Nhịp tim của người bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu

Posted on 18/09/2023

Nhịp tim hay còn gọi là nhịp xoang chính là số lần tim đập trong 1 phút. Nhịp tim là một trong những chỉ số quan trọng giúp biết sức khỏe tim mạch nói riêng và sức khỏe tổng thể nói chung. Tuy nhiên nhịp tim của mỗi người sẽ khác nhau và có thể thay đổi do nhiều yếu tố, trong đó có độ tuổi.

Vậy nhịp tim của người bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu, những yếu tố nào ảnh hưởng đến nhịp tim của bạn, các bệnh lý nào sẽ liên quan đến nhịp tim. Hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu sâu hơn thông qua bài viết: “Nhịp tim của người bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu”.

Tầm quan trọng của nhịp tim đối với sức khỏe

Như đã nói, nhịp tim là một trong những chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe của con người. Sự hoạt động của tim đảm bảo cung cấp máu, oxy, các chất dinh dưỡng cho cơ thể để giúp duy trì sự sống của các tế bào và cơ quan. Khi nhịp tim hoạt động bình thường thì sức khỏe được đảm bảo và ngược lại, khi nhịp tim không ổn định hoặc có bất thường thì sức khỏe bị ảnh hưởng.

Đối với người bình thường ở độ tuổi trưởng thành thì nhịp tim khoản g60 – 100 nhịp/ phút được coi là nhịp tim bình thường. Còn ngược lại nhịp tim nhanh hơn hoặc chậm hơn rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý.

Nhịp tim nhanh có thể mắc các vấn đề về huyết áp, bệnh tim, bệnh tuyến giáp, thiếu máu, bệnh phối hay stress. Tim đập nhanh liên tục sẽ khiến đau ngực, hoa mắt, chóng mắt, thập chí là nhồi máu cơ tim.

Tim đập chậm hơn mức bình thường có thể là dấu hiệu của bệnh tim, suy giảm chức năng tuyến giáp hoặc do ảnh hưởng của việc sử dụng thuốc. Tim đập chậm có thể dẫn đến các triệu chứng như hoa mắt, chóng mặt, khó thở, mệt mỏi, thập trí là ngất xỉu.

Chính vì thế để duy trì sức khỏe tốt thì bạn cần phải theo dõi, đánh giá và duy trì nhịp tim đều đặt ở mức bình thường.

Nhịp tim của người bình thường theo độ tuổi

Nhịp tim là chỉ số quan trọng để đánh giá sức khỏe tim mạch của con người. Tuy nhiên, nhịp tim của người bình thường sẽ thay đổi theo độ tuổi. Cụ thể là:

  • Nhịp tim bình thường ở trẻ em và thiếu niên:

Đối với trẻ em mới sinh thì nhịp tim sẽ từ 120 – 160 nhịp/ phút. Sau đó nhịp tim sẽ giảm dần, trong vòng 1 tuần thì nhịp tim trung bình sẽ giảm xuống còn khoảng 100 – 120 nhịp/ phút. Ở độ tuổi từ 1 – 10 tuổi thì nhịp tim bình thường của trẻ sẽ giảm xuống dao động còn khoảng 70 – 120 nhịp/ phút.

Đối với nhịp tim của trẻ thiếu niên thì nhịp tim giống với nhịp tim của người bình thường, dao động từ 60 – 100 nhịp/ phút.

  • Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành:

Nhịp tim bình thường ở người trưởng thành sẽ dao động từ 60 – 100 lần/ phút. Tuy nhiên thì nhịp tim cũng có thể giao động từ 50 – 90 lần/ phút tùy vào cơ thể và tình trạng sức khỏe của mỗi người.

Trong đó nhịp tim của phụ nữ và nam giới cũng có sự khác biệt nhất định. Theo các nghiên cứu thì nhịp tim bình thường ở phụ nữ thường cao hơn so với nam giới. Trung bình ở nữ giới thì nhịp tim sẽ dao động từ 60 – 80 nhịp/ phút, ở nam giới thì dao động từ 50 – 70 nhịp/ phút.

  • Nhịp tim bình thường ở người cao tuổi:

Khi lão hóa thì nhịp tim cũng có xu hướng giảm dần, chính vì thế mà nhịp tim bình thường ở người cao tuổi sẽ dao động từ 50 – 100 lần/ phút. Nếu nhịp tim của người cao tuổi mà vượt quá giới hạn trên hay dưới thì có thể dấu hiệu của bệnh tim mạch và vấn vấn đề sức khỏe khác.

Trên đây là nhịp tim theo các nghiên cứu, nhưng cần lưu ý rằng nhịp tim của mỗi người sẽ khác nhau bởi có nhiều yếu tố tác động đến nhịp tim như cơ địa, mức độ hoạt động, thói quen ăn uống và tình trạng sức khỏe.

Nếu có xuất hiện những triệu chứng bất thường như đau ngực, khó thở, chóng mặt, nhịp tim không ổn định thì bạn cần phải đến bác sĩ để kiểm tra. Cũng như thường xuyên theo dõi và kiểm tra nhịp tim của mình để biết tình trạng sức khỏe.

Những yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim

Như đã chia sẻ thì có rất nhiều các yếu tố ảnh hưởng đến nhịp tim của mỗi người. Dưới đây chúng tôi xin nêu ra 3 yếu tố chính ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim, gồm:

  • Thói quen ăn uống:

Thói quen ăn uống hằng ngày ảnh hưởng trực tiếp đến nhịp tim, nếu ăn uống không lành mạnh có thể dẫn tới tình trạng béo phì, cao huyết áp, tăng đường huyết, tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch.

