Sữa mẹ để ngoài được bao lâu? Cách bảo quản sữa mẹ

Posted on 04/08/2022

Nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã khẳng định rằng: "Sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ sơ sinh là trẻ nhỏ", do đó việc cho con bú hoàn toàn trong những năm đầu đời luôn được khuyến cáo để bé có thể phát triển một cách toàn diện nhất.

Trên thực tế, sữa mẹ sẽ được sản xuất dựa trên nhu cầu của trẻ và tốt nhất là trẻ nên được bú mẹ trực tiếp. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp vì một vài lý do khác nhau mà mẹ cần vắt sữa và bảo quản sữa cho con dùng dần. 

Vậy sữa mẹ để ngoài được bao lâu và cách bảo quản sữa mẹ như thế nào cho đúng và để được lâu nhất? Mẹ hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu qua bài viết mà các chuyên gia dinh dưỡng chia sẻ dưới đây nhé!

Sữa mẹ để ngoài được bao lâu?

Cho bé bú mẹ trực tiếp là cách tốt nhất để bé nhận được lượng chất dinh dưỡng từ sữa mẹ nhiều nhất. Tuy nhiên, vì một số lý do như sữa mẹ tiết quá nhiều, mẹ phải đi làm, mẹ không thể cho con bú trực tiếp nên nhiều người phải tìm cách bảo quản sữa mẹ cho con.

Việc sữa mẹ để được bao lâu phụ thuộc vào nhiều yếu tố, cả khách quan lẫn chủ quan như số lượng sữa cần bảo quản, nhiệt độ môi trường, nhiệt độ sữa khi mới vắt, nhiệt độ của nơi bảo quản, độ sạch của dụng cụ chứa sữa, ...Bên cạnh đó, thời gian bảo quản sữa mẹ là khác nhau với mỗi điều kiện nhiệt độ và môi trường.

Dưới đây là những hướng dẫn của CDC- Mỹ về việc bảo quản sữa mẹ.

Loại sữa mẹ Nhiệt độ phòng khoảng 25 ° C hoặc lạnh hơn Tủ lạnh (4 ° C) Tủ đông (-18 ° C) hoặc lạnh hơn
Sữa mới  4 giờ 4 ngày 6 tháng
Sữa để đông lạnh và được rã đông 1–2 giờ 1 ngày Tuyệt đối không làm sữa mẹ đông lạnh lại sau khi đã được rã đông
Sữa còn lại từ một lần bú (em bé không bú hết bình) Sử dụng trong vòng 2 giờ sau khi trẻ bú xong

Sữa mẹ bú không hết có để lâu được không

Xem thêm: https://ecopharmalife.vn/bai-viet/cach-cho-tre-so-sinh-bu/

Cách bảo quản sữa mẹ bé bú còn dư lại

Việc biết cách bảo quản sữa mẹ quyết định đến chất dinh dưỡng trong sữa và sức khỏe của bé. Không chỉ cần chú ý đến thời gian sữa mẹ để ngoài được bao lâu mà việc bảo quản sữa còn có những chú ý khác.

Trước khi vắt sữa

Đối với mẹ vắt sữa bằng tay

  • Đầu tiên,mẹ cần lau sạch núm vú bằng khăn sạch. Sau đó, mẹ cũng cần rửa tay sạch bằng xà phòng và nước, nên làm theo 5 bước rửa tay của Bộ Y Tế để dễ nhớ và đảm bảo tay sạch nhất có thể. Nếu không có xà phòng có thể sử dụng cồn 70 độ để rửa tay nhanh, lưu ý không dùng cồn 90 độ vì gây tổn thương da tay.
  • Lau khô tay và vú với khăn khô sạch trước khi vắt sữa

