Áp dụng 10 cách giúp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả

Posted on 29/09/2023

Bệnh tim mạch là một vấn đề sức khỏe cực kỳ nghiêm trọng không chỉ riêng tại Việt Nam, mà còn trên toàn thế giới. Theo thống kê từ tổ chức y tế thế giới WHO thì mỗi năm có khoảng 17,2 triệu người tử vong do các bệnh liên quan đến tim mạch. Đây thực sự là con số đáng sợ mà bạn cần phải tìm hiểu cách phòng ngừa bệnh tim mạch cho bản thân và gia đình của mình.

Hiểu được tầm quan trọng này, hôm nay Eco Pharmalife xin được chia sẻ bài viết: “8 Cách giúp bảo vệ và phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả”. Bài viết không chỉ giúp bạn biết cách phòng trách bệnh tim mạch, mà còn giúp bạn hiểu hơn về loại bệnh đang gây hậu quả nghiệm trọng đối với tính mạng.

Định nghĩa và loại bệnh tim mạch

  • Bệnh tim mạch là gì?

Bệnh tim mạch hay còn được gọi là bệnh lý tim mạch, đây là một tập hợp các vấn đề sức khỏe liên quan đến trái tim và mạch máu. Tim mạch là một bộ phận quan trọng của hệ thống tuần hoàn, đảm nhận vai trò bơm máu chứa oxy và dưỡng chất đến các cơ và mô trong cơ thể.

Khi tim mạch gặp vấn đề gây hẹp, xơ cứng, tắc nghẽn mạch máu, làm gián đoạn và không cung cấp đủ máu và oxy đến các bộ phận khác của cơ thể bị ảnh hưởng, từ đó khiến các cơ quan bị ngừng trệ hoạt động, phá hủy từng bộ phận, nặng có thể dẫn tới tử vong.

  • Các loại bệnh tim mạch

+ Bệnh động mạch vành: Loại bệnh xảy ra khi các động mạch vành (các mạch máu chuyên cung cấp máu cho trái tim) bị tắc nghẽn hoặc co rút do xơ cứng mạch máu. Điều này sẽ làm hạn chế lưu lượng máu và oxy đến trái tim, gây đau ngực, có thể gây cơn đau tim.

+ Bệnh cơ tim: Bệnh cơ tim liên quan đến sự yếu đuối hoặc tổn thương của cơ tim. Ví dụ phổ biến là bệnh bóp vòi vành, khi trái tim không đủ máu để đáp ứng nhu cầu của cơ thể, điều này gây ra mệt mỏi, khó thở, đau ngực.

+ Loạn nhịp tim: Là sự thay đổi trong nhịp đập của trái tim. Có nhiều loại loạn nhịp tim, như: nhịp tim nhanh, nhịp tim chậm,… Loạn nhịp tim có thể làm giảm khả năng trái tim bơm máu hiệu quả và gây ra các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi.

+ Suy tim: Suy tim xảy ra khi trái tim không hoạt động đủ mạnh để bơm máu đáp ứng nhu cầu của cơ thể. Điều này sẽ khiến gây mệt mỏi, khó thở, phù chân tay.

Triệu chứng của bệnh tim mạch

Triệu chứng của bệnh tim mạch có thể xuất hiện ở nhiều hình thức và mức độ khác nhau. Chính vì thế bạn cần phải nhận biết sớm để có thể kịp thời khắc phục. Dưới đây là một số triệu chứng phổ biến của bệnh tim mạch:

+ Mệt mỏi cực độ: Mệt mỏi không giải thích được là một trong những triệu chứng đáng chú ý của bệnh tim mạch. Bạn có thể thể cảm thấy mệt mỏi thường xuyên hoặc cảm thấy mệt mỏi sau hoạt động nhẹ.

+ Đau ngực: Đau ngực cũng là một triệu chứng nổi bật của bệnh tim mạch. Đây có thể là cảm giác nặng, ép, hoặc nhức ở vùng ngực. Đau thường xuyên khi bạn hoạt động hoặc khi căng thẳng, và thường giảm khi nghỉ ngơi.

+ Chóng mặt: Chóng mặt cũng là một triệu chứng của bệnh tim mạch. Triệu chứng này xuất hiện khi có sự suy giảm về cung cấp máu và oxy đến não và các bộ phận khác của cơ thể. Bạn có thể cảm thấy chóng mặt, mất cân bằng, buồn nôn, nôn mửa.

