Liệu thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh hay bị bệnh?

Posted on 03/08/2022

Thời điểm thai nhi được 39 tuần, có lẽ các bà mẹ đã sẵn sàng cho việc đón chào thành viên mới. Lúc này, những dấu hiệu khác thường của cơ thể khiến rất nhiều mẹ để tâm, dù là những cơn đau bụng nhẹ.

Khi xuất hiện gò nhiều ở tuần 39, nhiều mẹ không biết đây có phải là thời điểm sắp sinh hay không, đặc biệt với những người lần đầu làm mẹ khá hoang mang về vấn đề này. Vậy thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không và cách nhận biết cơn gò tử cung như thế nào? Hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu rõ trong bài viết dưới đây.

Có thể mẹ quan tâm:
270,000đ 300,000đ
4.77 (64 votes)
5,6k người mua
Mua Ngay

Thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không?

Thai 39 tuần ít đạp gò nhiều có khả năng cao đó là dấu hiệu sắp sinh. Thai kỳ thường kéo dài khoảng 40 tuần kể từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối đến ngày dự sinh. Khi đứa trẻ được ra đời trong khoảng tuần 39 đến tuần 40 và 6 ngày thì được gọi là sinh đủ tháng.

Do đó vào thời gian này, cơ thể bạn có thể xuất hiện các cơn gò một cách thường xuyên như một dấu hiệu chuyển dạ tuần 39.

thai gò nhiều ở tuần 39 có dấu hiệu sắp sinh Thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh

Trước hết, cơn gò là tình trạng các cơ tử cung co thắt chặt và sau đó thả lỏng, làm động lực đẩy em bé ra khỏi tử cung. Khi các cơn co thắt xuất hiện với tần suất dày đặc cách nhau 5 - 10 phút, kéo dài khoảng 30 - 70s và mạnh đến nỗi bạn không thể đi bộ hoặc nói chuyện, thì đó có khả năng cao là các cơn gò chuyển dạ. Đồng thời, các hiện tượng như đau bụng và lưng dưới, tăng tiết dịch nhầy âm đạo lẫn máu, ... sẽ khẳng định thêm dấu hiệu sắp sinh.

Mặt khác, các cơn co thắt Braxton Hicks (chuyển dạ giả) đôi khi cũng bị nhầm lẫn là khởi đầu của giai đoạn chuyển dạ thực sự. Tuy nhiên, nếu bạn thay đổi hoạt động hoặc tư thế, các cơn gò này hoàn toàn có thể ngừng lại. Đây phần lớn chỉ là một cơn co thắt Braxton Hicks. Thai 39 tuần ít đạp gò nhiều có khả năng là quá trình chuyển dạ đang diễn ra nhưng cũng không thể loại trừ cơn chuyển dạ giả Braxton Hicks. Vì vậy, khi thấy bé gò nhiều, dựa vào các dấu hiệu đơn giản trên, liên hệ ngay với bác sĩ hoặc đến các trung tâm y tế để có những chỉ định kịp thời.

Có thể mẹ quan tâm:
249,000đ 290,000đ
4.77 (64 votes)
160 người mua
Mua Ngay

Phân biệt cơn gò chuyển dạ, gò sinh lý và thai máy

Bên cạnh nhận biết được thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không thì bạn cần phân biệt được các cơ gò chuyển dạ cũng như các hiện tượng khác, cụ thể là:

Cơn gò chuyển dạ

  • Trong một thời gian rất ngắn và rất gần với thời điểm bắt đầu chuyển dạ, oxytocin được giải phóng ở mức cao hơn, có chức năng co bóp các cơ tử cung. Để trả lời cho câu hỏi cơn gò tử cung là như thế nào thì cơn gò tử cung khi chuyển dạ được mô tả là cảm giác chuột rút hoặc thắt chặt bắt đầu từ phía sau và chuyển động ra phía trước tương tự như chuyển động của sóng. Đồng thời gây nên áp lực ở phần lưng.
  • Trong quá trình các cơn co thắt diễn ra, bụng trở nên căng cứng. Những cơn gò này khiến cho phần trên cổ tử cung thắt lại và dày lên, trong khi cổ tử cung cũng như phần dưới căng ra và thả lỏng, giúp cho bé di chuyển từ tử cung qua ống sinh để chào đời.
  • Các cơn co thắt chuyển dạ được chia làm 2 giai đoạn bao gồm chuyển dạ sớm (giai đoạn tiềm ẩn) và chuyển dạ tích cực.

