Trẻ mấy tháng ăn dặm không khó, hãy nghe chuyên gia chia sẻ

Posted on 04/08/2022

Trẻ mấy tháng ăn dặm và dấu hiệu bé muốn ăn dặm đều là câu hỏi được nhiều bố mẹ quan tâm, đặc biệt với những người lần đầu làm bố mẹ. Có phải bé nào cũng 6 tháng là bắt đầu ăn dặm không, bố mẹ hãy theo dõi bài viết này của ECO Pharmalife để tìm cho mình câu trả lời.

Khi nào cho bé ăn dặm là hợp lý nhất?

bé ăn dặm vào thời gian hợp lí Thời điểm cho bé ăn dặm là hợp lý nhất

Theo lời khuyên của WHO – tổ chức Y Tế Thế Giới,mẹ nên cho bé ăn dặm từ tháng thứ 6 trở đi. Vì lúc này, cơ thể bé đòi hỏi nhiều năng lượng hơn mà sữa mẹ không thể cung cấp đủ. Cụ thể, mỗi ngày bé cần gần 700kcal, trong khi sữa mẹ chỉ có thể cung cấp cho bé 450 kcal.

Nếu cho bé ăn dặm sớm quá – từ tháng thứ 4, cơ thể bé chưa thể tiết ra đủ enzym amylase để có thể tiêu hóa tinh bột. Cả hệ miễn dịch và tiêu hóa của bé đều chưa sẵn sàng để tiếp nhận nguồn thức ăn mới. Bé có thể bị dị ứng, bỏ bú làm tăng nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng và giảm sức đề kháng. Bé dễ bị rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy, Nhất là ở các bé có cơ địa nhạy cảm.

Tuy nhiên, tùy từng bé sẽ có chênh lệch đôi chút về thời gian thực tế mà bé sẵn sàng ăn dặm. Việc cho bé ăn dặm quá sớm hay quá muộn đều không nên.

Những dấu hiệu bé muốn ăn dặm

Như đã nói ở trên, 6 tháng là độ tuổi thích hợp để ăn dặm với hầu hết các bé. Tuy nhiên bố mẹ cũng nên để ý các dấu hiệu trẻ muốn ăn dặm để biết được thời gian thích hợp nhất để cho bé yêu nhà mình ăn dặm.

Dấu hiệu về cân nặng, giấc ngủ

  • Bé có cân nặng xấp xỉ bằng 2 lần cân nặng lúc mới sinh: điều này báo hiệu rằng cơ thể bé lúc nãy lớn và cần nhiều năng lượng cũng như cần thêm nguồn thức ăn mới vì chỉ có sữa mẹ là không đủ.  Chính vì vậy, giai đoạn này bé cần được ăn dặm để bổ sung các chất dinh dưỡng thiết yếu.
  • Bé đã được cho bú lượng bằng bình thường, nhưng vẫn khóc đòi bú tiếp. Bé hay cáu kỉnh vì đói, thức dậy vào ban đêm để đòi bú. Giấc ngủ ban ngày cũng không sâu, chập chờn, hay tỉnh.  Điều này chứng tỏ rằng phần dinh dưỡng được cung cấp từ sữa mẹ mỗi lần bú chứ đủ làm bé no. Bé cần được cung cấp nhiều hơn thế.

Dấu hiệu về tư thế, động tác

Những dấu hiệu này cho thấy, bé đã phát triển hơn, biết cách để giữ tư thế ngồi lúc ăn và điều này giúp hạn chế các việc ngoài ý muốn khi cho bé ăn dặm sớm. Nhờ việc quan sát lúc bố mẹ ăn, bé cũng tập quen với các thao tác cần thiết.

  • Bé có thể ngồi vững, tự giữ được thăng bằng đầu và cổ. Dấu hiệu cho thấy bé bắt đầu ăn dặm, ăn thức ăn đặc hơn.
  • Bé háo hức, hướng người về phía trước khi thấy ông bà, bố mẹ ăn và được cho đồ ăn. Khi không được cho, ngoảnh mặt đi hướng khác.
  • Vui mừng khi được mẹ cho một ít đồ ăn loãng hoặc đã xay nhuyễn.
  • Bé có phản xạ cho đồ chơi, ngón tay vào miệng và thường xuyên chảy nước miếng.
  • Lưỡi bé không còn đẩy vật lạ nào khác ngoài núm vú ra.
  • Biết cách đưa môi dưới ra phía trước để có thể nhận đồ ăn từ thìa.

