Dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu: 7 điều cha mẹ nên biết

Posted on 04/08/2022

Mọc răng gây ra nhiều sự thay đổi trong trạng thái sức khỏe hiện tại nên thường khiến bé cảm thấy khó chịu. Mẹ nên nắm rõ dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu để tìm ra những giải pháp giúp bé đỡ mệt mỏi trong giai đoạn này. Bài viết dưới đây là một số chia sẻ của chuyên gia Eco Pharmalife.

Mấy tháng trẻ mọc răng lần đầu?

Bé mấy tháng mọc răng? là câu hỏi của không ít mẹ bỉm sữa khi con mình bắt đầu trở nên cứng cáp sau giai đoạn 100 ngày tuổi. Hầu hết các biểu hiện trẻ mọc răng lần đầu xuất hiện từ khi bé được 4 đến 6 tháng tuổi và hàm răng của bé thường sẽ hoàn thiện sau tháng thứ 30. Tuy vậy, đây chưa hẳn là thời điểm chính xác với một số bé. Nhiều trẻ mọc răng sớm hoặc muộn hơn 1 đến 2 tháng. Do thể trạng sức khỏe cũng như di truyền mà thời gian chênh lệch này cũng có thể kéo dài hơn nhưng bố mẹ cũng không nên quá lo lắng. Dưới đây là mốc thời gian trẻ mọc các loại răng mà mẹ có thể tham khảo:

Hàm dưới Thời điểm Hàm trên Thời điểm
Răng cửa 6-10 tháng Răng cửa 8-12 tháng
Răng nanh 17-23 tháng Răng nanh 16-22 tháng
Răng hàm sơ cấp 14-18 tháng Răng hàm sơ cấp 13-20 tháng
Răng hàm thứ cấp 24-32 tháng Răng hàm thứ cấp 25-33 tháng

[caption id="attachment_3755" align="alignnone" width="950"]Mấy tháng trẻ mọc răng lần đầu Mấy tháng trẻ mọc răng lần đầu[/caption]

Bé mọc răng nào trước

Ngoài thời điểm mọc răng thì bé mọc răng nào trước cũng được rất nhiều phụ huynh quan tâm. Hai răng cửa dưới thường nhú ra đầu tiên khi trẻ được 6 đến 10 tháng tuổi.

Dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu

Bé mọc răng lần đầu sẽ có một số dấu hiệu và triệu chứng đặc biệt nhưng lại không mấy dễ chịu đối với trẻ. Dưới đây là một số dấu hiệu trẻ mọc răng lần đầu mẹ có thể đọc để nhận biết có phải bé đang trong quá trình mọc răng hay không

Bé chảy nhiều nước dãi, nổi mẩn quanh da vùng miệng

Có thể bạn chưa biết, hệ thống thần kinh trung ương sẽ chi phối việc bé tiết ra nước bọt. Khi trẻ bắt đầu mọc răng, dây thần kinh số 5 sẽ bị kích thích, khiến bé chảy nước dãi nhiều hơn. Hơn nữa, khoang miệng của bé trong giai đoạn này vẫn còn nông cũng như khả năng nuốt nước bọt của trẻ còn chưa tốt nên có thể để ý thấy nước dãi của trẻ chảy ra ngoài nhiều. Hiện tượng này chỉ xuất hiện khi trẻ mọc những răng đầu tiên, bé còn nhỏ dưới 12 tháng. Khi bé lớn hơn và răng đã dần đầy đủ thì hầu như sẽ không xuất hiện việc chảy dãi hoặc nếu có thì rất ít. Đây là dấu hiệu mọc răng không đáng lo ngại ngoài việc mẹ nên chăm chỉ giữ gìn vệ sinh quanh miệng cho bé. Nếu không thường xuyên vệ sinh quanh miệng thì sẽ dẫn đến việc bé nổi mẩn màu đỏ vùng da khu vực này. Da của trẻ nhỏ rất nhạy cảm, tiếp xúc nhiều với nước dãi có chứa vi khuẩn và pH gây kích ứng cho da bé. Điều này tuy không quá nghiêm trọng nhưng lại làm bé đau rát và khó chịu vùng da quanh miệng nên mẹ hãy cố gắng chăm sóc bé cẩn thận.

