3 dấu hiệu 5 điều trị bệnh chân tay miệng ở trẻ em

Posted on 03/08/2022

Bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ là một bệnh nhiễm trùng phổ biến do virus họ Enterovirus gây ra. Bệnh hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị cụ thể. Vì vậy, ba mẹ hãy cùng nhau tìm hiểu bệnh chân tay miệng ở trẻ em kiêng ăn gì qua bài viết của Eco Pharmalife dưới đây.

Triệu chứng chân tay miệng ở trẻ

Bệnh tay chân miệng (HFMD) thường xuất hiện ở trẻ trong độ tuổi dưới 5. Phần lớn trẻ bị chân tay miệng đều có các biểu hiện đặc trưng như sau:

Sốt và các triệu chứng tương tự cúm

Trong khoảng thời gian từ 3 - 5 ngày sau khi nhiễm virus, bé thường bị sốt cùng các biểu hiện tương tự như cúm. Những triệu chứng nói chung có thể gồm:

  • Sốt.
  • Ăn hoặc uống ít hơn.
  • Viêm họng.
  • Cảm thấy không khỏe (khó chịu)

Trong vài ngày kế tiếp, các triệu chứng khác có khả năng xuất hiện.

Lở miệng

Tính từ thời điểm trẻ bị sốt 1 - 2 ngày, đau miệng có thể là dấu hiệu tiếp theo. Thường bắt đầu như những nốt đỏ nhỏ ở phía sau hoặc trên lưỡi. Những vết loét sau đó gây đau đớn khi trở nên phồng rộp. Các biểu hiện cho thấy trẻ đang bị đau khi nuốt: Không chịu ăn uống, chảy nước dãi nhiều hơn bình thường và chỉ muốn uống nước lạnh.

Triệu chứng bệnh chân tay miệng ở trẻ Triệu chứng chân tay miệng ở bé

Phát ban da

Trẻ có khả năng xuất hiện phát ban ở khu vực lòng bàn chân và tay. Đồng thời hoàn toàn có thể xảy ra ở đầu gối, mông, khuỷu tay và bộ phận sinh dục. Phát ban thường ở dưới dạng các nốt màu đỏ, phẳng (mọc ẩn), đôi khi là các bọng nước. Kết quả là khi các vết phồng rộp se lại, kết thành vảy. Trong vảy có thể chứa virus là nguyên nhân gây ra chân tay miệng ở trẻ em. Lúc này cần phải giữ cho các vết phồng rộp hoặc vảy được sạch sẽ và tránh tối đa chạm vào chúng. 

Trẻ bị tay chân miệng phải kiêng ăn gì?

Có lẽ là một trong những mối quan tâm chính của các cha mẹ đối với loại bệnh này. Một số thực phẩm cần kiêng cho trẻ bị chân tay miệng như sau:

Thức ăn đặc, cay và mặn

Trẻ bị tay chân miệng thường cảm thấy đau khi nuốt do sự xuất hiện của vết loét cũng như các mụn nước trên lưỡi hoặc cổ họng. Do vậy thức ăn khô và đặc sẽ gây ra sự khó nhai và khó nuốt cho trẻ. Thêm vào đó, tính chất cay và mặn đến từ gia vị của đồ ăn cũng có khả năng làm cho các mụn nước bị vỡ ra. 

Bệnh chân tay miệng ở trẻ kiêng ăn gì? Bệnh chân tay miệng ở trẻ kiêng ăn đồ cay nóng

Trái cây có tính acid

Những acid tự nhiên có trong một số loại quả có thể khiến các vết loét thêm phần trầm trọng do gây ra tình trạng kích ứng. Các loại trái cây phổ biến có tính chất acid như bưởi, quýt, dứa, chanh,...

Trẻ bị tay chân miệng có nên uống nước cam?

Cam là một loại thực phẩm có tính acid. Nước ép cam có pH trong khoảng 3.69 - 4.34. Do đó, ba mẹ nên tránh cho trẻ uống nước cam vì sẽ gây kích ứng, khiến cho vết loét trầm trọng hơn.

