Lời Khuyên về thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Posted on 04/08/2022

Theo một số nghiên cứu, có khoảng 2-10% phụ nữ mang thai mặc tiểu đường thai kỳ. Đối với các bà bầu bị tiểu đường phải có một kế hoạch ăn uống thật khoa học để cả mẹ và con đều khỏe mạnh. Hãy cùng ECO Pharmalife tìm hiểu về thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối qua bài viết dưới đây.

Có thể mẹ quan tâm:
270,000đ 300,000đ
4.77 (64 votes)
5,6k người mua
Mua Ngay

Tại sao nên chú ý đến thực đơn cho bà bầu tiểu đường 3 tháng cuối

Tiểu đường thai kỳ hay đái tháo đường thai kỳ là hiện tượng lượng đường trong máu (glucose) tăng cao trong thời kỳ mang thai. Tình trạng này xảy ra là do cơ thể không tiết ra đủ lượng insulin - hormone giúp điều hòa đường huyết - dẫn đến những rối loạn chuyển hóa đường trong cơ thể. Tình trạng tiểu đường thai kỳ thường được phát hiện từ tháng thứ tư của thai kỳ và sẽ tự biến mất sau khi sinh khoảng 6 tuần.

Đường huyết tăng cao chủ yếu vào 3 tháng cuối của thai kỳ. Đây là giai đoạn đoạn quan trọng. Khi đó cơ thể bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh.Tiểu đường thai kỳ nếu không được phát hiện và có các biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ có những ảnh hưởng nghiêm trọng đến cả mẹ và sự phát triển của thai nhi.

Ảnh hưởng tới mẹ

  • Cân nặng tăng từ 20kg, thai to, đa ối và trẻ được sinh ra nặng trên 4kg
  • Nước tiểu có chứa đường, nguy cơ bị nhiễm nấm candida cao và tái phát nhiều lần
  • Khả năng nhiễm trùng, viêm bể thận, viêm thận và băng huyết sau sinh cao
  • Tăng nguy cơ sảy thai nhiều lần liên tiếp, thai chết lưu không rõ lý do
  • Tăng tỉ lệ gặp các rủi ro trong quá trình sinh nở

Ảnh hưởng tới trẻ

  • Mẹ bầu bị tiểu đường có thể khiến trẻ bị dị tật bẩm sinh ở cơ và hệ thần kinh
  • Thai có kích thước lớn nên dễ bị gãy xương, sang chấn khi sinh thường và sinh mổ
  • Tăng tỷ lệ sảy thai và tỷ lệ tử vong của trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi từ 2-5 lần so với bình thường
  • Trẻ sinh ra có khả năng bị suy hô hấp, vàng da,hạ đường huyết, mức canxi, magie thấp và có thể bị đái tháo đường do di truyền

Chính vì vậy, bà bầu gặp phải tình trạng tiểu đường thai kỳ là một vấn đề cần phải đặc biệt chú ý. Những sản phụ trong trường hợp này cần phải nghiêm túc nghe theo chỉ dẫn, phác đồ điều trị của bác sĩ chuyên khoa. Bên cạnh đó cũng cần phải xây dựng cho cá nhân một chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường riêng.

Có thể mẹ quan tâm:
249,000đ 290,000đ
4.77 (64 votes)
160 người mua
Mua Ngay

Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Để có thể đảm bảo được chế độ dinh dưỡng cũng như kiểm soát được lượng đường huyết, thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường cần tuân thủ theo một số nguyên tắc nhất định.

Chia nhỏ bữa ăn

Nếu bà bầu bị tiểu đường ăn quá nhiều vào một bữa sẽ khiến lượng đường huyết tăng cao đột ngột. Nên cần chia nhỏ bữa các bữa thành 3 bữa chính và 2-3 bữa phụ mỗi ngày. Sau khi ăn bữa chính 2 tiếng nên có thêm bữa phụ. Như vậy vừa giúp cơ thể hấp thu tốt dưỡng chất, vừa để phù hợp với quá trình chuyển hóa đường trong cơ thể.