Nếu bé nhà bạn đã gần 6 tháng và bé có các biểu hiện trên thì đồng nghĩa với việc bạn có thể bắt đầu tập cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần để ý, nếu những dấu hiệu trên chỉ mới xảy ra ít lần thì cũng có thể chưa phải dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng bước vào giai đoạn ăn dặm. Như việc trẻ đòi ăn thêm, thức dậy nửa đêm,… cũng có thể là thói quen từ bé của trẻ.

Có nên cho trẻ ăn dặm sớm không? Có hại gì?

Câu trả lời của Eco Pharmalife trong trường hợp này là không nên cho trẻ ăn dặm sớm. Phần này sẽ phân tích kĩ hơn về những tác hại của việc cho bé ăn dặm đã được nói qua ở trên.

Trẻ chán ăn, lười ăn

Mẹ cho trẻ ăn dặm sớm thì cũng gần như là sẽ cắt giảm số lần cho bé bú trong ngày. Từ đó, nguồn dinh dưỡng quan trọng nhất cho bé ở giai đoạn này bị thiếu. Cộng với việc, hệ tiêu hóa của bé còn quá non nớt để có thể chuyển thức ăn trong chế độ ăn dặm thành chất dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể.

Cơ thể bé cũng khó có thể hấp thu do không đủ các enzym tiêu hóa. Kéo dài tình trạng này trong 1 – 2 tháng, làm bé bị suy dinh dưỡng, còi cọc, giảm sức đề kháng do bị giảm bú mẹ. Bé dễ bị ốm, yếu hơn. Cùng với việc bé ít bú hơn thì lượng sữa mẹ tiết ra cũng sẽ ít đi, nhanh cạn kiệt nguồn dinh dưỡng quý của bé.

Tăng nguy cơ béo phì

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra, trẻ được mẹ cho ăn dặm sớm từ tháng thứ 4 có nguy cơ mắc béo phì cao gấp 2 – 3 lần so với trẻ bình thường. Có thể giải thích là do, ở giai đoạn đầu các mẹ chưa thể áng chừng được sức ăn của con và luôn cốc gắng nhồi nhét, cho con ăn nhiều hơn so với lượng bé cần. Lâu dần, tập cho trẻ thói quen ăn nhiều hơn mức cần thiết và hơn những bạn cùng tuổi.

Tăng nguy cơ dị ứng thức ăn

Hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển và những món mới có trong thực đơn ăn dặm chính là lí do khiến bé dễ dị ứng thức ăn. Tỉ lệ này sẽ cao hơn ở những bé được cho ăn dặm quá sớm và có cơ địa nhạy cảm.

Rối loạn tiêu hóa

rối loạn tiêu hóa là 1 trong biểu hiện trẻ ăn dặm sớm Trẻ ăn dặm sớm dễ mắc rối loạn tiêu hóa

Cũng là hệ quả của việc hệ tiêu hóa của bé chưa phát triển mà đã cho bé ăn dặm quá sớm. Việc thiếu các loại enzym tiêu hóa amylase – cắt tinh bột, protease – thủy phân đạm và lipase – tiêu hóa chất béo, làm cho các loại thức ăn này khó được tiêu hóa. Khiến bé dễ rồi loạn tiêu hóa, tiêu chảy, táo bón.

Ngoài ra, khi cho bé ăn quá nhiều các loại thực phẩm này, những chất này không thể được đào thải và đọng lại ở thận. Lâu dần gây tổn thương thận.

Dễ khiến bé bị nghẹt thở

Khi bé chưa sẵn sàng để bước vào giai đoạn ăn dặm thì đồng nghĩa với các cơ quan cũng chưa sẵn sàng cho sự phối hợp giúp nhai và nuốt thức ăn. Vì vậy, trẻ rất dễ bị nghẹn, với những trường hợp vướng phải dị vật to ở họng và lâu có thể làm bé nghẹt thở.