Trà, cà phê và đồ uống có ga

Cà phê hay trà đều chứa một lượng cafein nhất định. Theo một vài nghiên cứu, cafein có đặc tính chống oxy hóa, cản trở sự tăng sinh và di chuyển của các tế bào sừng. Đồng thời nó được cho thấy có khả năng ức chế quá trình chữa lành vết thương và biểu mô hóa.

Bên cạnh đó thì đồ uống có ga cũng có thể làm gián đoạn quá trình làm lành vết thương ở miệng. Các thành phần trong đồ uống loại này có tác dụng gây viêm trên mô mềm. Vì vậy, sử dụng các loại thức uống nói trên sẽ khiến cho vết loét và mụn nước khó lành lại.

Thức ăn nhanh

Thông thường các loại đồ ăn này không đủ đảm bảo về hàm lượng dinh dưỡng và đôi khi không rõ về nguồn gốc xuất xứ. Trong khi đó thì cơ thể trẻ lúc này cần phải được bổ sung đầy đủ các loại vitamin, chất xơ, protein, ... nên ba mẹ cần tránh cho trẻ ăn những loại đồ ăn này trong giai đoạn bị bệnh.

Để khiến cho bệnh tay chân miệng không trở nên nghiêm trọng cũng như mau chóng biến mất, trẻ không nên ăn hoặc uống toàn bộ các loại thực phẩm hay đồ uống nói trên cho đến khi các vết loét cũng như mụn nước đã lành hẳn.

Bé bị chân tay miệng nên ăn gì?

Thức ăn mềm và nguội

Lúc này, vết loét và mụn nước xuất hiện trên lưỡi và cổ họng khiến khi nuốt trẻ bị đau rát. Những loại thức ăn mềm hoặc lỏng và nguội sẽ giúp giải quyết tình trạng này. Đồng thời, lựa chọn thực phẩm và hoa quả giàu vitamin và protein như trứng, rau xanh, cà rốt, ngô, đu đủ, dưa hấu,...

Chất lỏng

Hãy cung cấp đủ nước hoặc sữa cho trẻ để tránh xảy ra tình trạng mất nước. Lúc này, nước dừa cũng có thể là một gợi ý bởi tính chất làm dịu và chứa một lượng lớn vitamin, khoáng chất của nó. Bên cạnh đó mẹ có thể cho trẻ sử dụng sản phẩm Betakid để giúp trẻ cải thiện tình trạng tốt hơn

Tỏi, gừng

Ba mẹ có thể thêm tỏi vào trong thức ăn của trẻ vì chúng chứa hàm lượng cao hợp chất lưu huỳnh nên có tính kháng khuẩn mạnh. Tương tự, trong gừng có mặt của các loại hoạt chất kháng virus. Hơn nữa, nó cũng có tác dụng an thần và giảm đau.

Thêm vào thức ăn hoặc pha trà gừng cho trẻ, làm lạnh và cho chúng uống cùng một ít mật ong.

Bé bị chân tay miệng nên ăn gì? Bệnh chân tay miệng nên ăn gì

Kem hoặc đá bào

Ngoài những thực phẩm được đề cập ở trên, còn một mẹo nhỏ có thể giúp trẻ giảm bớt những cơn đau rát ở họng do những vết loét hoặc mụn nước mang lại. Đó là, ba mẹ có thể cho con ăn một chút kem hoặc đá bào.

Trẻ cần kiêng gì khi bị chân tay miệng?

Bên cạnh thực phẩm và đồ uống thì một số hành động dưới đây cũng cần tránh khi trẻ bị chân tay miệng.