+ Đổ mồ hôi: Đổ mồ hôi nhiều và liên tục, đặc biệt là khi bạn không thực hiện hoạt động vận động hoặc ở trong môi trường bình thường không quá nóng. Đây có thể là một dấu hiệu của sự căng thẳng đối với trái tim và có thể liên quan đến bệnh tim mạch.

+ Khó thở và mất ngủ: Khó thở là triệu chứng thường gặp đối với những người có nguy cơ mắc bệnh tim mạch, bạn có thể cảm thấy khó thở khi thực hiện vận động hoặc trong tình trạng nghỉ ngơi. Mất ngủ thường xuyên cũng là kết quả của sự lo âu và căng thẳng liên quan đến tình trạng tim mạch.

+ Cảm giác lo lắng: Cảm giác lo lắng và bồn chồn không dứt có thể là triệu chứng tinh thần xuất hiện khi bạn cảm nhạn được có vấn đề với tim mạch của mình. Sự lo lắng về sức khỏe sẽ dẫn tới tình trạng căng thẳng và làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

10 cách phòng ngừa bệnh tim mạch

  • Thiết lập chế độ ăn uống lành mạnh

Chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch. Dưới đây là nguyên tắc cơ bản để giúp bạn duy trì một chế độ ăn uống lành mạnh để phòng ngừa bệnh tim mạch:

+ Hạn chế chất béo bão hòa, muối, đường:

- Chất béo bão hào thường được tìm thấy trong thực phẩm như thịt đỏ, sản phẩm chữa chua béo, thực phẩm chế biến sẵn. Chúng có thể tạo ra xơ vữa động mạch và gây tắc nghẽn mạch máu, góp phần vào sự phát triển của bệnh tim mạch. Hạn chế chất béo bão hòa chính là làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

- Muối sẽ góp phần làm tăng huyết áp, điều này có thể gây căng thẳng cho tim mạch. Hạn chế lượng muối trong khẩu phần ăn sẽ giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

- Đường là nguồn cung cấp năng lượng dễ hấp thu, nhưng tiêu thụ quá nhiều có thể gây tăng cường mức đường trong máu, dẫn tới bệnh tiểu đường, làm tăng nguy cơ cho bệnh tim mạch. Chính vì thế hạn chế sử dụng đường và các loại đồ uống giàu đường để bảo vệ tim mạch được tốt nhất.

+ Tăng cường trái cây và rau xanh

  • 1. Tập thể dục thường xuyên

- Tập thể dục đều đặn là một phần quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.

- Luyện tập 30 – 60 phút mỗi ngày

- Để bảo vệ sức khỏe tim mạch, bạn nên tập luyện thể dục thể thao ít nhất 30 phút mỗi ngày, 5 ngày mỗi tuần. Các bài tập thể dục thể thao có thể là: đi bộ nhanh, chạy bổ, bơi lội, đạp xe, yoga,…

+ Lợi ích của tập thể dục thường xuyên

- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Tập thể dục sẽ giúp làm giảm mức cholesterol xấu trong máu và tăng cường cholesterol tốt, giúp làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch vành.

- Kiểm soát huyết áp: Tập thể dục có thể giúp làm giảm huyết áp cao, kiểm soát huyết áp ổn định, giúp bảo vệ tim mạch khỏi căng thẳng quá mức.

- Giảm nguy cơ béo phì: Tập thể dục sẽ giúp đốt cháy năng lượng dư thừa và duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch do béo phì.

- Tăng cường chức năng tim mạch: Tập thể dục sẽ làm tăng sức mạnh của trái tim, cải thiện khả năng bơm máu, làm cho tim mạch hoạt động hiệu quả hơn.

- Giảm căng thẳng và lo âu: Tập thể dục sẽ giúp giảm căng thẳng và lo âu, một trong những yếu tố nguy cơ cho bệnh tim mạch.

- Cải thiện sức đề kháng: Tập thể dục sẽ giúp cải thiện hệ miễn dịch, giúp chống lại các tác nhân gây ra bệnh lý tim mạch.

  • 2. Không hút thuốc lá

Việc hút thuốc lá, thuốc lào là một trong những yếu tố hàng đầu gây bệnh tim mạch.