Tổn thương dạ dày

Thức ăn chưa được tiêu hóa nhiều cùng với niêm mạc dạ dày mỏng và ít dịch nhầy chính là nguyên nhân làm dạ dày bé dễ bị tổn thương.

Ngủ không ngon

Do bé phải tiếp thu lượng lớn thức ăn nhưng lại tiêu hóa kém, làm bé bị đầy bụng khó tiêu, ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ của bé.

Cho bé ăn dặm muộn có sao không?

“Tập ăn dặm cho bé” quá sớm hoặc quá muộn đều không nên, vì sẽ gây ra các tác hại xấu cho cơ thể bé. Nếu quá 6 tháng rồi mà mẹ chưa cho bé ăn dặm, thì sẽ làm bé chậm phát triển về cân nặng, chiều cao vì bé không được cung cấp đủ năng lượng cần thiết.

Cần chú ý ở giai đoạn này, nguồn dự trữ sắt của bé đã hết, nếu chỉ cho bé bú mẹ, bé rất dễ bị thiếu máu. Ở giai đoạn 6 tháng tuổi, cũng là lúc bé dễ dàng nhận biết mùi vị nhất. Chính vì thế, đây là giai đoạn thích hợp nhất để mẹ cho bé ăn dặm. Tuy nhiên, tùy từng bé sẽ có chênh lệch đôi chút về thời gian thực tế mà bé sẵn sàng ăn dặm.

Nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày?

Cùng với việc bé mấy tháng ăn dặm thì câu hỏi “nên cho bé ăn dặm vào giờ nào trong ngày” cũng được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Không nên cho bé ăn lúc bé đang buồn ngủ, vì cũng giống người lớn, bé sẽ thấy khó chịu và không có tâm trạng.

Hãy chọn lúc con thoải mái và tỉnh táo để cho con ăn vì bé sẽ mất kha khá thời gian để hoàn thành bữa ăn. Thời gian cho bé ăn dặm trong ngày hợp lý nhất là giữa buổi sáng và trưa. Lý tưởng nhất là trước đấy 1 – 2 giờ, mẹ nên cho bé bú một lần với lượng vừa phải. Vì khi con quá đói hoặc quá no, con sẽ không quan tâm đến đồ ăn nào khác. Mẹ có thể tăng từ 2 – 3 lần ăn dặm/ngày cho bé dưới 1 tuổi thành 3 – 4 bữa/ngày sau khi bé đã đủ 1 tuổi.

Các bữa ăn nên cách xa nhau và không nên cho bé ăn sau 19h tối. Ăn sau 19h sẽ khiến bé bị no quá và ngủ không được ngon giấc.

Lịch trình cho bé ăn dặm hợp lý

kế hoạch khi cho trẻ ăn dặm Lịch trình cho bé ăn dặm hợp lý

Trẻ 6 – 7 tháng tuổi

Bé vừa bắt đầu ăn dặm, hệ tiêu hóa của bé còn đang yếu nên cần tập cho con ăn bột ăn dặm trước tiên. Làm đồ ăn cho bé từ loãng đến đặc và từ ít đến nhiều, đi từ từng thìa nhỏ một. Bột ăn dặm nên chọn loại có vị ngọt, hương sữa, từ các thương hiệu uy tín để đảm bảo chất dinh dưỡng cho con.

Mẹ không nêm thêm muối vì ảnh hưởng thận của bé và không ép con ăn. Nếu thấy con bị dị ứng với thức ăn nào thì không nên cho ăn nữa.

Trẻ 8 – 9 tháng tuổi

Lúc này bé đã dần quen với việc ăn bột, các động tác của bé thành thạo hơn nên mẹ có thể tăng lượng bột mỗi lần cho bé ăn và kết hợp cùng một số thức ăn xay thật nhuyễn. Có thể tăng lên cho bé ăn ngày 2 lần và vẫn duy trì cho bé bú.

Mẹ có thể tập cho bé ăn một ít cá thịt đỏ, thịt đỏ và rau mềm xay thật nhuyễn. Cho bé ăn từng ít nhỏ, thay đổi thực đơn đa dạng. Có thể bổ sung sữa chua hoặc váng sữa cho bé.

