Suy giảm miễn dịch là gì? Nguyên nhân, triệu chứng

Posted on 04/08/2022

Suy giảm miễn dịch đang có dấu hiệu gia tăng nhất là khi môi trường sống đang ngày càng ô nhiễm. Vậy cụ thể suy giảm miễn dịch là gì, nguyên nhân, cách khắc phục như thế nào, hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu qua bài viết dưới đây.

Hệ miễn dịch là gì?

Theo Healthline ((Fun Facts About the Immune System:https://www.healthline.com/health/cold-flu/fun-facts [Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022])), hệ miễn dịch là hàng rào bảo vệ tự nhiên của cơ thể nhằm chống lại các yếu tố có hại, giúp cơ thể tránh khỏi bệnh tật. Đây là một hệ thống các tế bào bạch cầu, lympho có trong các mô và cơ quan như:

  • Máu
  • Amidan
  • Hệ tiêu hóa
  • Tủy xương
  • Hạch bạch huyết
  • Lá lách
  • Niêm mạc mũi, cổ họng,...

Các tế bào bạch cầu và lympho tham gia vào hệ thống miễn dịch là tế bào B và tế bào T. Tế bào B và T chống lại những kẻ xâm lược được gọi là kháng nguyên. Các tế bào này giúp hệ miễn dịch thực hiện chức năng thông qua ba nhiệm vụ chính:

  • Nhận diện yếu tố gây hại xâm nhập như virus, vi khuẩn, ký sinh trùng, tế bào ung thư...
  • Tiêu diệt mầm bệnh nhờ sinh kháng thể và một loạt các phản ứng miễn dịch
  • Ghi nhớ các bệnh cũ chống tái phát

[caption id="attachment_5419" align="alignnone" width="950"]điều căn bản cần biết về hệ miễn dịch Hệ miễn dịch và điều căn bản cần biết[/caption]

Suy giảm miễn dịch là gì?

Suy giảm miễn dịch có thể hiểu đơn giản là hệ miễn dịch bị tổn thương, không thực hiện được hết các vai trò sẵn có.((Essays in Biochemistry:https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5091071/ [Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022])) Bình thường, hệ miễn dịch sẽ sinh ra kháng thể và tiêu diệt yếu tố tấn công bằng nhiều  cơ chế như thực bào, ẩm bào,...làm các yếu tố này không thể gây bệnh. Khi cơ thể bị suy giảm miễn dịch, quá trình sinh kháng thể và xử lý yếu tố xâm lược bị hạn chế, hàng rào bảo vệ đã bị suy yếu, làm cho virus, vi khuẩn, tế bào ung thư dễ dàng xâm nhập gây nhiễm trùng và bệnh tật. Tổn thương có thể xảy ra ở một hay rất nhiều bộ phận hoặc các hệ thống của cơ thể.

Dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu

Có rất nhiều dấu hiệu cho thấy hệ miễn dịch của bạn đang bị suy yếu. Các triệu chứng suy giảm miễn dịch có thể bắt gặp ở nhiều vị trí trên cơ thể. Những triệu chứng này có thể xảy ra trong thời gian ngắn hoặc kéo dài. Nhiễm trùng là sự tăng sinh của virus, vi khuẩn,... trong cơ thể. Như đã nói, khi hệ miễn dịch bị suy yếu, khả năng tự bảo vệ của cơ thể giảm sút dẫn đến tăng xâm nhập của vi khuẩn, virus và ký sinh trùng. Vậy nên, biểu hiện đặc trưng của hội chứng suy giảm miễn dịch là nhiễm trùng. So với nhiễm trùng thông thường, đặc điểm của nhiễm trùng trên người bị suy giảm miễn dịch khác ở chỗ là thường gặp hơn, mức độ nặng hơn. Một số triệu chứng thường gặp khi bị bệnh nhiễm trùng là ho và hắt hơi, sốt, viêm, sưng tấy, nôn mửa, tiêu chảy, mệt mỏi. Cụ thể, dấu hiệu hệ miễn dịch suy yếu có thể bắt gặp như:

Viêm kết mạc nhiễm trùng

Viêm kết mạc hay còn gọi là đau mắt đỏ, là tình trạng nhiễm trùng hoặc sưng tấy ở lớp kết mạc trên bề mặt bên trong của mí mắt. Đây là căn bệnh do vi khuẩn tụ cầu hoặc liên cầu gây ra. Nguyên nhân sâu xa là do hệ miễn dịch bị tổn thương khiến vi khuẩn có cơ hội xâm nhập. Ngoài ra, khi bị suy giảm miễn dịch, đường hô hấp trên bị nhiễm trùng với các triệu chứng như sốt cao, khó thở,... có thể đẩy vi khuẩn đến mắt của bạn gây viêm kết mạc. Một số triệu chứng khác đi kèm khi bị viêm kết mạc: chảy nước mắt, tiết dịch đặc trong mắt, ngứa mắt, lượng nước mắt tiết ra bất thường,...