+ Tác động của thuốc lá đối với tim mạch:

- Tăng nguy cơ tắc nghẽn động mạch vành: Thuốc lá chứa các chất độc hại gây tổn thương niêm mạch mạch máu và tạo ra các mảng xơ vữa động mạch, làm tắc nghẽn lưu lượng máu và gây bệnh động mạch vành.

- Tăng huyết áp: Các hợp chất trong thuốc lá có thể làm tăng huyết áp, góp phần làm căng thẳng cho tim mạch và tăng nguy cơ mắc bệnh.

- Giảm lưu lượng máu và oxy đến tim: Thuốc lá làm co các mạch máu và giảm lưu lượng máu cung cấp oxy đến tim, làm cho tim mạchphari làm việc mạnh hơn để đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cơ thể.

- Tăng mức cholesterol xấu: Thuốc lá có thể làm tăng mức cholesterol xấu trong máu, góp phần vào sự hình thành của xơ vữa động mạch vành.

+ Lợi ích của việc ngừng hút thuốc lá:

- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Việc không hút thuốc lá có thể làm giảm nguy cơ tắc nghẽn động mạch vành và các vấn đề về tim mạch khác.

- Cải thiện huyết áp: Việc không hút thuốc lá có thể giúp kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ căng thẳng cho tim mạch.

- Giảm gnuy cơ đột quỵ: Ngừng hút thuốc có thể làm giảm nguy cơ đột quỵ, một số biến cố nguy hiểm khác có thể xảy ra do vấn đề tim mạch.

- Cải thiện chức năng tim mạch: Ngừng hút thuốc thì tim mạch có thể bắt đầu hồi phục và làm việc hiệu quả hơn.

- Tăng cường đề kháng: Ngừng hút có thể cải thiện hệ miễn dịch, giúp cơ thể chống lại các bệnh lý tim mạch.

  • 3. Duy trì cân nặng hợp lý

Duy trì cân nặng hợp lý là một yếu tố quan trọng trong việc bảo vệ sức khỏe tim mạch.

+ Tầm quan trọng của duy trì cân nặng

- Nguy cơ bép phì: Béo phì là một yếu tố nguy cơ hàng đầu gây ra bệnh tim mạch. Các mảng mỡ thừa trong cơ thể có thể gây tắc nghẽn mạch máu và làm tăng huyết áp, đây là yếu tố gây ra bệnh tim mạch.

- Tăng mức cholesterol xấu: Béo phì sẽ góp phần tăng mức cholesterol xấu trong máu, làm tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

- Ảnh hưởng huyết áp và đường huyết: Béo phì có thể làm tăng huyết áp, gây kháng insulin, góp phần vào sự phát triển của bệnh tim mạch và tiểu đường.

- Tăng căng thẳng cho tim mạch: Khi cơ thể quá nặng thì tim mạch phải làm việc nhiều hơn để cung cấp đủ máu và oxy cho toàn bộ cơ thể.

+ Các biện pháp giảm cân:

- Thực hiện chế độ ăn uống cân đối: Tối giảm tiêu thụ thức ăn nhanh, hạn chế đường và chất béo bão hòa., tăng cường khẩu phần trái cây và rau xanh. Duy trì thói quen ăn lành mạnh theo một chế độ cân đối là điều quan trọng để giảm cân.

- Tập thể dục đều đặn: Tập luyện thể dục thường xuyên là cách hiệu quả để đốt cháy calo dư thừa và giảm cân.

- Kiểm soát lượng calo: Theo dõi calo tiêu thụ và cố gắng duy trì lượng calo cân đối để duy trì hoặc giảm cân.

- Tìm hỗ trợ từ chuyên gia: Nếu bạn gặp khó khăn trong việc giảm cân, hãy tìm kiếm sự hỗ trợ từ chuyên gia dinh dưỡng hoặc huấn luyện viên thể dục có kinh nghiệm để có một kế hoạch giảm cân an toàn và hiệu quả.

  • 4. Kiểm tra sức khỏe định kỳ

Kiểm tra sức khỏe định kỳ là cách tốt nhất để bảo vệ tim mạch và sức khỏe tổng thể.

+ Các loại kiểm tra định kỳ cần thiết:

- Đo huyết áp: Đo huyết áp định kỳ sẽ giúp xác định được có nguy cơ mắc huyết áp cao hay huyếp áp thấp không. Huyết áp là phần quan trọng ảnh hưởng tới các bệnh tim machj.

- Kiểm tra cholesterol: Xác định hàm lượng cholesterol trong máu để biết mức độ cholesterol xấu và tốt, mức độ cao có thể dẫn tới các bệnh về tim mạch.