Những loại thực phẩm như đường, muối, chất béo bão hòa, chất béo trans rất có thể sẽ gây hại cho tim mạch, ảnh hưởng đến nhịp tim của người bình thường. Do đó, cần tăng cường ăn uống lành mạnh gồm nhiều loại rau củ, trái cây tươi, các loại ngũ cốc nguyên hạt, các loại protein không béo.

  • Tập luyện thể dục thể thao:

Việc tập luyện thể dục thể thao có thể làm tăng nhịp tim nhưng đây là phản ứng bình thường của cơ thể. Tuy nhiên, nếu tập luyện quá mức mà không có sự giám sát của các chuyên gia thì có thể gây hại cho tim mạch.

Chính vì thế mà bạn cần tập luyện thể dục thể thao một cách cân bằng và phù hợp sức khỏe của bạn. Trong quá trình luyện tập mà có bất kỳ triệu chứng nào như đau ngực, thở khó, hoa mắt, chóng mặt thì hãy ngừng tập và có sự thăm khám, tư vấn của bác sĩ.

  • Tình trạng sức khỏe tổng thể:

Tình trạng sức khỏe tổng thể cũng ảnh hưởng đến nhịp tim, những người có bệnh lý như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh thận, hay các bệnh lý về tim mạch có thể gây ra tình trạng rối loạn nhịp tim.

Bên cạnh đó thì bị stress, mất ngủ, lo âu, căng thẳng cũng gây ra tình trạng nhịp tim bất thường. Chính vì thế để giữ cho cơ thể luôn khỏe mạnh và có nhịp tim ổn định ở mức cho phép thì bạn nên chú ý giảm stress, và hạn chế mắc các bệnh liên quan đến tiểu đường, huyết áp, thận,…

Những bệnh lý liên quan do thay đổi nhịp tim

Khi nhịp tim thay đổi một cách bất thường thì rất có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý. Như:

  1. Rối loạn nhịp tim: Đây là tình trạng mà nhịp tim bị mất đi tính đều đặn, có thể nhanh hoặc chậm hơn so với nhịp tim của người bình thường. Nguyên nhân dẫn tới rối loạn nhịp tim có rất nhiều nguyên nhân khác nhau như căng thẳng, mệt mỏi, bệnh lý tim mạch, viêm nhiễm, hay sử dụng chất thích thích, sử dụng thuốc.
  2. Bệnh tim mạch: các bệnh liên quan đến tim mạch sẽ khiến các bộ phận của tim không hoạt động đúng cách, dẫn tới tình trạng quá trình tuần hoàn máu trong cơ thể, dẫn tới thay đổi nhịp tim. Các bệnh tim mạch thường gây ra rối loạn nhịp tim bao gồm bệnh van tim, bệnh tăng huyết áp, bệnh thiếu máu cơ tim,…
  3. Bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là tình trạng đường huyết trong máu bị tăng lên so với mức bình thường cho phép. Khi mức đường huyết tăng thì rất có thể dẫn tới tình trạng rối loạn nhịp tim. Bên cạnh đó thì bệnh tiểu đường còn dẫn đến các vấn đề nghiêm trọng hơn bao gồm đột quỵ và bệnh tim.

Cách đo nhịp tim đúng cách

Để đo nhịp tim đúng cách thì bạn làm theo các bước dưới đây:

  1. Bước 1: Đặt ngón tay trỏ và ngón tay giữa lên cổ tay bên trái của mình, gần xương cổ tay.
  2. Bước 2: Nhẹ nhàng bấm hoặc nhấn đều lên cổ tay cho đến khi bạn cảm thấy nhịp tim.
  3. Bước 3: Tiến hành đếm số lần nhịp tim trong 1 phút hoặc đếm trong vòng 15 giây rồi nhân 4 lần để tính ra nhịp tim trong 1 phút.

Bạn cũng cần chú ý đo nhịp tim thường xuyên, đặc biệt là những lúc cảm thấy bất thường hoặc khó chịu về tim mạch như tim đập nhanh, đau ngực, mệt mỏi, khó thở. Bạn cũng nên đo nhịp tim trước và sau khi tập luyện thể dục thể thao để biết tình trạng sức khỏe của mình. Bạn cũng cần chú ý thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể 1 – 2 lần mỗi năm để các bác sĩ đo nhịp tim chuẩn xác hơn.

Việc đo nhịp tim đúng cách và định kỳ sẽ giúp bạn nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mình, phát hiện kịp thời các dấu hiệu bất thường về nhịp tim, cũng như có những phương pháp điều trị kịp thời.

Kết luận

Trên đây là những thông tin quan trọng về: “Nhịp tim của người bình thường theo độ tuổi là bao nhiêu” Bài viết hi vọng đã cung cấp những thông tin cần thiết cho bạn đọc.

Bạn nên đo và theo dõi nhịp tim đúng cách, định kỳ để phát hiện kịp thời các vấn đề liên quan đến sức khỏe tim mạch của mình, cũng như thực hiện thói quen ăn uống lành mạnh, tập luyện thể dục thể thao đều đặn, kiểm soát căng thẳng và stress trong cuộc sống để nâng cao sức khỏe tổng thể của mình.

 

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.