Bé nhai, cắn nhiều

Răng nhú lên đồng nghĩa với việc hàm của bé cũng sẽ bị kích thích không ít. Do đó, bé luôn cảm thấy ngứa hàm. Để làm giảm cảm giác này, bé thường có xu hướng nhai hay cắn bất kì đồ vật nào bé nắm được trong tay. Tình trạng này thậm chí có thể kéo dài ngay cả khi răng bé đã mọc xong do nhận thức bé chưa đủ lớn cũng như thói quen của bé. Do vậy, mẹ nên giữ đồ chơi của bé sạch sẽ hết mức có thể, tránh những vật độc hại cũng như có kích thước nhỏ để tránh bé có thể nuốt phải, gây nguy hiểm.

Sưng lợi

Sưng lợi là triệu chứng sinh lý thường thấy ở trẻ mọc răng. Hiện tượng này xuất hiện trước khi răng bé nhú 3 đến 5 ngày và có thể giảm đi sau khi răng mọc 1 tuần. Tình trạng này có thể nặng hơn khi bé mới mọc chiếc răng đầu tiên. Để có chỗ cho răng có thể mọc lên, nướu của bé bắt buộc phải nứt ra. Khi bé bú sữa hoặc ăn dặm, thức ăn cũng như các mảng bám khác tích tụ ở vết nứt, gây viêm và sưng lợi. Điều này khiến cho bé cảm thấy cực kỳ khó chịu tuy nhiên cũng không quá nguy hiểm. Để làm dịu cơn đau cho bé, việc làm cần thiết mà mẹ nên chú ý là chăm sóc, vệ sinh răng miệng cho bé thật kỹ càng.

Hay quấy khóc, khó chịu

Những rối loạn sinh lý thông thường như đã đề cập phía trên là nguyên nhân chính khiến cho bé khó chịu mỗi khi mọc răng. Thế nhưng đây không phải là dấu hiệu nhận biết chính xác trẻ đang mọc răng mà còn tùy thuộc vào tình trạng của từng bé. Có thể nói, mọc răng ở trẻ là một giai đoạn tương đối mệt mỏi và đau đớn, tâm trạng của bé sẽ rất khó ổn định, thậm chí nhiều bé còn thức đêm và quấy khóc. Tình trạng này có thể kéo dài từ 4 đến 5 ngày trước khi răng mọc. Bé khóc nhiều tuy không quá nguy hiểm đến sức khỏe nhưng lại gây mệt mỏi nhiều, sụt cân nhanh. Mẹ nhớ chú ý dỗ dành và cho bé bổ sung đầy đủ dinh dưỡng trong thời gian này.

Sốt nhẹ

Bé mọc răng bị sốt thường xuất hiện khi răng của bé bắt đầu nhú lên, nướu và lợi sưng đỏ. Sốt là một trong những biểu hiện bé mọc răng tương đối phổ biến, nhưng nếu không để ý kĩ, nhiều bậc phụ huynh sẽ nhầm lẫn việc này do nguyên nhân bé bị bệnh khác như cảm cúm, sốt vi-rút,… Thông thường, nếu mọc răng bị sốt thì sẽ sốt không quá cao, từ 38 đến 38,5 độ C. Trừ những bé có tình trạng viêm nướu nặng kèm theo, bé có thể sốt cao hơn và kéo dài nhiều ngày hơn. Sốt do mọc răng ở trẻ không quá nguy hiểm và không kèm theo tiêu chảy như những bệnh lý khác. Tuy nhiên, nếu để tình trạng này xảy ra mà không chăm sóc kĩ, bé rất dễ bị mất nước và co giật. Nên cho bé uống hạ sốt khi cần thiết hoặc chườm ăn ấm khi đo bằng nhiệt kế mà thân nhiệt của bé chưa quá cao.

Xem thêm:

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/ro-luoi-cho-be-bang-gi/

Mẹo trị sốt mọc răng cho bé

Hiện tượng trẻ mọc răng thường đi kèm nhiều triệu chứng, biểu hiện để nhận biết mà trong đó sốt là biểu hiện phổ biến. Sốt mọc răng, như đã đề cập phía trên, không quá nguy hiểm và mẹ hoàn toàn có thể hạ sốt cho bé bằng các phương pháp tại nhà. Dưới đây là một số mẹo trị sốt mọc răng cho bé được các bác sĩ nhi khoa đề xuất mà mẹ có thể tham khảo.

Theo dõi nhiệt độ thường xuyên, liên tục cho bé

Nhiệt độ chính xác của trẻ không thể nhận biết qua những động tác kiểm tra thông thường. Thay vào đó, mẹ phải cặp nhiệt độ thường xuyên cho bé (khoảng hai tiếng một lần) để biết được bé có đang sốt cao hay không? Kiểm soát được nhiệt độ của bé để kịp thời có những biện pháp thích hợp tránh những biến chứng không mong muốn cho trẻ.