- Đo đường huyết: Kiểm tra đường huyết sẽ giúp xác định được có nguy cơ mắc tiểu đường không, tiểu đường sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

- Đánh giá chỉ số cân nặng: Nếu cân nặng quá cao là dấu hiệu của sự thừa cân, béo phí, và có thể gây ra bệnh tim mạch.

- Di truyền: Thảo luận cùng bác sĩ để biết có yếu tố di truyền nào liên quan đến bệnh tim mạch hay không.

- Sức khỏe tổng quát: kiểm tra sức khỏe tổng quát sẽ phát hiện sớm các triệu chứng và các vấn đề khác của cơ thể có liên quan đến tim mạch.

+ Tại sao phải kiểm tra định kỳ:

- Phát hiện sớm bệnh tim mạch: Kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp phát hiện sớm các dấu hiệu và yếu tố nguy cơ gây ra bệnh tim mạch. Giúp can thiệp kịp thời để ngăn chặn hoặc điều trị trước khi bệnh trở nên nghiêm trọng.

- Kiểm soát nguy cơ: Kiểm tra định kỳ sẽ giúp kiểm soát các yếu tố có nguy cơ gây ra bệnh tim mạch như: huyết áp cao, cholesterol cao, tiểu đường,…

- Thay đổi lối sống: Dựa vào kết quả kiểm tra định kỳ, bác sĩ và bạn có thể lập kết hoạch cho việc điều chỉnh chế độ ăn uống, tập thể dục, thay đổi lối sống để giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch, cải thiện sức khỏe tổng thể.

- Giảm nguy cơ tử vong: Phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về tim mạch có thể giúp bạn giảm nguy cơ tử vong do bệnh tim mạch, giữ cho bạn cuộc sống khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng.

  • 5. Hạn chế uống rượu, bia.

Rượu và bia có thể gây hại cho sức khỏe tim mạch, tùy thuộc vào lượng tiêu thụ và cách uống.

+ Tác động của rượu bia:

- Lợi ích: Nếu sử dụng một lượng nhỏ có thể đem lại lợi ích cho tim mạch. Chất chống oxy hóa trong rượu bia có thể giúp giảm tắc nghẽn động mạch vành, giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

- Tác hại: Nếu sử dụng rượu bia quá mức có thể gây hại cho tim mạch, làm tăng huyết áp, tăng mức cholesterol trong máu, gây những vấn đề về tim mạch.

+ Cách sử dụng rượu bia:

- Uống một cách an toàn: Sử dụng rượu bia có nguồn gốc rõ ràng, sử dụng một lượng nhỏ mỗi ngày có thể làm tốt cho tim mạch.

- Không uống quá mức: Không sử dụng quá nhiều rượu bia, có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm tăng huyết áp và gây hại cho tim mạch.

- Không uống khi lái xe: Không sử dụng rượu bia khi lái xe.

- Chăm sóc sức khỏe tổng thể: Không nên sử dụng rượu bia như một cách thay cho việc duy trì một lối sống lành mạnh. Hãy duy trì chế độ ăn uống cân đối, tập thể dục đều đặn, kiểm tra sức khỏe định kỳ.

  • 6. Môi trường không khói thuốc

Khói thuốc là một trong những yếu tố có hại nhất đối với sức khỏe, đặc biệt là đối với tim mạch.

+ Tác hại của khói thuốc:

- Hóa chất độc hại: Trong khói thuốc chứa hơn 7.000 hợp chất hóa học độc hại, trong đó có hàng trăm chất gây ung thư. Các hạt bịu và hóa chất trong khói có thể xâm nhập vào trong mạch máu, gây ra việc tắc nghẽn động mạch vành.

- Tăng nguy cơ bệnh tim mạch: Người thường xuyên tiếp xúc với khói thuốc thường có nguy cơ tăng huyết áp, tăng mức cholesterol trong máu, gây ra hình thành các cục máu dính lại, tăng nguy cơ bệnh tim mạch.

- Làm tăng nhịp tim: Khói thuốc có thể làm co mạch máu, dẫn tới tăng nhịp tim, gây bệnh tim mạch.

+ Lợi ích môi trường không khói thuốc

- Giảm nguy cơ bệnh tim mạch: Môi trường không khói thuốc giúp giảm nguy cơ bị tắc nghẽn động mạch vành, các bệnh lý tim mạch liên quan.

