi quan hệ mạnh mẽ với nhau. Nếu gia đình có tiền sử người mắc về hội chứng này hoặc các rối loạn tương tự thì tỷ lệ mắc bệnh ở trẻ sẽ tăng lên đáng kể.
  • Sinh non: Trẻ sinh non, sinh ra nhẹ cân có thể làm tăng nguy cơ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý, vì ảnh hưởng đến sự phát triển não của trẻ.
  • Môi trường: Môi trường cũng ảnh hưởng đến việc trẻ bị mắc hội chứng ADHD. Ví dụ, bị động kinh hoặc bị chấn thương não trong giai đoạn thai kỳ có thể gây ra hội chứng này ở trẻ.
  • Thai kỳ: Thai kỳ là giai đoạn quan trọng trong sự phát triển của thai nhi, bất kỳ sự xâm nhập hoặc thay đổi nào ở thai kỳ có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi. Ví dụ mẹ hút thuốc, lạm dụng rượu, ma túy, chất kích thích trong thai kỳ có thể tăng nguy cơ mắc ADHD cho thai nhi.

Chẩn đoán trẻ bị tăng động giảm chú ý

Việc chẩn đoán trẻ bị tăng động giảm chú ý là một quá trình phức tạp và được thực hiện dựa trên nhiều tiêu chí nghiêm ngặt. Trẻ cần phải thỏa mãn các tiêu chí về triệu chứng dưới đây:

  • Triệu chứng thiếu tập trung:

Trẻ cần phải có ít nhất 6 triệu chứng của sự thiếu tập trung, các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất trong 6 tháng. Bao gồm:

+ Chỉ chú ý trong khoảng ngắn, dễ bị phân tâm.

+ Bất cẩn, thường xuyên phạm lỗi.

+ Hay quên, làm mất đồ. Không hứng thú với các nhiệm vụ mất nhiều thời gian, không thú vị.

+ Không thể nghe hoặc thực hiện theo các hướng dẫn.

+ Không có sự kiên trì, liên tục thay đổi hoạt động.

+ Không có khả năng, gặp khó khăn khi tổ chức một nhiệm vụ, sự kiện.

  • Triệu chứng tăng động:

Trẻ cần phải có ít nhất 6 triệu chứng ở tăng động, bốc đồng, các triệu chứng này phải kéo dài ít nhất trong 6 tháng. Bao gồm:

+ Liên tục bồn chồn;

+ Không thể ngồi yên, nhất là trong môi trường yên tĩnh;

+ Khó tập trung;

+ Vận động quá mức;

+ Nói nhiều, nói liên tục;

+ Hành động không suy nghĩ;

+ Nói/hành động vội vã, không chờ đến lượt mình.

  • Các tiêu chí khác:

Bên cạnh đáp ứng 6 tiêu chí về thiếu tập trung hoặc 6 tiêu chí về tăng động bốc đồng. Thì trẻ cũng cần phải đáp ứng các tiêu chí sau:

+ Thời gian xuất hiện và độ tuổi: Các triệu chứng về hội chứng ADHD cần xuất hiện liên tục ít nhất trong 6 tháng, bắt đầu xuất hiện trước tuổi 12.

+ Xảy ra ít nhất 2 môi trường khác nhau: Các triệu chứng liên quan đến tăng động giảm chú ý cần phải xảy ra ở ít nhất 2 môi trường, 2 bối cảnh khác nhau. CHẳng hạn như ở trường học và ở nhà.

+ Ảnh hưởng đến cuộc sống và học tập: Hội chứng tăng động giảm chú ý cần phải ảnh hưởng đến cuộc sống, học tập và tương lai của trẻ.

+ Không có sự cải thiện: Các triệu chứng của ADHD không được cải thiện đáng kể theo thời gian hoặc dưới tác động của các biện pháp can thiệp thông thường.

Ảnh hưởng của ADHD đối với trẻ em

Hội chứng tăng động giảm chú ý sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống và tương lai của trẻ, nếu bố mẹ không phát hiện sớm và đưa đi can thiệp kịp thời. Bao gồm:

+ Kết quả học tập sa sút: Trẻ thường có kết quả học tập kém hơn vì khó thể tập chung vào việc học, không thể ngồi yên tại chỗ để học dù chỉ 5 phút.

+ Khó kết bạn: Trẻ khó kết bạn với trẻ khác vì trẻ bị hội chứng này hay giành đồ chơi, gây bị thương tới các trẻ khác. Chính vì thế, những trẻ khác thường sẽ xa lánh và hạn chế tiếp xúc với trẻ tăng động giảm chú ý. Bên cạnh đó trẻ mắc hội chứng này cũng thường thích chơi một mình.