Cho trẻ uống hạ sốt

Những biện pháp cấp thiết hơn mẹ sẽ cần phải thực hiện nếu như nhiệt độ của bé đo được là cao và bé sốt dai dẳng. Luôn có sẵn trong nhà các thuốc hạ sốt để phòng trường hợp bé sốt cao trên 38,5 độ C. Liều dùng và khoảng cách dùng thuốc hạ sốt sẽ khác nhau tùy vào thể trạng của từng bé. Mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia trước khi cho trẻ dùng thuốc hạ sốt, không nên tự ý cho bé dùng thuốc khi chưa nắm rõ liều và tác dụng không mong muốn.

Cung cấp đầy đủ nước

Quá trình mọc răng ở trẻ gây nên nguy cơ mất nước rất cao. Khi trẻ sốt mọc răng, nhiệt và hơi nước mất nhanh do sự giãn nở của các lỗ chân lông trên da. Sự mất nước khiến cho cơ thể non nớt của trẻ mất đi những sự cân bằng cần thiết. Nếu như không cung cấp đủ nước cho bé thì nguy cơ rất cao dẫn đến co giật, rối loạn hô hấp và thậm chí là trụy tim mạch. Ngoài nước lọc tinh khiết, các loại nước khoáng như oresol, nước cam ép cũng có tác dụng rất tốt trong việc bổ sung chất điện giải cho cơ thể đang sốt của bé.

Chườm ấm cho bé

Khi nhiệt độ cơ thể của bé chưa quá cao thì uống thuốc hạ sốt cũng không quá cần thiết. Thay vào đó mẹ có thể sử dụng phương pháp chườm ấm cơ thể cho bé. Phương pháp này làm giãn các mạch máu dưới da của bé từ đó tăng lưu thông máu trong mạch, gián tiếp làm hạ thân nhiệt khi trẻ mọc răng sốt. Đây được cho là phương pháp đơn giản và đặc biệt hiệu quả khi bé sốt không quá cao. Bước 1: Chuẩn bị sẵn khăn sạch và chậu nước ấm từ 37 đến 38 độ C Bước 2: Cho khăn vào nước ấm sau đó vắt kiệt nước. Bước 3: Chườm toàn thân cho bé, lưu ý tập trung vào vị trí có như nách, trán và bẹn. Bước 4: Duy trì việc chườm ấm cơ thể bé trong 30 phút, mỗi 5 – 10 phút lại lau một lần.

Hạ sốt cho bé bằng rau ngót

Rau ngót từ lâu đã được sử dụng như một bài thuốc dân gian để hạ sốt cho trẻ em nhờ vào tính hàn, vị ngọt và đặc biệt là tính an toàn của nó. Vitamin A và Vitamin C trong rau ngót được chỉ ra là có tác dụng làm dịu đi các sự viêm sưng ở nướu lợi của bé mọc răng, tăng cường sức đề kháng cho bé. Bước 1: Chuẩn bị khoảng 10 – 15 gam rau ngót (khoảng một nắm) và rửa sạch với nước. Bước 2: Cho lá rau ngót vào máy, xay với 50ml nước hoặc giã nhỏ rồi cho vào cốc nước . Bước 3: Lọc hỗn hợp, bỏ bã rồi lấy nước cốt. Bước 4: Dùng gạc rơ lưỡi đã tiệt trùng chấm vào dịch lọc rau ngót và rơ nhẹ nhàng ở vị trí viêm lợi.

Hạ sốt bằng lá hẹ

Lá hẹ là phương pháp sử dụng thảo dược giúp bé mọc răng không sốt được khá nhiều bà mẹ áp dụng. Allicin có trong lá hẹ được các nhà khoa học chứng minh có tác dụng diệt khuẩn, hạ sốt, chống viêm nhiễm và có vai trò như một kháng sinh tự nhiên. Hẹ có tác dụng tốt trong việc giảm viêm ở vùng lợi khi trẻ có hiện tượng mọc răng, do đó hạn chế việc bé sốt cao. Mẹ có thể cách làm dưới đây: Bước 1: Chuẩn bị 20-25 gam lá hẹ tươi, loại bỏ phần rễ và rửa sạch với nước. Bước 2: Xắt nhỏ lá và cho vào máy xay với 50ml nước, lọc lấy nước cốt. Bước 4: Đeo gạc đã tiệt trùng vào ngón tay và chấm gạc vào dịch lọc lá hẹ và rơ nhẹ quanh vị trí viêm lợi của bé.