Xem thêm thông tin hữu ích

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/an-gi-de-say-thai/

Hạn chế nạp nhiều carbohydrate

Carbohydrate làm tăng lượng đường trong máu. Thai phụ cần phải chú ý đến lượng carbohydrate sử dụng mỗi ngày. Điều này có thể giúp điều chỉnh lại chế độ ăn nếu chỉ số đường huyết nằm ngoài mức bình thường. Carbohydrate thường có nhiều trong một số thực phẩm có hàm lượng đường lớn và giàu tinh bột.

Cân đối chất dinh dưỡng trong bữa chính

Việc cân đối chất dinh dưỡng trong các bữa ăn là một việc làm rất cần thiết đối với những bà bầu bị tiểu đường. Việc làm này giúp đảm bảo cung cấp được đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và bé, đồng thời có thể kiểm soát được lượng đường trong máu không tăng cao.

Các chuyên gia khuyên, thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ ở mỗi bữa cần được cân đối giữa các nhóm chất dinh dưỡng. Không nên chỉ tập trung cung cấp một số nhóm thực phẩm duy nhất. Điều này có thể gây thiếu hụt chất dinh dưỡng, khiến cơ thể mẹ mệt mỏi và giảm khả năng phát triển của thai nhi.

Đa dạng thực đơn

Mỗi ngày chỉ lặp đi lặp lại một số món ăn sẽ làm cho mẹ bầu cảm thấy bữa ăn nhàm chán, không muốn ăn và bỏ bữa. Việc làm này đặc biệt nguy hiểm đến sức khỏe của cả mẹ và bé. Vì vậy, hãy đa dạng các loại thực phẩm, và đa dạng cách chế biến chúng để không gây ra cảm giác nhàm chán cho bà bầu.

  bà bầu bị tiểu đường thực đơn hàng ngày Đa dạng thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường

Tăng cường chất xơ, cắt giảm chất béo bão hòa

Chất xơ cũng là một loại carbohydrate. Tuy nhiên, hầu hết phần chất xơ chúng ta tiêu thụ không được tiêu hóa hết. Nên sử dụng chế độ ăn chứa nhiều chất xơ góp phần không làm tăng cao lượng đường huyết như các loại carbohydrate khác.

Ngoài ra, chất xơ còn có khả năng lưu giữ tinh bột, tạo cảm giác no lâu và làm chậm thời gian chuyển hóa, hấp thu glucose vào máu. Giúp điều hòa đường huyết rất hiệu quả. Chất béo bão hòa là một nhóm chất béo kém lành mạnh. Nhóm chất béo này có khả năng làm tăng lượng cholesterol xấu trong máu, gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bà bầu. Nhất là bà bầu bị tiểu đường thai kỳ.

Kết hợp chất đạm (protein) trong bữa ăn hàng ngày

Protein thường được tiêu hóa chậm hơn so với carbohydrate. Nên việc kết hợp protein với carbohydrate trong các bữa ăn chính hoặc bữa phụ giúp ngăn lượng đường trong máu tăng quá nhanh.

Ăn theo thứ tự thực phẩm

Bên cạnh việc lựa chọn thực phẩm sao cho phù hợp với từng bữa ăn thì việc ăn theo thứ tự trong mỗi bữa cũng cần thiết phải để ý. Trong mỗi bữa ăn thường có ba nhóm chất chính gồm: tinh bột, chất đạm và chất xơ.

Mẹ bầu nên ăn theo thứ tự là nhóm chất xơ, đạm và sau đó mới đến tinh bột. Tuy chỉ là một chú ý nhỏ nhưng nó cũng giúp ích khá nhiều trong việc điều hòa lượng đường huyết. Không làm lượng đường tăng lên quá nhanh khi ăn.