Trẻ 10 – 12 tháng tuổi

Bắt đầu mọc răng sữa ở hàm. Mẹ có thể cho con ăn ngày 3 bữa bột đặc. Cũng dần bắt đầu cho trẻ ăn cháo ăn dặm kèm theo thức ăn được xay nhuyễn để đút cho con.

Trẻ trên 12 tháng tuổi

Bé đủ 20 chiếc răng sữa là mẹ có thể tập cho bé ăn cơm. Hãy bắt đầu bằng cơm mềm, có thêm canh hoặc các món súp. Cũng có thể duy trì cho con ăn cháo nguyên hạt, và cần bổ sung đầy đủ các nhóm chất dinh dưỡng cho con.

Một số nguy hiểm khi ăn dặm

Tương tự với việc cho bé ăn dặm từ quá sớm thì kể cả khi mẹ cho bé ăn dặm ở đúng độ tuổi và tuân theo lịch trình cho bé ăn dặm thì con vẫn có thể dị ứng đồ ăn, nghẹt thở và các nguy hiểm khác.

dấu hiệu nguy hiểm khi trẻ ăn dặm Một số nguy hiểm khi cho trẻ ăn dặm

Đồ ăn dễ gây dị ứng, gây bệnh

Các loại đồ ăn dễ gây dị ứng có thể kể tên đến là hải sản, trứng, đậu nành, sữa, lạc, … Vì thế khi cho bé ăn thì mẹ nên cho lượng ít một và quan sát kĩ. Ngoài ra, cũng không nên cho các loại thức ăn còn sống, tái hay không bảo quản kĩ. Và đặc biệt cần nhớ kĩ, không cho trẻ dưới 1 tuổi dùng mật ong.

Không dùng đường

Ăn nhiều đường sớm làm tăng nguy cơ sâu răng ở bé – cả răng sữa và răng trưởng thành. Việc sử dụng đường cũng không cần thiết trong bữa ăn của trẻ vì đã có đường từ các loại rau củ, tinh bột, ... Vì vậy tốt nhất là bố mẹ không nên cho thêm đường vào.

Hạn chế muối

Giống như đường thì muối cũng nên rất hạn chế khi dùng nêm vào các món ăn cho trẻ. Vì hệ thống bài tiết của bé còn yếu, việc bổ sung muối có thể làm thận không xử lý được, dẫn đến mất nước. Lâu dần thì gây tổn hại thận. Ngoài tổn hại thận, thì việc sử dụng nhiều muối cũng hình thành cho con thói quen ăn mặn rất khó sửa sau này, và có thể ảnh hưởng tới huyết áp, tim mạch của trẻ.

Nếu nấu chung các món ăn của trẻ với cả gia đình thì nên lấy ra cho trẻ trước rồi mới nêm nếm sau.

Hạn chế chất bảo quản, phụ gia

Không chỉ trẻ em mà kể cả người lớn cũng nên dùng đồ ăn tự nấu thay cho đồ ăn sẵn, đồ đóng hộp. Vì trong những đồ này, thường chứa lượng lớn chất phụ gia ảnh hưởng đến sức khỏe nếu dùng lâu dài và nhiều. Khi cần thiết phải mua thì hãy đọc kĩ bảng thành phần, chọn lựa thương hiệu uy tín.

Dùng loại sữa đủ chất béo

Bé đang trong giai đoạn phát triển nên đòi hỏi nhiều calo và chất béo trong bữa ăn. Các sản phẩm tách béo, ít chất béo không thể cung cấp đủ dinh dưỡng cho bé. Ngoài sữa mẹ và các loại sữa công thức thì mẹ cũng có thể bổ sung thêm cho bé sữa chua, váng sữa, phomai cũng rất tốt cho hệ tiêu hóa và miễn dịch của bé.

Cần lưu ý nếu bé có tình trạng thiếu enzym lactase – enzym giúp tiêu hóa sữa, thì không nên bổ sung các sản phẩm sữa cho bé vì khả năng bị rối loạn tiêu hóa rất cao.

Bệnh Celiac – Không dung nạp Gluten

Gluten là chất có trong lúa mì cũng như các loại ngũ cốc. Bệnh này có tỉ lệ mắc phải khoảng 1% và gặp ở mọi lứa tuổi. Bệnh này làm rối loạn tiêu hóa, giảm hấp thu các chất tại ruột non. Bệnh Celiac còn làm cho trẻ em kém hoặc không tăng cân, khó chịu, cáu bẳn.