- Bảo vệ tim mạch người khác: Môi trường không khói thuốc giúp bảo vệ sức khỏe tim mạch của bạn và những người xung quanh, đặc biệt là trẻ em và người già.

- Môi trường lành mạnh: Một môi trường không có khói thuốc sẽ giúp tạo ra không gian thoải mái, sạch sẽ, lành mạnh cho bản thân và những người xung quanh.

  • 7. Thư giãn tại nơi làm việc

Việc thư giãn, nếu có thể hãy tập luyện nhẹ nhàng ở nơi làm việc là yếu tố giúp phòng ngừa bệnh tim mạch.

+ Lợi ích của thư giãn:

- Giảm áp lực đối với tim mạch: Khi tập luyện nghẹ nhàng thì tim mạch phải làm việc nhanh hơn, giúp cải thiện sự lưu thông máu, tăng cường khả năng của tim mạch trong việc đáp ứng nhu cầu cơ thể.

- Tăng sức mạnh tim mạch: Tập luyện nhẹ nhàng và thường xuyên sẽ giúp củng cố cơ tim và làm tăng sức mạnh, giúp tim mạch hoạt động hiệu quả hơn, giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch.

- Kiểm soát huyết áp: thư giãn và tập luyện nhẹ nhàng sẽ giúp kiểm soát huyết áp, giảm nguy cơ tăng huyết áp, tắc nghẽn động mạch.

- Giảm cholesterol xấu: Việc tập luyện sẽ giúp giảm mức cholesterol xấu trong máu và tăng cường mức cholesterok tốt.

- Kiểm soát cân nặng: Tập luyện và thư giãn sẽ giúp duy trì cân nặng, có thể giảm cân nếu cần.

+ Cách tập luyện và thư giãn:

Lên kế hoạch: Lập kế hoạch để tập luyện thường xuyên, đảm bảo có thời gian dành cho thư giãn trong ngày.

CHọn hoạt động yêu thích: Lựa chọn một số hoạt động yêu thích để tập luyện giúp bạn có động lực hơn.

Thư giãn hằng ngày: Hãy dành ít nhất 15 – 30 phút mỗi ngày để thư giãn. Điều này có thể là đọc sách, nghe nhạc, thiền.

  • 8. Tránh ăn uống đồ chế biến sẵn

Tại nơi công sở, ở nhà, đi chơi cần tránh những loại đồ ăn uống quá nhiều thực phẩm chế biến sẵn, các loại thức ăn nhanh.

+ Tác hại của đồ chế biến sẵn:

- Chất lượng dinh dưỡng kém: Thức ăn nhanh thường giàu calo, chứa ít dinh dưỡng, dẫn tới tăng cân, tăng nguy cơ tim mạch.

- Chất béo và cholesterol cao: Thức ăn nhanh thường chứa chất béo bão hòa, cholesterol cao, gây tắc nghẽn động mạch vành và tăng huyết áp.

- Natri và muối: Lượng muối và natri trong thức ăn nhanh có thể gây tăng huyết áp, tạo môi trường không tốt cho tim mạch.

- Đường: Trong thức ăn nhanh thường chứa đường tinh luyện và các loại đường tổng hợp gây tăng đường huyết, từ đó gây bệnh tiểu đường và bệnh tim mạch.

+ Cách thay thế đồ ăn chế biến sẵn

Nấu ăn tại nhà: Nấu ăn tại nhà sẽ giúp kiểm soát chất lượng và thành phần của thực phẩm mà bạn sử dụng. Điều này sẽ giúp bạn lựa chọn được nguyên liệu lành mạnh, kiểm soát lượng chất béo, muối và đường.

Ăn nhiều rau xanh và trái cây: Thay vì thức ăn nhanh, hãy lựa chọn sử dụng nhiều rua xanh và trái cây. Đây là những loại giàu chát xơ, vitamin và khoáng chất giúp cung cấp dưỡng chất tốt cho tim mạch.

Thức ăn nhẹ: Hãy lựa chọn những món ăn nhẹ nhàng như salad, súp, thức ăn có nhiều chất xơ, giúp bạn cảm thấy no lâu mà không cần tiêu thụ quá nhiều calo.

Hạn chế đồ ngọt và đồ uống có gas: để kiểm soát lượng đường và calo, bạn nên hạn chế tiêu thụ đồ ngọt và đồ uống có gas.