Lựa chọn trái cây phù hợp

Chúng ta đều biết trái cây tươi rất tốt cho cơ thể. Tuy nhiên, hàm lượng đường chứa trong trái cây khá cao nên cần chú ý trong việc lựa chọn trái cây cho bà bầu tiểu đường. Vì vậy, trong giai đoạn này chỉ nên ăn các loại trái cây ít đường và chỉ ăn vào bữa phụ.

Chuối là loại quả được các bà bầu ưu thích vì ngon và chứa nhiều chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, bà bầu bị tiểu đường có nên ăn chuối không? Các chuyên gia dinh dưỡng khẳng định bà bầu bị tiểu đường có thể ăn được chuối. Nhưng chuối là một loại trái cây chứa nhiều đường nên cần có một số lưu ý khi ăn. Mẹ bầu tiểu đường chỉ nên ăn những quả chuối chín tới, không nên ăn trước hoặc ngay sau bữa ăn, không ăn kèm đồ ngọt và chỉ ăn tối đa 2 quả mỗi ngày.

Lưu ý này cũng cần được áp dụng với một số loại quả chứa nhiều đường khác, như: xoài, nho đào, lê…

Xem thêm thông tin hữu ích

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/bau-an-nho-duoc-khong/

Phương pháp đĩa cho người bị tiểu đường

Theo CDC Hoa Kỳ, phương pháp đĩa là một giải pháp cơ bản, dễ dàng tuân theo mà không cần phải tính toán lượng thức ăn cần sử dụng trong từng bữa một cách phức tạp. Phương pháp này được khuyến cáo là phương pháp linh hoạt, không gây căng thẳng cho bệnh nhân đái tháo đường.

Theo phương pháp đĩa này, mỗi bữa ăn hãy chia đĩa thức ăn thành 3 phần: ½ đĩa là chất xơ, các loại ra quả không chứa tinh bột, ¼ đĩa là thực phẩm giàu protein, và ¼ đĩa còn lại là thực phẩm chứa tinh bột, carbohydrate.

Đối với phụ nữ đang mang thai, các bữa ăn đã phải chú ý hơn để bổ sung đầy đủ dưỡng chất cho cả mẹ và bé. Tuy nhiên, đối với phụ nữ đang mang thai lại bị tiểu đường thai kỳ cần phải đặc biệt chú ý một cách kỹ lưỡng.

Vì chỉ chỉ cần ăn nhầm một bữa hoặc không tuân thủ đúng theo thực đơn là có thể cả mẹ và thai nhi sẽ gặp nguy hiểm bất kỳ lúc nào. Vậy bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên ăn gì và không nên ăn gì? Hãy theo tìm hiểu tiếp qua phần tiếp theo

Có thể mẹ quan tâm:
165,000đ 180,000đ
4.99 (64 votes)
128 người mua
Mua Ngay

Bà bầu bị tiểu đường 3 tháng cuối nên ăn gì?

Các loại thực phẩm mà bà bầu bị tiểu đường nên ăn

  • Sử dụng những loại thực phẩm ít làm tăng lượng đường trong máu như: trái cây ít ngọt và rau củ, đậu đỗ, gạo lứt
  • Bổ sung lượng vừa phải protein và chất béo lành mạnh từ thịt nạc, đậu hũ, sữa ít béo, không đường
  • Bổ sung lượng vừa đủ tinh bột, carbohydrate từ ngũ cốc nguyên hạt (bánh mì, ngũ cốc, mì ống, gạo) và từ các loại rau giàu tinh bột (ngô, đậu Hà Lan)
  • Ngoài ra, hãy đảm bảo bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng mà mẹ bầu cần để con phát triển khỏe mạnh: acid folic (rau bina, các loại hạt, đậu), canxi (sữa, cải xanh), vitamin D (cá hồi, sữa tăng cường), sắt (thịt nạc đỏ, đậu)

thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ

Mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối không nên ăn gì?