Lưu ý trong giai đoạn ăn dặm ở trẻ

chú ý khi cho trẻ ăn dặm Lưu ý trong giai đoạn ăn dặm ở trẻ

Không cho bé ăn đêm

Không tập cho trẻ thói quen ăn dặm vào ban đêm. Vì ban đêm, thức ăn không thể tiêu hóa được, có thể dẫn dến tình trạng trào ngược thực quản, quấy khóc, khó chịu, đầy bụng, khó tiêu. Bé cũng rất dễ bị ho.

Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng

Chuẩn bị cho bé ăn dặm bằng thực đơn chứa đủ chất dinh dưỡng gồm tinh bột, chất béo, chất đạm, vitamin và khoáng chất. Đừng quên cho chất xơ vào các bữa ăn của con. Với nhóm chất béo, mẹ nên chọn các loại dầu thực vật như dầu oliu, dầu gấc, đậu nành và dùng lượng vừa phải không quá nhiều.

Dầu gấc tốt cho mắt vì giàu vitamin A nhưng khi dùng quá nhiều sẽ có thể gây vàng da. Cũng cần chú ý, với mỗi giai đoạn thì cần chọn các món ăn dặm phù hợp cho trẻ.

Không lạm dụng máy xay

Đây là sai lầm phổ biến của các bố mẹ. Việc lạm dụng máy xay làm con khó cảm nhận được mùi vị của đồ ăn, khiến bé không chịu nhai và giảm phản xạ nhai nuốt. Chỉ nên xay nhuyễn đồ ăn lúc bé bắt đầu ăn dặm và chuyển dần sang cho bé ăn cháo, cơm. Nếu sợ bé khó nhai nuốt thì có thể dùng rây để rây qua đồ ăn cho bé.

Chế biến thực phẩm

Thực tế, phần nước hầm xương, luộc tôm không có nhiều chất dinh dưỡng như bố mẹ vẫn nghĩ. Phần chất dinh dưỡng vẫn nằm chủ yếu nằm ở thức ăn. Vì vậy bố mẹ nên cho con ăn đủ nước và cái.

Ăn bữa nào nấu bữa đấy, và cố gắng làm cho các món ăn có màu sắc bắt mắt làm tăng hứng thú của bé. Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, nguồn nguyên liệu tươi ngon. \

Không thêm mật ong vào các món ăn cho trẻ dưới 1 tuổi. Hạn chế thêm gia vị vào các bữa ăn của trẻ.

Thói quen khi ăn

Đặt thời gian biểu và tuân thủ nghiêm ngặt giúp bé có thói quen ăn uống khoa học và đúng giờ. Thời gian mỗi bữa không nên kéo dài hơn 30 phút và hãy dừng lại khi con không muốn ăn. Nên tập cho con thói quen ngồi một chỗ, không bồng bế, chạy nhảy khi ăn. Con chỉ được ăn khi đã ngồi ngay ngắn, ngoan ngoãn. Nên để 2 món mới cách nhau 4 – 5 ngày để bé có thể tập và quen món cũ.

Tạo môi trường thoải mái cũng giúp bé ăn ngon miệng hơn. Không nên cho bé xem tivi, hoạt hình trong lúc ăn vì bé sẽ giảm sự tập trung cho bữa ăn. Với trẻ trên 1 tuổi có thể bắt đầu nêm nếm gia vị cho trẻ nhưng ít hơn so với người lớn, cho trẻ ăn cùng bố mẹ và tập tự xúc ăn, đa dạng các thực phẩm cho bé.

Ngoài 3 bữa chính, có thể cho trẻ ăn thêm các bữa phụ. Bữa phụ của bé có thể là hoa quả, nước ép hoặc là sữa chua đều rất tốt.

Hy vọng bài viết này của Eco Pharmalife đã cung cấp cho bố mẹ đầy đủ thông tin về thời gian và lịch trình cho bé ăn dặm cũng như các lưu ý và nguy hiểm khi cho bé ăn dặm. Chúc bố mẹ có thêm nhiều thông tin bổ ích để chăm sóc con yêu khỏe mạnh.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.