Chuyển dạ sớm (giai đoạn tiềm ẩn)

  • Trong quá trình chuyển dạ sớm, các cơn co thắt diễn ra không liên tục. Ngoài ra, cổ tử cung bắt đầu mở khiến cho âm đạo ra máu nhẹ hoặc dịch trong suốt, màu hồng. Một cách đơn giản để nhận biết giai đoạn này là tính thời gian cho mỗi cơn co thắt. Cứ sau 5 - 15 phút, các cơn co thắt nhẹ sẽ xuất hiện và kéo dài 60 - 90 giây.
  • Khoảng thời gian chuyển dạ sớm hiện chưa thể được khẳng định chắc chắn, tuy nhiên với người lần đầu làm mẹ thì sẽ diễn ra trong vòng 12 - 19 giờ.
  • Đối với hầu hết phụ nữ, chuyển dạ sớm không gây nên quá nhiều khó chịu. Lúc này, bạn có thể giữ tinh thần thoải mái, đi dạo hoặc đi tắm, nghe nhạc, thay đổi vị trí, ... để thúc đẩy sự dễ chịu trong giai đoạn tiềm ẩn này.
  • Ngoài ra, liên hệ với các nhân viên y tế để biết thời gian thích hợp đến bệnh viện hoặc các trung tâm sinh nở.

Chuyển dạ tích cực

  • Sau giai đoạn kể trên, các cơn co sẽ tăng dần cường độ, gần và đều đặn hơn. Quá trình này khiến cho cổ tử cung giãn ra khoảng 6 - 10cm và diễn ra trong 4  - 8 giờ. Trong chuyển dạ tích cực, mỗi cơn gò thường chỉ kéo dài 45 giây và cách nhau gần 3 phút. Áp lực ở lưng tăng dần và chân xuất hiện chuột rút, nước ối có thể đồng thời vỡ ra.
  • Ngoài các kỹ thuật y tế được hỗ trợ ở bệnh viện, bạn nên tiếp tục giữ tinh thần thoải mái, thay đổi vị trí, đi bộ, mát xa nhẹ nhàng, uống nước và các chất lỏng khác, ... để thúc đẩy quá trình này diễn ra thuận lợi.
  • Theo một số thống kê, tỷ lệ sinh tự nhiên trong tuần 39 - 41 chiếm khoảng 57,9%. Do đó, các bà mẹ cần đặc biệt lưu ý khi thấy các biểu hiện của cơn gò chuyển dạ trong tuần thai kỳ thứ 39.

Cơn gò sinh lý (cơn gò Braxton Hicks)

cơn gò Braxton Hicks của bà bầu Cơn gò sinh lý của bà bầu

Cơn gò sinh lý hay còn được gọi là các cơn co thắt Braxton Hicks (cơn đau chuyển dạ giả), là cách mà cơ thể chuẩn bị cho một quá trình chuyển dạ thực sự. Dấu hiệu cơn gò tử cung loại này được biết đến như những cơn co thắt rời rạc và thường không được cảm nhận rõ cho đến 3 tháng giữa và cuối thai kỳ. Những cơn co thắt Braxton Hicks được tạo ra khi các sợi cơ tử cung thắt lại và thả lỏng.

Nguyên nhân thực sự hiện chưa được biết đến, song chúng có vai trò làm săn chắc cơ tử cung để chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Cơn gò này không làm cho cổ tử cung giãn nở nhưng có thể khiến cho nó mềm ra.