Các loại thực phẩm mà bà bầu tiểu đường không nên ăn:

  • Các loại thực phẩm có thể làm đường huyết tăng cao: các loại bánh kẹo ngọt, hoa quả chứa nhiều đường, kem, chè, các loại đồ ăn vặt, đồ uống ngọt
  • Bà bầu bị tiểu đường thai kỳ nên hạn chế ăn những loại đồ ăn nhanh, đồ ăn mặn vì lượng muối cao dễ gây tăng huyết áp: đồ hộp, mì gói, cháo gói,...
  • Thực đơn cho người tiểu đường thai kỳ cần tránh các loại đồ ăn nhiều dầu mỡ hay chứa nhiều chất béo, vì làm tăng mỡ máu: đồ chiên xào, đồ rán, nội tạng, lòng đỏ trứng
  • Không ăn đồ hải sản sống, sữa chưa được tiệt trùng vì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thai nhi
  • Thai phụ cần bỏ rượu, bia, cafe, các sản phẩm có thành phần chất kích thích để bảo vệ sức khỏe của bé trong suốt thời kỳ mang thai

Gợi ý thực đơn cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối

Việc xây thực đơn hàng ngày cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ có thể gây khó khăn đối với nhiều người. Hãy để ECO Pharmalife gợi ý cho các bạn những thực đơn chuẩn theo yêu cầu của chuyên gia, phù hợp cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối.

Thực đơn bữa sáng cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Sau một giấc ngủ đêm dài, cơ thể cần được cung cấp đủ chất dinh dưỡng và năng lượng để bắt đầu ngày làm việc hiệu quả. Vì vậy, mẹ bầu cần đặc biệt chú ý ăn đủ bữa sáng, không nên bỏ bữa sáng hoặc ăn quá muộn vì có thể ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé. Một số món ăn phù hợp trong bữa sáng của bà bầu tiểu đường thai kỳ

Ngày 1: Hai quả trứng luộc + một bắp ngô + ⅓ quả bơ + một phần salad rau

Bữa sáng này cung cấp cho cơ thể protein, chất xơ, carbohydrate. Ngoài ra bơ còn tăng độ nhạy của hormone insulin, bổ sung thêm kali và các vitamin.

Ngày 2: Một bát cháo yến mạch + thịt nạc + rau xanh

Phần ăn này bổ sung tinh bột, protein, chất xơ cho cơ thể. Đồng thời cũng tăng thêm các vitamin từ yến mạch.

Ngày 3: Hai quả trứng luộc + 1-2 miếng bánh mì nướng + ngũ cốc

Ngũ cốc và bánh mì cung cấp tinh bột, carbohydrate, chất xơ. Trứng bổ sung protein cho cơ thể.

Ngày 4: Một bát bún bò hoặc phở bò

Phần ăn tuy đơn giản nhưng cũng cung cấp đầy đủ lượng tinh bột, đạm, chất xơ từ bún, thịt bò, rau ăn kèm.

Ngày 5: Một quả trứng ốp la + hai miếng bánh mì gối + một bát thanh long ruột đỏ

Bữa sáng này bổ cung cấp protein, tinh bột vừa đủ, chất xơ, lượng ít carbohydrate và các vitamin.

Ngày 6: Một bát bột yến mạch nấu chín + hạt điều +  thanh long ruột đỏ

Phần ăn đáp ứng đủ nhu cầu gồm protein, tinh bột, chất xơ, các vitamin và khoáng chất.

Ngày 7: Sinh tố gồm chuối, hai quả dâu tây, một cốc sữa hạnh nhân, một thìa hạt lanh, một miếng nhỏ bơ

Chỉ một cốc sinh tố nhưng chứa đủ lượng chất dinh dưỡng cần thiết: đạm, chất xơ, carbohydrate, tinh bột, chất béo lành mạnh, vitamin. 