  • Tránh sử dụng chung cốc, dụng cụ ăn uống, quần áo và các đồ vật vệ sinh cá nhân để hạn chế sự lây chéo giữa virus có thể có ở cơ thể trẻ hoặc các vật dụng nói trên khiến cho bệnh tay chân miệng trở nên dai dẳng.
  • Không chọc tay vào các vết loét, mụn nước bởi có thể khiến chúng bị vỡ ra gây đau. Đồng thời virus vẫn còn tồn tại ở bên trong sẽ làm cho bệnh tiếp tục kéo dài và nghiêm trọng hơn.
  • Giặt kỹ quần áo bẩn và tránh chạm vào bất cứ bề mặt hoặc đồ chơi nào có thể bị nhiễm bẩn bởi virus thậm chí có thể ở môi trường bên ngoài trong nhiều ngày.
  • Thay vì che các cơn hắt hơi hoặc ho bằng bàn tay thì trẻ nên sử dụng khăn giấy. Vứt ngay giấy vào thùng rác sau khi đã dùng xong.
  • Không nên đến những nơi đông người như nhà trẻ, trường học, ... trong thời kỳ bệnh phát triển để hạn chế sự lây lan.

Cách phòng bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ

Bệnh chân tay miệng ở trẻ em có tốc độ lây rất nhanh. Vậy nên, các bậc phụ huynh có thể làm theo các bước đơn giản dưới đây để phòng tránh và giảm thiểu sự lây lan của căn bệnh này.

Rửa tay

Đảm bảo rằng cả ba mẹ và bé đều rửa tay kỹ lưỡng bằng nước, xà phòng hoặc các nước rửa tay có chứa cồn. Thời gian ít nhất 20 giây là cần thiết để diệt sạch một số loại vi khuẩn hoặc virus gây bệnh. Thường xuyên rửa tay sau khi đi vệ sinh, xì mũi, ho, hắt hơi, thay tã cho bé hoặc chế biến thức ăn.

Làm sạch và khử trùng

Hãy định kỳ làm sạch các bề mặt và khu vực có đông người tiếp xúc bằng nước, xà phòng và dung dịch thuốc tẩy clo pha loãng ngay sau đó. Tiếp theo, khử trùng sạch sẽ các bề mặt hay chạm vào. Các đồ vật dùng chung cũng không ngoại lệ, bao gồm cả đồ chơi và tay nắm cửa bởi như đã nói ở trên, virus có thể thích nghi trên những đồ vật này trong một số ngày nhất định. Ngoài ra, ba mẹ cũng nên nhớ vệ sinh thường xuyên núm vú giả cho bé.

Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng

Nếu virus có mặt trên tay và sau đó chạm vào mắt, mũi và miệng, thì đây là cơ hội tốt để bệnh tay chân miệng xuất hiện. Do đó, hãy giúp trẻ hoặc dạy cho chúng cách vệ sinh và giữ gìn vệ sinh cho bản thân thật tốt.

Để giảm nguy cơ mắc bệnh, không nên sử dụng tay chưa được rửa sạch sẽ chạm vào mắt, mũi và miệng. Đồng thời, cũng không nên cho bất kỳ đồ vật nào khác vào miệng.

Tránh tiếp xúc gần với người bệnh

Virus gây tay chân miệng có thể dễ dàng lây lan qua đường giọt bắn hoặc tiếp xúc gần như ôm hoặc hôn người bị bệnh,... Do đó, hạn chế tiếp xúc với người khác khi họ xuất hiện các triệu chứng của bệnh này. Bên cạnh đó, không nên để bé bị chân tay miệng ra khỏi nhà hoặc tới trường cho đến khi hết sốt và vết loét đã lành miệng. Điều này sẽ tránh cho bệnh lây lan sang mọi người.

Cách chăm sóc trẻ bị tay chân miệng tại nhà

Như đã đề cập ở trên, không có phương pháp điều trị riêng biệt cho bệnh tay chân miệng. Vì vậy, chủ yếu là điều trị hỗ trợ và ngăn ngừa mất nước cho trẻ. Trước tiên, ba mẹ cần cho trẻ được nghỉ ngơi một cách hợp lý.

Tiếp theo, đảm bảo bổ sung đầy đủ chất lỏng để tránh gặp phải hiện tượng mất nước. Nếu mất nước xảy ra, trẻ có thể mệt mỏi, cáu kỉnh, nặng có thể gây co giật, sốc giảm thể tích, ... Trường hợp cần, có thể dùng thuốc giảm đau không kê đơn như acetaminophen hoặc ibuprofen ở dạng và liều lượng phù hợp với độ tuổi và cân nặng.