+ Trẻ thiếu tự tin: Trẻ mắc hội chứng này thường thiếu tự tin, ngại giao tiếp bởi gặp phải tình trạng rối loạn ngôn ngữ, chậm nói, nói ngọng,…

+ Các bệnh lý kèm theo: Trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý sẽ có nguy cơ mắc các bệnh lý nguy hiểm đi kèm như: tự kỷ, rối loạn giấc ngủ, rối loạn hành vi, mất khả năng dùng ngôn ngữ, hay làm cơ thể đau nhức, hay có xu hướng đánh đập người khác,…

Cách khắc phục tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ em

Hiện nay chưa có phương pháp điều trị nào có thể chữa khỏi hoàn toàn được hội chứng ADHD. Để giúp trẻ vượt qua được hội chứng tăng động giảm chú ý và cải thiện được chất lượng cuộc sống của trẻ sau này. Chuyên gia và gia đình có thể áp dụng các phương pháp dưới đây:

  • Giáo dục thay đổi hành vi:

+ Quản lý hành vi: Gia đình và giáo viên hãy áp dụng các biện pháp quản lý hành vi, bao gồm: thiết lập các quy tắc và hạn chế rõ ràng, khen ngợi hoặc đưa ra hình phạt phù hợp để tạo ra môi trường tốt cho trẻ.

+ Lập kế hoạch hằng ngày: Hãy tạo ra một thời gian biểu cố định cho trẻ rèn luyện, như thói quen ăn, ngủ, thời gian học tập để giúp trẻ tăng sự tập trung và tổ chức.

+ Luyện tập thể dục: Khuyến khích trẻ rèn luyện thể dục hằng ngày sẽ giúp giảm căng thẳng và cải thiện sự tập trung của trẻ.

  • Tâm lý trị liệu:

+ Tư vấn tâm lý: Hãy tạo ra tâm lý vui vẻ cho trẻ, giữ thái độ niềm nở khi tương tác với trẻ, không nên quát mắng, dọa nạt, sử dụng các ngôn ngữ tiêu cực cho trẻ. Có nhu thế mới giúp trẻ hiểu và quản lý cảm xúc được tốt, từ đó giúp trẻ phát triển kỹ năng giải quyết vấn đề.

+ Điều trị bằng thuốc: Một số trẻ có thể sử dụng thuốc để làm giảm triệu chứng của tăng động giảm chú ý, nhưng dưới sự kê đơn, giám sát của bác sĩ có chuyên môn. Gia đình không tự mua thuốc cho trẻ uống.

  • Chế độ dinh dưỡng cân đối:

+ Chế độ ăn của trẻ đầy đủ dinh dưỡng cân đối và đúng cách có thể cải thiện tình trạng tăng động của trẻ. Chính vì thế bố mẹ hãy lựa chọn các sản phẩm tốt cho phát triển não bộ như Omega 3 thực vật, các loại vitamin và khoáng chất cần thiết. Bổ sung cho trẻ nhiều loại hạt họ đậu hoặc nhiều rau xanh kèm hoa quả. Hạn chế ăn đường và các loại đồ uống có chứa chất kích thích.

  • Phối hợp gia đình và các chuyên gia:

+ Mỗi trẻ mắc hội chứng tăng động giảm chú ý sẽ có giải pháp can thiệp khác nhau, tùy vào mức độ và có phương pháp phù hợp. Chính vì thế, gia đình, các chuyên gia, giáo viên và nhà trường cần phối hợp chặt chẽ với nhau.

+ Bố mẹ cần học cách tương tác với trẻ một cách tích cực, kiên nhẫn và ủng hộ. Giáo viên và nhà trường cần đưa ra phương pháp giáo dục phù hợp và tạo ra môi trường tốt để trẻ học tập, phát triển. Chuyên gia sẽ đưa ra phương pháp can thiệp và điều trị phù hợp cho trẻ.

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến: “trẻ tăng động giảm chú ý có chữa được không” mà Eco Pharmalife muốn chia sẻ tới bạn đọc. Bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có nhận định đúng đắn và tìm được phương pháp hỗ trợ cải thiện tình trạng tăng động giảm chú ý ở trẻ. Cha mẹ hãy luôn nhớ đồng hành cùng con trên mọi chặng đường cùng với sự hỗ trợ của các chuyên gia có kinh nghiệm để giúp con có cơ hội cải thiện tốt nhất.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.