Suy giảm miễn dịch gây viêm xoang

Hệ thống miễn dịch yếu là một nguy cơ gây viêm xoang do vi khuẩn dễ tấn công hơn. Vi khuẩn xâm nhập gây hình thành quá nhiều chất nhầy, làm tắc các lỗ thông của xoang. Sự tích tụ chất nhầy này tạo điều kiện cho vi khuẩn và các vi trùng khác tích tụ trong hốc xoang, dẫn đến nhiễm trùng. Các dấu hiệu của nhiễm trùng trong viêm xoang bao gồm:

  • Cảm lạnh hoặc dị ứng kéo dài lên đến 2 tuần
  • Sốt cao
  • Chất nhầy đặc ở mũi
  • Ho lâu ngày không khỏi

[caption id="attachment_5417" align="alignnone" width="950"]triệu chứng suy giảm miễn dịch là viêm xoang Suy giảm miễn dịch gây viêm xoang[/caption]

Triệu chứng suy giảm miễn dịch khác

Khi bị suy giảm hệ miễn dịch, virus, vi khuẩn tấn công một cách dễ dàng, bạn sẽ thường xuyên bị ốm, cảm lạnh hơn. Ngoài ra, bị rối loạn suy giảm miễn dịch cũng gây nên các triệu chứng như:

  • Đau bụng mãn tính, tiêu chảy, đi ngoài phân sống,... do tổn thương hệ tiêu hóa
  • Tiểu buốt, tiểu đục,... do hệ tiết niệu bị suy giảm
  • Hệ thần kinh tổn thương gây lờ đờ, chậm chạp, co giật,...

Suy giảm miễn dịch lâu ngày gây mệt mỏi, chán ăn, thiếu dinh dưỡng, xanh xao, thiếu máu. Về lâu dài, sức khỏe sẽ ngày càng suy kiệt, cần được điều trị kịp thời.((Signs of an immunodeficiency disorder:https://www.healthline.com/health/immunodeficiency-disorders#signs [Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022]))

Nguyên nhân suy giảm miễn dịch

Suy giảm miễn dịch là một hội chứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng. Có rất nhiều cơ chế gây nên tình trạng suy giảm miễn dịch và có thể chia thành hai nhóm nguyên nhân lớn: suy giảm miễn dịch do bẩm sinh và suy giảm miễn dịch do mắc phải.

Suy giảm miễn dịch do bẩm sinh

Suy giảm miễn dịch do bẩm sinh hay còn gọi là rối loạn suy giảm miễn dịch nguyên phát. Trẻ sơ sinh trong những năm tháng đầu đời được thừa hưởng miễn dịch từ mẹ được gọi là miễn dịch thụ động. Những bất thường trong gen di truyền khiến đứa trẻ sinh ra bị thiếu hụt miễn dịch bẩm sinh. Tỉ lệ ba mẹ bị suy giảm miễn dịch sinh ra con bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh lớn hơn so với ba mẹ sức khỏe bình thường. Suy giảm miễn dịch bẩm sinh còn do cơ thể bé sinh ra đã bị rối loạn trong việc sản xuất các tế bào miễn dịch như tế bào B và tế bào T, thiếu hụt thực bào,.... Trẻ suy giảm miễn dịch bẩm sinh thường chậm lớn, nhiễm trùng tai, phổi,...thường xảy ra.

Suy giảm miễn dịch do mắc phải

Trong quá trình sống, một số căn bệnh và thói quen không tốt cũng là nguyên nhân suy giảm miễn dịch. Hiện tượng này còn được gọi là suy giảm miễn dịch thứ phát.

Nhiễm HIV/AIDS gây suy giảm miễn dịch

HIV là loại virus duy nhất gây phá hủy trực tiếp tế bào miễn dịch của cơ thể người, cụ thể là tế bào miễn dịch T. Khi bị nhiễm HIV, tế bào miễn dịch của cơ thể bị phá hủy ngày càng nhiều, bị suy giảm số lượng một cách nghiêm trọng. Đó chính là lí do vì sao HIV được gọi là virus gây hội chứng suy giảm miễn dịch ở người. Hệ miễn dịch của bị suy yếu, cơ thể không chống đỡ được với các tác nhân có hại bên ngoài, dẫn đến nhiều căn bệnh nhiễm trùng, thường được gọi là nhiễm trùng cơ hội. Để tránh mắc phải căn bệnh thế kỷ HIV, cần quan hệ tình dục an toàn, tránh dùng chung kim tiêm và dụng cụ y tế chưa tiệt trùng. Nếu đã bị nhiễm HIV không nên sinh con bởi HIV có thể lây cho con trong thời kỳ mang thai. [caption id="attachment_5416" align="alignnone" width="950"]nguyên nhân gây duy giảm miễn dịch- nhiễm HIV/ AIDS Nhiễm HIV/AIDS nguyên nhân gây suy giảm miễn dịch[/caption]