Đối với vắt sữa bằng dụng cụ hút sữa

  • Sau mỗi lần dùng phải vệ sinh dụng cụ hút sữa và sau mỗi lần hút sữa cần vệ sinh bộ dụng cụ hút sữa để sử dụng cho những lần sau.
  • Tháo rời các phần của máy hút sữa như hộp đựng, vòi dẫn, loa hút và rửa sạch với nước sạch để vệ sinh được tất cả các bộ phận của máy.
  • Rửa lần đầu bằng nước lạnh để loại bỏ cặn sữa và bụi bẩn từ những lần hút trước. Có thể dùng dầu rửa bát cho trẻ em hoặc nước nóng nếu có các vết sữa khó sạch. Cần dùng một chiếc bàn chải riêng chỉ để cọ dụng cụ hút sữa, bình sữa. Sau đó, xả lại bằng nước nóng từ 2 - 3 lần.
  • Úp ngược bình và hộp đựng trên vải sạch hoặc giấy sạch. Đậy nắp và để khô. 
  • Trước khi cất đi, hãy đảm bảo không có giọt nước nào còn đọng lại trong bình đựng hoặc trên bất kỳ bộ phận nào. Nếu còn nước, hãy lau khô cẩn thận.
  • Cách bảo quản sữa mẹ cần chú ý là bảo quản bộ dụng cụ khô trong một túi nhựa mới, bọc nhựa, thêm khăn giấy hoặc hộp sạch, có nắp đậy cho đến lần sử dụng tiếp theo. Ngoại trừ các túi sữa mẹ đã vắt vô trùng hoặc túi nhựa chuyên dùng để đựng sữa mới. Tất cả các bình đựng sữa và các bộ phận của máy hút sữa sẽ cần phải được làm sạch trước khi sử dụng.
  • Nếu bé của bạn bị ốm, sinh non hoặc bạn bị bất kỳ loại nhiễm trùng nào ở ngực, núm vú, hãy đến gặp các bác sĩ để được tư vấn. Cách vệ sinh và vắt sữa cũng có sự khác biệt với những trường hợp bé và mẹ khỏe mạnh. Khi sử dụng cho lần tiếp theo mẹ chỉ cần lấy bộ dụng cụ ra kiểm tra máy hút sữa, bình đựng trước khi vắt sữa. Phải vứt và thay ống hút sữa có dấu hiệu bị mốc.
  • Việc chuẩn bị hút sữa cho bé rất quan trọng quyết định tới thời gian sữa mẹ để ngoài được bao lâu và chất lượng sữa mà bé sử dụng.

Sau khi vắt sữa cho bé

  • Cách bảo quản sữa mẹ sau khi vắt sữa cho bé là sử dụng túi nhựa chuyên dùng để đựng sữa mẹ, hộp thủy tinh hoặc nhựa và có nắp đậy kín. Tránh những hộp nhựa có ký hiệu số 7, đây là biểu tượng cho biết hộp, bình hoặc túi nhựa chứa BPA (bisphenol-A). BPA có thể phá hủy men răng trẻ, rối loạn sinh lý, sinh sản trẻ khi lớn lên.
  • Chú ý thời gian bảo quản sữa mới được vắt ra là 4 giờ ở nhiệt độ phòng (dưới 25 độ C). Nếu bảo quản ngăn mát tủ lạnh thì bảo quản được tối đa 4 ngày. Để sữa ở ngăn đá lâu nhất được 6 tháng.