Bên cạnh đó thì sự co bóp không liên tục của cơ tử cung cũng đóng vai trò trong việc thúc đẩy máu đến nhau thai. Máu giàu oxy sẽ lấp đầy các khoang trong tử cung và màng đệm ở phía bên của thai nhi hay nhau thai, từ đó máu dễ dàng đi vào tuần hoàn của bé. Không giống các cơn gò chuyển dạ thực sự, các cơn co thắt Braxton Hicks có tương đối nhiều điểm khác biệt:

  • Tần suất: Cơn gò sinh lý theo thời gian diễn ra không đều đặn và gần nhau hơn. Trong khi các cơn co thắt thực sự xảy ra đều đặn, theo thời gian, chúng xích lại gần nhau và trở nên mạnh hơn.
  • Thời gian: Cơn đau chuyển dạ giả không thể đoán trước được, chúng có thể kéo dài ít hơn 30 giây và tối đa 2 phút. Ngược lại, cơn gò thực sự thường kéo dài từ 30 - 90 giây.
  • Cường độ: Các cơn co thắt Braxton Hicks thường nhẹ và không trở nên mạnh hơn hoặc đôi khi là yếu dần đều. Đối lập với chúng là những cơn gò bắt đầu ở lưng giữa, sau đó quấn quanh bụng về phía đường giữa.
  • Sự thay đổi theo chuyển động: Như đã đề cập, cơn gò sinh lý hoàn toàn có thể ngừng khi thay đổi tư thế hoặc mức độ hoạt động. Nếu bạn vẫn có thể ngủ khi diễn ra co thắt, thì đây chỉ là một cơn Braxton Hicks. Trong khi các cơn co chuyển dạ thật sẽ vẫn tiếp tục và thậm chí còn mạnh hơn khi cử động hay thay đổi vị trí.

Các cơn co thắt Braxton Hicks là một trong những hiện tượng bình thường mà phụ nữ có thể gặp phải, đặc biệt bắt đầu từ tuần 39 có thể bắt gặp thai 39 tuần đạp ít gò nhiều. Do đó, hãy tự chuẩn bị các kiến thức về gò tử cung như thế nào đối với tình huống này, đặc biệt là biết rõ thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không để giảm thiểu lo lắng khi nó diễn ra. Hiện chưa có điều trị y tế cụ thể cho trường hợp này. Tuy nhiên, nằm xuống nghỉ ngơi, đi dạo, thư giãn như tắm nước ấm, mát - xa, đọc sách, nghe nhạc hoặc uống nước, ... có thể làm giảm bớt các cơn co thắt này.