Hệ miễn dịch kém do dùng thuốc

Dùng quá nhiều các loại thuốc như corticoid - một loại thuốc kháng viêm cũng có nguy cơ dẫn đến bệnh suy giảm miễn dịch. Bởi đây là thuốc có khả năng ức chế sản xuất các chất trung gian của quá trình viêm, hạn chế sự di chuyển bạch cầu, làm giảm hoạt động thực bào, ức chế sản xuất các tế bào lympho T, giảm khả năng tiêu diệt của các lympho T - tế bào có vai trò quan trọng trong miễn dịch. Ngoài ra, thuốc hóa trị ung thư cũng gây cản trở hoạt động của các tế bào miễn dịch làm giảm chức năng của hệ thống miễn dịch. Cụ thể, hóa trị ung thư ảnh hưởng đến tủy xương, ngăn cản quá trình tăng sinh bạch cầu từ đó gây suy giảm miễn dịch.

Rối loạn hệ thống miễn dịch sau phẫu thuật

Lá lách là nơi tập trung của nhiều thành phần tham gia vào quá trình miễn dịch.((What Is Your Immune System?:https://www.webmd.com/cold-and-flu/immune-system-function [Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022]))Vì thế, với những bệnh nhân sau phẫu thuật cắt bỏ lá lách, rối loạn hệ thống miễn dịch là không thể tránh khỏi. Những người mắc hội chứng thận hư, suy dinh dưỡng, đái tháo đường cũng có nguy cơ bị suy giảm hệ miễn dịch do cơ thể bị tổn thương chức năng, không đảm bảo sinh ra đủ số lượng thành phần trong hệ thống miễn dịch. Đây là những trường hợp sức khỏe yếu sẵn do có bệnh lý nền, cần chú ý chế độ ăn uống, nghỉ ngơi và nghe theo hướng dẫn của bác sĩ.

Suy giảm miễn dịch có nguy hiểm không?

Với những bệnh nhân mắc suy giảm miễn dịch ở thể nhẹ và mới mắc, hệ thống miễn dịch chưa tổn thương nghiêm trọng, thường gặp tình trạng hay ốm vặt, cảm lạnh, mệt mỏi, chán ăn,... có thể chưa ở mức độ nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu suy giảm miễn dịch kéo dài từ 1 năm trở lên sẽ là một vấn đề rất đáng lo ngại. Nếu hệ miễn dịch quá yếu, sẽ gặp nguy hiểm bởi sự nhiễm trùng xảy ra liên tục ở khắp cơ thể, và có thể dẫn đến tử vong. Một số căn bệnh nguy hiểm do hệ miễn dịch kém gây ra như:

  • Protein bổ sung không hoạt động bị nhiễm trùng lặp đi lặp lại với vi khuẩn gây áp xe và viêm phổi.
  • Thiếu hụt tế bào tiêu diệt tự nhiên của hệ thống miễn dịch rất dễ bị nhiễm herpesvirus.
  • Đại thực bào không tiêu hóa được vi khuẩn ăn vào, bị áp xe tái phát rất khó điều trị.((Essays in Biochemistry:https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC5091071/ [Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022]))

Cần làm gì khi bị suy giảm miễn dịch?

Hệ miễn dịch kém là một vấn đề không được chủ quan, có thể gây nguy hiểm ở mức độ nhẹ hay nặng nhờ phát hiện và cải thiện kịp thời. Cần làm gì khi bị suy giảm miễn dịch?

Chế độ ăn uống đầy đủ khoa học

[caption id="attachment_5418" align="alignnone" width="950"]tăng cường hệ miễn dịch đó là chế độ ăn uống đầy đủ khoa học Chế độ ăn uống đầy đủ khoa học giúp tăng cường miễn dịch[/caption] Chế độ ăn uống là yếu tố quan trọng nhất đối với những người đang bị rối loạn suy giảm miễn dịch. Mỗi khẩu phần ăn hàng ngày cần có đủ chất và cân đối, gồm lượng chất đạm, chất béo vừa đủ và không thể thiếu chất xơ, các loại vitamin:

  • Chất đạm có trong thịt, cá, trứng, sữa,....: Không phải ngày nào ăn thịt cũng tốt. Theo khuyến cáo, một tuần nên ăn 3 bữa thịt (bê, bò, lợn), mỗi bữa khoảng 150g để đảm bảo từ 300 - 500g thịt đỏ.
  • Chất béo trong lạc, vừng, mỡ,...: Mỗi tuần khoảng 200g lạc, vừng, đậu tương, các loại hạt như hạnh nhân, macca, điều,... là vừa đủ tương đương 3 - 4 bữa 1 tuần.
  • Vitamin: Thường xuyên ăn các loại trái cây để bổ sung đầy đủ vitamin cho cơ thể.
  • Rau xanh: Đây là thành phần không thể thiếu trong mỗi bữa ăn. Rau xanh vừa cung cấp vitamin vừa chứa nhiều chất xơ.