Mẹo bảo quản sữa mẹ

  • Để kiểm soát được sữa mẹ để được bao lâu thì bạn cần ghi nhãn trên bình đựng sữa ngày vắt sữa. Bạn có thể kiểm tra được hạn sử dụng của các bình sữa trước khi cho bé sử dụng.
  • Nếu bảo quản sữa vắt tại bệnh viện hoặc nhà trẻ của, mẹ hãy ghi thêm vào nhãn tên của con tránh nhầm lẫn với các trẻ khác. Tính được lượng sữa con ăn trong một lần và chia sữa ra từng lượng đủ một bữa ăn của con, điều này vừa giúp tránh lãng phí sữa vừa tiện cho mỗi lần sử dụng.
  • Đặt hộp ở nơi có nhiệt độ thấp nhất trong tủ lạnh, thường là phía trong cùng ngăn lạnh và ngăn đông. Sữa mẹ tăng thể tích khi bị đông lạnh, vì vậy để bảo quản sữa mẹ tốt nhất thì chỉ nên đổ đến mức cách miệng bình đựng sữa 2 - 3 cm.
  • Không để sữa cạnh các loại thực phẩm sống, nếu không thể cách ly với các thực phẩm khác nên sử dụng một hộp nhựa lớn chuyên để đựng sữa. Nếu sữa mẹ được sử dụng sau 4 ngày kể từ ngày vắt sữa, hãy cho sữa vào ngăn đông ngay để bảo toàn các chất dinh dưỡng trong sữa mẹ.
  • Khi đi du lịch hãy để sữa đã vắt trong một túi hoặc thùng cách nhiệt, xung quanh được bọc bằng đá lạnh. Sữa nên được sử dụng trong vòng 24 giờ. Khi đến địa điểm du lịch hãy sử dụng sữa ngay lập tức, bảo quản trong ngăn mát của tủ lạnh hoặc để đông lạnh. Tính chất sữa mẹ tiết ra với mỗi giai đoạn phát triển của con là khác nhau. Do vậy không thể dùng sữa non khi bé mới chào đời với bé vài tháng tuổi. Bảo quản sữa có thể khác nhau đối với lúc trẻ bị ốm, khi phải điều trị ở bệnh viện.

Cách rã đông sữa mẹ trước khi cho bé sử dụng

Nghiên cứu của CDC Hoa Kỳ cho thấy rằng bạn bảo quản sữa mẹ càng lâu thì các chất dinh dưỡng trong sữa sẽ càng hao hụt. Vậy thì sữa mẹ để ngoài được bao lâu và làm thế nào để rã đông sữa đúng cách?

  • Sữa mẹ để ngăn mát tủ lạnh có thể để lâu nhất là 4 giờ, nếu để ngăn đá có thể lên tới 6 tháng.
  • Khi cho bé dùng sữa phải rã đông sữa đúng cách. Nếu sữa ở ngăn mát nên lấy sữa ra khỏi tủ lạnh và chờ khoảng 30 phút đến 1 giờ vì đây là thời gian sữa thích nghi với nhiệt độ phòng, các chất dinh dưỡng được giải phóng từ từ.
  • Mẹ cho bé sử dụng sữa ngay hoặc hâm lại sữa. Nếu bảo quản sữa mẹ ở tủ đông lạnh thì nên lấy bình sữa xuống ngăn mát 1 ngày trước khi bạn định dùng sữa cho con, sau đó làm tương tự như sữa được bảo quản ở ngăn mát. Mẹ cũng có thể cho sữa mẹ mới vắt vào sữa đã để tủ lạnh từ trước, muốn vậy phải làm lạnh kỹ sữa mẹ mới được vắt.
  • Mẹ cũng cần lưu ý là để sữa mới vắt trong ngăn mát của tủ lạnh hoặc để xung quanh bình sữa mới vắt các cục đá lạnh. Sau đó mới được thêm vào với những phần sữa đã được bảo quản lạnh. Không thêm vào sữa mẹ đã đông lạnh phần sữa mẹ mới vắt vì sẽ làm rã đông không hoàn toàn sữa đã đông lạnh. Khi rã đông không đúng cách sẽ làm các chất dinh dưỡng của sữa mẹ bị tiêu hao.

Sữa mẹ bé uống thừa có bắt buộc phải hâm lại không?

Sữa khi bé bú trực tiếp là sữa ấm nên nhiều bà mẹ nghĩ rằng cần phải hâm sữa ấm để bé cảm thấy giống sữa mẹ nhất. Vậy có nên hâm nóng sữa không và sữa mẹ hâm để được bao lâu đoạn viết sau đây sẽ giải đáp cho các mẹ. Theo khuyến cáo của CDC Mỹ sữa mẹ không cần hâm nóng. Sữa mới được hút từ vú mẹ đã đủ ấm không cần hâm lại. Khi để sữa mẹ ở nhiệt độ phòng là bé có thể dùng được.