Thai máy

  • Thai máy được hiểu là những chuyện động của thai nhi mà thai phụ hoặc bất kỳ ai cảm nhận được, cho thấy dấu hiệu của một thai nhi đang phát triển về kích thước cũng như sức mạnh. Cảm nhận đầu tiên được mô tả như những chuyển động chập chờn hoặc bụng đôi khi phồng lên. Tuy nhiên, sự khác biệt sẽ thấy rõ khi chúng xảy ra thường xuyên hơn và không thể bỏ qua những cú nhào lộn hoặc sự di chuyển của khuỷu tay hay đầu gối của bé.
  • Bắt đầu từ tuần 16 hoặc tuần thứ 19, bạn sẽ thấy những rung động mờ nhạt khiến cho thật không dễ dàng để nhận ra nếu như đây là lần đầu làm mẹ. Tiếp theo, những cú đá và đấm nhẹ nhàng có thể xuất hiện trong tuần thứ 20 - 23. Những chuyển động này sẽ dần mạnh mẽ và thường xuyên hơn, thậm chí ở một số người sẽ thấy con mình đang di chuyển ngay sau khi ăn, đặc biệt là sự có mặt của đồ ngọt.
  • Khoảng thời gian từ tuần 24 - 28, túi ối lúc này bắt đầu nhiều lên, không gian tự do cho bé di chuyển cũng đồng thời tăng lên. Vì vậy, bé hoàn toàn có thể thực hiện các động tác nhào lộn phức tạp. Bạn có khả năng nhận thấy những tiếng động đột ngột hoặc các chuyển động giật lặp đi lặp lại khi chúng bị nấc cụt.
  • Sau đó vào tuần 29 - 31, các chuyển động lúc này trở nên nhỏ hơn, sắc nét và dứt khoát hơn, chẳng hạn như những cú đấm và đá mạnh. Chúng sẽ dần chậm nhưng kéo dài hơn vào các tuần 32 - 35.
  • Đặc biệt trong thời gian gần đến ngày dự sinh từ tuần 36 - 40, trẻ sẽ phát triển hơn và không còn đủ chỗ cho chúng thực hiện những cú lộn nhào phức tạp. Chúng sẽ chuyển sang một tư thế mới - cúi đầu để chuẩn bị sinh. Do đó, bạn có thể cảm nhận những cú đá như ở phía dưới của xương sườn. Tuy chuyển động có thể mạnh đến nỗi khiến bạn cảm thấy đau và khó chịu nhưng nó cũng chậm dần. Vậy nên nói thai 39 tuần ít đạp hơn những tuần trước đó thì chưa chắc đã phải là một vấn đề bất thường. Phân biệt cơn gò tử cung và thai máy chỉ đơn giản là không xuất hiện những cơn co thắt kéo dài trong một khoảng thời gian. Tần suất bình thường vào khoảng 10 chuyển động/2 giờ. Hãy liên hệ với bác sĩ để được tư vấn khi thấy trẻ di chuyển ít hơn tần suất kể trên.

Có thể mẹ quan tâm:
165,000đ 180,000đ
4.99 (64 votes)
128 người mua
Mua Ngay

Trước khi sinh cần chuẩn bị những gì?

nhu thiết yếu chuẩn bị trước khi sinh Trước khi sinh cần chuẩn bị đồ cần thiết

Sau khi đã biết được thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh không thì chuẩn bị trước khi sinh cũng là một trong những công việc quan trọng khiến cho quá trình này được diễn ra suôn sẻ và thuận lợi hơn. Một vài vật dụng đề cập dưới đây có khả năng giúp ích cho bạn.

  • Các giấy tờ quan trọng: Mang theo những giấy tờ tùy thân, thông tin về bảo hiểm y tế để dễ dàng trong trình tự đăng ký và nhập viện.
  • Tiền mặt và điện thoại: Bên cạnh việc nhắn tin hoặc gọi điện, bạn có thể sử dụng điện thoại làm công cụ bấm giờ cho việc xác định các giai đoạn chuyển dạ. Đồng thời, tiền mặt là không thể thiếu cho bất cứ dịch vụ nào.
  • Dụng cụ thư giãn và gối mềm: Một túi chườm nóng có thể giúp bạn giảm bớt đau khi chuyển dạ tích cực và một chiếc gối cũng khiến bạn cảm thấy thư giãn hơn nếu phải ở lại qua đêm.
  • Đồ ăn nhẹ: Chúng có khả năng làm tâm trạng bạn trở nên vui vẻ hơn và đặc biệt một chiếc kẹo ngọt sẽ giúp khắc phục chứng khô miệng khi sinh.
  • Đồ dùng vệ sinh: Sữa tắm, dầu gội đầu, khăn mặt, kem và bàn chải đánh răng là những vật dụng thiết yếu. Bên cạnh đó, kem dưỡng môi và dưỡng ẩm cũng giúp ích đáng kể cho làn da của bạn.
  • Đồ lót và băng vệ sinh.
  • Dép đi trong nhà và tất: Chúng sẽ giữ cho chân bạn khỏi lạnh và sưng tấy.
  • Áo ngực cho con bú: Loại áo này ngoài khiến bạn cảm thấy thoải mái sau sinh thì còn vô cùng thuận tiện khi cho trẻ bú.
  • Đồ dùng cho bé: Quần áo, bình sữa, giấy vệ sinh, khăn ướt, ... đều là những vật dụng không thể thiếu. Ngoài ra thì sữa bột cho trẻ là cần thiết nếu như bạn sinh mổ.