  • 9. Tránh stress

Stress không chỉ ảnh hưởng đến tâm trạng và tinh thần, mà còn tác động đến sức khỏe tim mạch.

+ Tác động tim mạch:

- Tăng huyết áp: Stress làm tăng huyết áp, tăng áp lực lên mạch máu, dẫn tới tắc nghẽn động mạch vành, gây bệnh tim mạch.

- Tăng nguy cơ viêm nhiễm: Stress có thể kích thích phản ứng viêm nhiễm trong cơ thể, gây ra bệnh tim mahcj.

- Lối sống không lành mạnh: Khi bạn cảm thấy căng thẳng, sẽ dễ rơi vào các thói quen không lành mạnh như ăn uống không kiểm soát, uống cồn, hút thuốc lá, tất cả sẽ làm tăng nguy cơ tim mạch.

+ Cách quản lý stress

- Tập thể dục đều đặn: Tập thể dục sẽ giúp giảm stress, làm thư giãn, tạo ra endorphin, các chất dẫn truyền trong não giúp cải thiện tâm trạng.

- Quản lý stress: Cách thư giãn và giải tỏa stress thông qua kỹ thuật như thiền, yoga, tập thở sâu.

- Quản lý thời gian: Xác định ưu tiên và quản lý thời gian một cách hiệu quả để giảm áp lực trong cuộc sống hằng ngày.

- Tư duy tích cực: Sẽ giúp bạn nhìn nhận stress một cách tích cực và tìm cách giải quyết nó.

- Tìm sự hỗ trợ: Thảo luận với bạn bè, gia đình, chuyên gia tâm lý để giúp bạn giảm bớt cảm giác cô đơn và áp lực. Bên cạnh đó hãy dành nhiều thời gian thư giãn như: đọc sách, xem phim, du lịch,…

  • 10. Bổ sung thêm Buddilac Grand sure

Buddilac Grand Sure là dòng sản phẩm tăng cường sức khỏe tim mạch của thương hiệu BUDDILAC. Dòng sản phẩm đã đạt tiêu chuẩn quốc tế về an toàn và chất lượng sản phẩm. Đây cũng là một trong những dòng sản phẩm đang được tin dùng nhiều hiện nay.

Trong sữa có thành phần MUFA, PUFA rất tốt cho sức khỏe tim mạch, giảm huyết áp, cải thiện cấu trúc mạch vành, ngăn ngừa xơ vữa động mạch, ngăn ngừa mắc các bệnh về tim mạch và tiểu đường.

Trong sữa có thành phần sữa non và thymomodulin giúp tăng số lượng bạch cầu trong máu, kích thích tủy sản sinh kháng thể để chống lại các tác nhân gây bệnh bên ngoài, giảm hệ miễn dịch, đảm bảo cơ thể luôn khỏe mạnh.

Trong sữa có thành phần DHA giúp phát triển não bộ, trí nhớ, cải thiện chức năng nhìn của mắt, giúp giảm cholesterol, giảm xơ vữa động mạch, phòng tránh bệnh nhồi máu cơ tim.

Trong sữa có thành phần bột yếu cao, curcumin giúp chống viêm, nhanh lành vết thương, bồi bổ và phục hồi cơ thể nhanh chóng.

Trong sữa còn có thành phần Omega 3, 6, 9 giúp giảm mỡ máu và nâng cao sức khỏe tim mạch. Thành phần lactium giúp an thần ngủ ngon.

Trong sữa còn có thành phần chất xơ hòa tan FOS, GOS giúp tăng cường hấp thu, giảm đi tình trạng táo bón. Thành phần sữa bột bào ngư ABA-Active™ giúp bổ sung đầy đủ dưỡng chất cần thiết để nâng cao sức khỏe, đặc biệt là hệ xương khớp, sức khỏe sinh lý,…

Trên đây là toàn bộ thông tin liên quan đến chủ đề: “Cách phòng ngừa bệnh tim mạch”. Bài viết đã chia sẻ những thông tin hữu ích về định nghĩa và các loại bệnh tim mạch, các triệu chứng của bệnh tim mạch mà bạn không thể bỏ qua, 10 cách giúp phòng ngừa bệnh tim mạch hiệu quả. Kèm đó là giới thiệu dòng sữa tốt cho tim mạch Buddilac Grand sure. Bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin hữu ích dành cho bạn đọc.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.