Bà bầu bị tiểu đường với bữa sáng đủ chất Thực đơn bữa sáng dành cho bà bầu bị tiểu đường

Thực đơn bữa trưa cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Bữa trưa và tối, thực đơn có thể đa dạng hơn. Tuy nhiên vẫn cần phải đảm bảo đủ chất đạm và rau xanh trong bữa ăn của mẹ bầu tiểu đường. Đồng thời, lượng chất béo trong bữa ăn không nên để vượt quá 30% và không ăn đồ ăn chế biến sẵn, đồ ăn nhanh.

Ngày 1: Một bát cơm gạo lứt + ức gà nướng + salad rau

Bữa ăn này cung cấp cho mẹ bầu vừa đủ lượng tinh bột, protein, chất xơ.

Ngày 2: Một bát cơm trắng + thịt luộc + canh rau mồng tơi nấu tôm

Phần ăn bổ sung tinh bột, carbohydrate, chất xơ, đạm, sắt và các vitamin cần thiết.

Ngày 3: Một bát cơm gạo lứt + bông cải luộc + cá nướng + súp bí đỏ

Thực đơn này đảm bảo cung cấp 50% chất xơ, 25% protein và 25% tinh bột , cùng các vitamin, khoáng chất cần thiết.

Ngày 4: Phở gạo lứt nấu bò + bánh mì ngũ cốc + thanh long ruột đỏ

Bánh phở và bánh mì cung cấp cho cơ thể tinh bột, chất xơ, thịt bò cung cấp protein, sắt. Bên cạnh đó, thanh long ruột đỏ sẽ bổ sung cho mẹ các vitamin và khoáng chất cần thiết.

Ngày 5: Một phần ức gà luộc + khoai lang nướng + salad rau

Phần ăn cung cấp đủ tinh bột, chất đạm, chất xơ cho cơ thể và không thể thiếu các vitamin và khoáng chất thiết yếu.

Ngày 6: Một bát đỗ đen hấp + sữa hạnh nhân + cá hồi nướng

Đỗ đen không chỉ cung cấp carbohydrate mà còn là nguồn cung cấp chất xơ, canxi, sắt và nhiều khoáng chất thiết yếu. Sữa hạnh nhân và cá hồi cung cấp protein và các vitamin cho cơ thể.

Thực đơn bữa tối dành cho mẹ bầu bị tiểu đường thai kì

Ngày 1: Một phần ức gà nướng + bánh mì + ngũ cốc + salad

Bữa tối này cung cấp cho mẹ bầu tinh bột, protein, chất xơ với hàm lượng vừa đủ từ ức gà, bánh mì, ngũ cốc và salad.

Ngày 2: Một bát cơm gạo lứt + tôm nướng + canh bí xanh

Phần ăn bổ sung đầy đủ tinh bột, chất xơ, protein cho mẹ. Đảm bảo mẹ bầu tiểu đường giữ được lượng đường huyết ổn định.

Ngày 3: Một bát yến mạch + cá hồi áp chảo +  canh kim chi

Thực đơn ngày 3 ngoài cung cấp nguồn chất chính tinh bột, carbohydrate, protein, chất xơ còn bổ sung thêm cho cơ thể vitamin B1 và khoáng chất: sắt, kẽm, mangan.

Ngày 4: Cháo yến mạch nấu tôm + một bắp ngô luộc + salad rau

Phần ăn này đảm bảo bổ sung đầy đủ, với lượng hợp lý carbohydrate, tinh bột, chất xơ, protein và thêm cả vitamin B12, canxi, kali, sắt cho cơ thể mẹ.

Ngày 5: Miến nấu gà ăn + salad tôm + ½ củ khoai lang luộc

Bữa ăn này đảm bảo cho mẹ bầu no lâu, mà lượng tinh bột cung cấp vừa đủ. Ngoài ra còn bổ sung protein, chất xơ, các vitamin, khoáng chất cần thiết từ tôm.