Mang thai tuần 39 bụng căng cứng trường hợp nào nguy hiểm?

Ngoài tần suất bắt gặp thường xuyên các cơn chuyển dạ thực sự và những cơn co thắt Braxton Hicks thì thai 39 tuần bụng căng cứng hoặc thai 39 tuần gò cứng bụng đôi khi chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý.

Táo bón và đầy hơi

  • Do sự dao động của nội tiết tố, hormon thai kỳ khiến cho tử cung thư giãn kéo theo sự thả lỏng của cơ quan tiêu hóa làm quá trình tiêu hóa diễn ra chậm hơn. Đặc biệt trong 3 tháng cuối thai kỳ nói chung và tuần 39 nói riêng, thai nhi chiếm nhiều không gian và đè lên các cơ quan xung quanh làm cho hiện tượng này càng trở nên tồi tệ. Vì nguyên nhân đó mà bụng có thể đau và căng cứng chứ không phải hoàn toàn do thai 39 tuần đạp ít gò nhiều.
  • Để phòng ngừa tình trạng khó chịu này, cách tốt nhất đối với các mẹ là bổ sung ít nhất 2 lít nước mỗi ngày, tăng dần lượng chất xơ bằng cách ăn nhiều trái cây tươi và ngũ cốc nguyên hạt. Đồng thời các hoạt động thể chất nhẹ nhàng cũng được ưu tiên.
  • Một nghiên cứu cho thấy có đến 55% số phụ nữ bắt gặp triệu chứng này và điều trị y tế thường là không cần thiết. Tuy nhiên, hãy đến gặp bác sĩ khi bụng liên tục căng cứng hoặc xuất hiện đồng thời với giảm cân, mệt mỏi, choáng váng và buồn nôn, ...

Nhau bong non

nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung bất thường là nguyên nhân bụng căng cứng ở bà bầu Mang thai tuần 39 bụng căng cứng nguyên nhân do nhau thai tách khỏi tử cung

  • Nhau thai là nơi cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho thai nhi, đồng thời giúp loại bỏ chất thải tích tụ trong máu của bé. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, trước ngày dự sinh, nhau thai bị tách ra khỏi thành tử cung một cách bất thường.
  • Nhau bong non rất dễ xảy ra trong 3 tháng cuối thai kỳ, đặc biệt một vài tuần trước sinh, chiếm tỷ lệ 1% phụ nữ mang thai. Do đó, đây có thể là tình trạng khiến cho mang thai tuần 39 bụng căng cứng.
  • Ngoài ra, các dấu hiệu khác bao gồm các cơn co thắt liên tục, đau lưng hoặc bụng, có hoặc không có chảy máu âm đạo, ... Nguyên nhân được biết đến như chấn thương vùng bụng, hút thuốc lá, sử dụng cocain hoặc ma túy, huyết áp cao, ...
  • Nhau bong non có thể đe dọa đến tính mạng của cả mẹ và bé. Mẹ có thể bị sốc mất máu, đông máu, bé có thể bị thiếu oxy, hạn chế tăng trưởng, thậm chí còn dẫn đến thai chết lưu. Do đó, hãy tìm kiếm sự chăm sóc y tế ngay lập tức nếu như xuất hiện các biểu hiện của nhau bong non. Bên cạnh đó, bạn có thể giảm thiểu các yếu tố nguy cơ nhất định để hạn chế tình trạng này.