Lưu ý, không sử dụng aspirin bởi có thể gây ra hội chứng Reye hiếm gặp nhưng nghiêm trọng dẫn đến sưng gan và não ở trẻ. Ngoài ra, những loại thuốc trên là không cần thiết đối với các cơn sốt dưới 38,5 độ. Đồng thời, chúng cũng không thể khiến cho bệnh tay chân miệng nhanh chóng biến mất.

Cuối cùng, có thể sử dụng các loại nước súc miệng hoặc xịt miệng để làm dịu cơn đau.

Một số câu hỏi khác

Trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi?

Chắc rằng ba mẹ cũng băn khoăn nếu không có phương pháp điều trị y tế cụ thể, trẻ bị tay chân miệng bao lâu thì khỏi? Tuy tốc độ lây lan của bệnh rất nhanh, song đây chỉ là một hội chứng lâm sàng nhẹ và sẽ thường tự khỏi sau 7 - 10 ngày.

Bị chân tay miệng có kiêng gió không?

Kiêng gió có lẽ đã và đang là quan niệm của nhiều người đối với câu hỏi trẻ bị tay chân miệng phải kiêng gì. Tuy nhiên, đây là một vấn đề chưa có cơ sở khoa học. Nhiều bậc phụ huynh đối với phần tin tưởng quan điểm này, thậm chí chỉ giữ con ở trong phòng kín và mặc những quần áo dài tay.

Một số nghiên cứu cho thấy, có mối liên quan giữa nhiệt độ và sự phát triển của virus gây bệnh tay chân miệng. Khi tăng nhiệt độ trên 32 độ thì nguy cơ mắc các bệnh tay miệng cũng đồng thời tăng lên. Do vậy, ba mẹ nên để trẻ ở trong một môi trường sạch sẽ, rộng rãi và thoáng khí. Trừ trường hợp gió quá lớn thì nên hạn chế cho trẻ tiếp xúc, bởi có khả năng dễ mắc thêm các bệnh khác như cảm cúm.

Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì?

Bên cạnh kiêng gió thì kiêng nước tiếp tục không phải là một quan điểm đúng đắn khi trả lời các vấn đề liên quan đến bệnh chân tay miệng kiêng gì. Trong khoảng thời gian phát triển bệnh, các bậc phụ huynh có thể sử dụng một số loại lá dưới đây để đun nước tắm nhằm giảm thiểu các triệu chứng, hỗ trợ bệnh tay chân miệng nhanh khỏi ở trẻ.

Trẻ bị tay chân miệng tắm lá gì? Trẻ bị chân tay miệng nên tắm lá gì

Bạc hà

Bạc hà có thành phần chính gồm menthol và methon là các tinh dầu. Chính vì lẽ đó mà bạc hà có thể mang đến cảm giác mát lạnh và gây tê tại chỗ, giúp cảm giác đau dịu lại. Đồng thời, nước bạc hà cũng có tác dụng kháng khuẩn và sát khuẩn mạnh, thích hợp đối với các bệnh như tay chân miệng.

Nhọ nồi

Sự có mặt của tanin hay chất đắng giúp cho nhọ nồi có tính hàn, kháng khuẩn và tiêu viêm. Qua đó, nước tắm của loại cây này thích hợp với các bệnh ngoài da, giúp giảm viêm nhiễm ở vị trí của các mụn nước.

Chè xanh

Do chứa trong thành phần đến khoảng 20% là tanin nên chè xanh cũng có tác dụng kháng khuẩn mạnh. Bởi vậy, việc sử dụng lá chè để đun nước tắm cho trẻ cũng giúp hạn chế các triệu chứng của bệnh tay chân miệng. Đồng thời chè xanh cũng có khả năng kháng viêm tốt, đề phòng trong trường hợp các bọng nước vỡ ra gây nhiễm trùng.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.