Trẻ mọc răng sốt mấy ngày

Thông thường, khi mọc răng, trẻ sẽ bị sốt tối thiểu trong vòng 1 đến 2 ngày. Tuy nhiên, tùy vào tình trạng sức khỏe mà sốt mọc răng ở nhiều trẻ có thể kéo dài đến 3-4 ngày nhưng lại cũng có bé mọc răng không có biểu hiện sốt. Dù có hay không tình trạng sốt hay trẻ mọc răng sốt mấy ngày thì việc chăm sóc trẻ mọc răng rất cần thiết và không thể xem nhẹ. Thường xuyên vệ sinh răng miệng bé sạch sẽ, cho bé ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng, cung cấp thường xuyên và đầy đủ lượng nước cần thiết cho bé,…

Những thắc mắc của mẹ khi trẻ mọc răng lần đầu

Trẻ mọc răng sớm có sao không?

Nhiều mẹ thường thắc mắc về việc trẻ mọc răng sớm có sao không? Theo các bác sĩ nha khoa, thời điểm mọc răng đầu tiên của trẻ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe. Bé mọc răng sớm hay muộn còn phụ thuộc vào yếu tố di truyền cũng như cơ địa của từng bé. Thậm chí có những em bé khi vừa chào đời đã có sẵn 1 đến 2 chiếc răng hoặc nhiều bé mọc răng từ lúc mới 3 tháng tuổi.

Trẻ chậm mọc răng có sao không?

Như đã đề cập phía trên, thời điểm mọc răng đầu tiên của bé không ảnh nghiêm trọng đến tình trạng sức khỏe nên mẹ không cần phải lo lắng nhiều về việc trẻ chậm mọc răng có sao không? Thời gian xảy ra hiện tượng mọc răng là khác nhau giữa cá nhân từng bé. Tùy vào cơ địa mà một số bé mọc răng lần đầu khi đã 8-9 tháng tuổi hay thậm chí là đã trên 1 tuổi.

Bí quyết chăm sóc răng miệng cho bé?

Chăm sóc răng miệng cho bé là việc làm quan trọng hàng đầu trong giai đoạn bé mọc răng.  Theo Học viên Nha khoa Nhi Hoa Kỳ, trước khi bé mọc răng đầu tiên, nên lau sạch nướu của bé miếng gạc ướt đã tiệt trùng, điều này làm giảm nguy cơ viêm nhiễm vùng nướu và lợi cho bé. Bên cạnh đó, thường xuyên vệ sinh đồ chơi cũng như lựa chọn núm ti đảm bảo sạch sẽ, vệ sinh, tránh đưa vi khuẩn vào miệng khi bé nhai hay cắn các đồ vật trên. [caption id="attachment_3756" align="alignnone" width="950"]Những thắc mắc của mẹ khi mọc răng lần đầu Những thắc mắc của mẹ khi mọc răng lần đầu[/caption]

Khi nào trẻ mọc răng cần phải gặp bác sĩ?

Hầu hết các triệu chứng mà bé gặp phải ghi mọc răng là không nguy hiểm. Tuy nhiên, bố mẹ cũng không nên chủ quan, đặc biệt là khi trẻ sốt cao và tình trạng viêm lợi trở nên trầm trọng. Trẻ sốt mọc răng kèm theo những dấu hiệu sao đây thì mẹ nên đưa bé đến trung tâm y tế để thăm khám bác sĩ:

  • Sốt cao trên 39 độ C và kéo dài nhiều ngày (trên 5 ngày), không đáp ứng với các thuốc hạ sốt thông thường.
  • Lợi sưng và đau dai dẳng
  • Ho, đau họng, quấy khóc dữ dội.
  • Khó thở.

Những chiếc răng trắng tinh tí hon đầu tiên của bé xuất hiện tạo nên những khoảnh khắc thú vị và vô cùng đặc biệt đối ba mẹ. Tuy nhiên, mọc răng ở trẻ là giai đoạn mà mẹ và bé gặp không ít khó khăn nếu không nắm rõ kiến thức và chuẩn bị sẵn tâm lý. Hy vọng bài viết của Eco pharmalife đã phần nào giải đáp những thắc mắc của mẹ và giảm bớt lo lắng của mẹ trong thời kỳ này.

Xem thêm:

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-7-thang-an-duoc-thit-gi/  

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.