Nhiễm trùng đường tiết niệu

  • Khi mang thai, nội tiết tố ngoài gây nên những thay đổi trong đường tiết niệu cũng đồng thời gây ra trào ngược túi niệu quản (tình trạng nước tiểu chảy ngược từ bàng quang đến thận) làm cho phụ nữ dễ bị nhiễm trùng. Hơn nữa, nước tiểu của phụ nữ mang bầu chứa nhiều đường, protein và hormon hơn, đây cũng là những nguyên nhân khiến nhiễm trùng đường tiết niệu xảy ra với nguy cơ cao.
  • Đặc biệt, trong những tháng cuối thai kỳ, tử cung ngày càng lớn chèn ép lên bàng quang. Từ đó nước tiểu khó tống ra ngoài khiến phần sót lại có thể là một nguồn gây nhiễm trùng. Ngoài ra thì E. coli,  hoạt động tình dục, liên cầu nhóm B cũng đóng góp một phần nguyên do.
  • Do vậy, thai 39 tuần đau bụng dưới, thai 39 tuần ít đạp gò nhiều, khó và nóng rát khi đi tiểu, nước tiểu màu đục hoặc có mùi, đau một bên lưng, buồn nôn, ... đều là những triệu chứng của nhiễm trùng đường tiết niệu. Bất cứ nhiễm trùng nào trong thai kỳ đều có khả năng gây nguy hiểm cho cả mẹ và thai nhi như hội chứng suy hô hấp, thiếu máu, thai chết lưu, nhiễm trùng lâu dài, nhiễm trùng nặng, ...
  • Vì vậy, hãy đến các cơ sở y tế để có những biện pháp xử lý kịp thời. Bên cạnh đó, bạn có thể cố gắng để tránh tối đa tình trạng này xảy ra bằng cách:
  • Uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày.
  • Vệ sinh sạch sẽ vùng kín mỗi ngày.
  • Tránh các chất khử mùi hoặc xà phòng gây kích ứng.
  • Không nên mặc quần áo quá chật.
  • Tránh nhịn đi tiểu.
  • Tránh uống rượu, nước trái cây họ cam quýt, thức ăn cay và đồ uống chứa caffein có thể gây kích ứng bàng quang.

Bên cạnh những phương pháp trên, mẹ nên bổ sung thêm các dưỡng chất thông qua các loại sữa được đặc chế riêng cho bà bầu, trong đó sữa được nhiều mẹ tin dùng nhất phải kể đến Oscare Nutrition Mom. Đây là dòng sữa dành cho mẹ bầu được sản xuất tại nhà máy Nano Food - nhà máy đã đạt tiêu chuẩn GMP và ISO 22000:2018 trên dây chuyền công nghệ hiện đại được sản xuất từ Châu Âu. Sữa có chứa các thành phần như DHA, Omega 3&6, sữa non, chất đạm, chất béo, vitamin và rất nhiều khoáng chất khác không chỉ giúp tăng sức đề kháng, phục hồi sức khỏe cho mẹ mà còn phòng ngừa loãng xương cũng như thiếu máu hiệu quả.

Trên đây là những kiến thức về việc thai 39 tuần gò nhiều có phải sắp sinh cũng như mang thai tuần 39 bụng căng cứng có phải là dấu hiệu bệnh lý hay không. Từ những kiến thức này, hi vọng mẹ có thể chuẩn bị tốt nhất cho việc chào đón thành viên mới trong gia đình.

Ngoài ra, nếu còn bất kì thắc mắc nào về giai đoạn sắp sinh nói riêng cũng như chăm sóc mẹ và bé sau sinh nói chung thì có thể liên hệ với chúng tôi qua các thông tin dưới đây để được tư vấn tốt nhất.

CÔNG TY CP DƯỢC PHẨM ECO PHARMALIFE

MST: 0109144546 - Sở Kế hoạch và Đầu tư TP.Hà Nội cấp ngày 27/03/2020. 

Địa chỉ: LK12-No12, ngõ 107 Nguyễn Viết Xuân, P. Quang Trung, Hà Đông, Hà Nội

Hotline: 096.1896.039 

Email: Ecopharmalife@gmail.com 

Website: https://ecopharmalife.vn

Xem thêm:

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/ba-bau-may-thang-duoc-uong-nuoc-dua/

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/thai-39-tuan-ra-dich-nhay-mau-trang/

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.