Ngày 6: Một bát cơm diêm mạch thập cẩm + canh rau ngót nấu thịt băm + một ít kiwi

Thành phần của hạt diêm mạch cung cấp cho mẹ rất nhiều dưỡng chất. Không chỉ cung cấp tinh bột, chất đạm, chất xơ mà còn cung cấp rất nhiều khoáng chất: mangan, magie, sắt, kẽm, photpho và cả vitamin B6. Ngoài ra, kiwi bổ sung cho cơ  thể nhiều vitamin, như: vitamin C, vitamin E, ... và các khoáng chất khác cần thiết.

 bà bầu bị tiểu đường ăn chế độ hợp lí Chế độ ăn cho bà bầu bị tiểu đường

Thực đơn bữa phụ cho bà bầu tiểu đường thai kỳ

Ngoài việc chú ý đến thực đơn bữa chính, thì phần ăn phụ cũng khá quan trọng. Không nên cho bà bầu tiểu đường ăn nhiều đồ chứa tinh bột, hay quá nhiều đường trong các bữa phụ. Nên chọn những loại trái cây ít đường, sữa không đường để bổ sung cho cơ thể. Mẹ bầu có thể tham khảo một số gợi ý sau:

Bột yến mạch

Chứa đầy đủ cả carbohydrate, tinh bột, chất xơ và protein nhưng hàm lượng nhỏ.

Các loại sữa không đường, ít béo

Sữa là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và các khoáng chất. Mẹ bầu nên uống thêm sữa để bổ sung đầy đủ dưỡng chất thiết yếu cho thai nhi.

Các loại hạt (hạt óc chó, hạnh nhân, hạt điều, …)

Cung cấp lượng chất béo không bão hòa, chất xơ, vitamin E, và các khoáng chất như: magie, photpho, đồng,...

Sữa chua

Là nguồn cung cấp canxi dồi dào, rất cần thiết cho sự phát triển của thai nhi trong bụng mẹ.

Bánh quy hạt chia

Cung cấp omega 3, các vitamin B, các khoáng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và bé.

Salad bơ

Bổ sung chất xơ và các vitamin K, C, E, acid folic, kali từ bơ

Trái cây ít đường (kiwi, ổi, táo, dâu tây, …)

Cung cấp lượng vừa phải carbohydrate, các vitamin và khoáng chất trong trái cây rất nhiều và rất cần thiết.

Xem thêm thông tích bổ ích

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/trai-cay-tot-cho-me-bau-3-thang-dau/

Sữa dành cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ Enlilac Diabetes

Sữa dành cho bà bầu bị tiểu đường Enlilac Diabetes đã được nhiều chuyên gia khuyên dùng trong việc hỗ trợ kiểm soát đường huyết và ngăn ngừa biến chứng tiểu đường. Vậy Enlilac Diabetes có đặc điểm gì nổi bật mà khiến các chuyên gia tin tưởng như vậy?

Enlilac Diabetes không chứa carbohydrate, thay vào đó là Isomalt - được biết đến là đường ăn kiêng, giữ được vị ngọt và không ảnh hưởng đến đường huyết. Prenulin, Acid Alpha Lipoic và chiết xuất dây thìa canh giúp kiểm soát Glucose và biến chứng do đái tháo đường. Sản phẩm sữa bầu dành cho người bị tiểu đường thai kỳ này có thể thay thế bữa ăn phụ hoặc bổ sung chế độ ăn hàng ngày cho mẹ bầu bị đái tháo đường.

Tiểu đường thai kỳ là một bệnh lý nguy hiểm, có thể gây ra nhiều biến chứng cho cả mẹ và bé trong thai kỳ và sau khi sinh. Hãy đưa mẹ bầu đi khám định kỳ thường xuyên để có thể phát hiện kịp thời và được nhận lời khuyên của bác sỹ sớm. Đồng thời hãy đảm bảo chế độ ăn của bà bầu thai kỳ luôn lành mạnh để phòng tránh được các biến chứng sau này.

 người tiểu đường thai kỳ nên sử dụng sữa enlilac

sữa bầu dành cho người tiểu đường thai kỳ

 

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.