Các trường hợp cần hâm lại sữa

Tuy nhiên trong một số trường hợp sữa quá lạnh, bé không thể sử dụng được thì cần hâm sữa lại cho ấm.

  • Cho bé uống sữa bảo quản vào mùa đông.
  • Nhiệt độ môi trường quá lạnh không thể rã đông khi để ngoài môi trường. Nhiệt độ sữa và môi trường đều quá thấp nên không có sự trao đổi nhiệt, làm cho sữa không rã đông được.
  • Bé đang bị các bệnh lý ở trẻ như viêm phế quản phổi,viêm họng,... Khi đó dùng sữa quá lạnh có thể làm bệnh của bé nặng hơn.

Vậy thì sữa mẹ hâm để được bao lâu? Nếu trẻ chưa bú hết bình thì chỉ sử dụng trong vòng 2h sau khi sữa được hâm lại. Trên 2 giờ không sử dụng nữa vì đã bị mất chất dinh dưỡng và có sự xâm nhập của vi khuẩn. Bên cạnh đó, mẹ chỉ nên hâm sữa mẹ duy nhất một lần vì việc hâm đi hâm lại làm mất vitamin B,C hệ thống kháng thể của sữa. Ngoài ra còn làm đông vón các protein trong sữa. Bé sử dụng lợi bất cập hại.

Sữa mẹ bé uống thừa có phải hâm lại không Sữa mẹ bé uống thừa có phải hâm lại không

Một số mẹo khi hâm lại sữa mẹ

Ngoài việc hiểu rõ về cách bảo quản sữa mẹ thì bậc phụ huynh cũng cần biết về những mẹo khi hâm lại sữa mẹ để đảm bảo an toàn và không mất đi các dưỡng chất. Cụ thể là:

  • Giữ hộp đựng kín, đặt hộp kín vào một bát nước ấm hoặc đặt dưới vòi nước ấm (50-60 độ C), trong 5- 7 phút.
  • Không rã đông sữa bằng cách cho sữa đã đông lạnh đun nóng nhanh hoặc dùng lò vi sóng vì sữa mẹ sẽ không được rã đông đồng đều. Bên cạnh đó, việc đun nóng sữa quá nhanh có thể làm mất các kháng thể vốn có trong sữa mẹ.
  • Trước khi cho bé dùng sữa hãy kiểm tra độ nóng lạnh của sữa bằng nhiệt kế hoặc nhỏ hai giọt sữa lên tay bạn. Lắc nhẹ bình sữa mẹ để trộn các thành phần trong sữa lại với nhau do khi bảo quản sữa các thành phần nhẹ hơn như các chất béo sẽ nổi lên bề mặt.

Hi vọng qua bài viết này, các mẹ đã biết được sữa mẹ để ngoài được bao lâu và cách bảo quản sữa mẹ đúng cách khi bé bú không hết. Điều này hết sức cần thiết mà mẹ không nên bỏ qua để có thể cung cấp cho con những chất dinh dưỡng tinh túy nhất trong sữa mẹ.

Bên cạnh đó, trong trường hợp mẹ không có đủ nguồn sữa cho con, mẹ có thể tham khảo sữa Enlilac Gold Baby - dòng sữa phát triển toàn diện cho trẻ sơ sinh được chứng nhận của Bộ Y Tế được rất nhiều bậc phụ huynh tin dùng.

Để biết thêm thông tin chi tiết cũng như lợi ích của sữa, bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây để được tư vấn nhé!

CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM ECO PHARMALIFE

MST: 0109144546 - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020.

Địa chỉ: LK12-No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 096.1896.039 

Email: Ecopharmalife@gmail.com 

Website: https://ecopharmalife.vn

Xem thêm:

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/luong-sua-cho-tre-so-sinh/  

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.