Chú ý nên hạn chế thức ăn nhanh, thực phẩm chiên rán nhiều dầu mỡ và đồ ăn chứa chất tạo ngọt nhân tạo như các loại kẹo dẻo,... gây ảnh hưởng không tốt đến hệ miễn dịch. Chất dinh dưỡng đầy đủ giúp cơ thể khỏe mạnh, nâng cao sức đề kháng và hạn chế bệnh tật. Những người có triệu chứng suy giảm miễn dịch không nên để cơ thể tăng cân quá nhiều vượt qua cân nặng tiêu chuẩn sẽ gây ra nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, huyết áp cao,...khiến hệ miễn dịch suy yếu.

Các mẹ có thể quan tâm:

10 THỰC PHẨM TĂNG SỨC ĐỀ KHÁNG HIỆU QUẢ CHO MÙA DỊCH

Tăng cường tập luyện thể dục thể thao

Tập thể dục thường xuyên là một trong những trụ cột của lối sống lành mạnh. Vận động cải thiện sức khỏe tim mạch, ngăn cản tăng huyết áp, giúp kiểm soát trọng lượng cơ thể và chống lại nhiều loại bệnh. Với những người bị suy giảm miễn dịch, cơ thể dễ bị mệt, có thể vận động theo hình thức nhẹ nhàng như đi bộ mỗi ngày, tập các bài thể dục. Cần chú ý khi mới bắt đầu tập chỉ chọn những bài nhẹ, mức độ phù hợp và có thể tăng cường độ dần dần.

Sử dụng các sản phẩm bổ sung đề kháng

Hiện nay có rất nhiều loại sản phẩm giúp tăng cường hệ miễn dịch trên thị trường. Đó có thể là các sản phẩm từ thiên nhiên như chứa các dược liệu có tác dụng tăng cường miễn dịch như gừng, xuyên tâm liên,... Ngoài ra, bạn có thể sử dụng các thực phẩm chức năng để nâng cao sức đề kháng. Các thực phẩm này sẽ cung cấp thành phần tốt cho hệ miễn dịch như: Beta Glucan, Thymomodulin, Kẽm,... Đối với trẻ nhỏ hệ miễn dịch phát triển chưa đầy đủ, cần cho bé sử dụng thêm các sản phẩm bổ sung miễn dịch để bé có sức khỏe tốt nhất.

Khám sức khỏe tổng quát

Thường xuyên khám sức khỏe tổng quát là rất cần thiết. Bạn sẽ nắm được tình trạng suy giảm miễn dịch đang ở mức độ nặng hay nhẹ, xấu đi hay tốt lên và tìm được hướng giải quyết thích hợp cũng như nhận định được biện pháp tăng cường miễn dịch đang thực hiện có hiệu quả hay không. Hạn chế căng thẳng Y học đã chỉ ra rằng khi bị căng thẳng, cơ thể bạn sẽ tiết ra cortisol và adrenaline. Đây là 2 loại hormone có thể gây giảm số lượng tế bào bạch cầu. Các tế bào này đóng vai trò quan trọng trong miễn dịch. Vì thế, cần giải tỏa căng thẳng nhiều nhất có thể, nhất là những người bị stress kéo dài.

Đảm bảo môi trường sống lành mạnh

[caption id="attachment_5420" align="alignnone" width="950"]tăng cường miễn dịch đo là đảm bảo môi trường sống lành mạnh Đảm bảo môi trường sống lành mạnh là ngủ đủ giấc[/caption] Môi trường đang ngày càng ô nhiễm, xung quanh chúng ta đang có vô vàn virus, vi khuẩn có hại. Vệ sinh môi trường sống luôn sạch sẽ giúp giảm bớt nguy cơ xâm nhập của yếu tố gây hại, giảm áp lực cho hệ miễn dịch. Môi trường sống sạch sẽ thoáng mát cũng làm tinh thần sảng khoái hơn, sức khỏe tốt hơn. Điều cần chú ý với những bệnh nhân suy giảm miễn dịch đó là tránh xa các yếu tố nguy cơ khiến hệ miễn dịch giảm trầm trọng hơn như hút thuốc lá, uống rượu bia, sử dụng chất kích thích,.. Cùng với đó, chế độ nghỉ ngơi hợp lý, ngủ đủ giấc 6 - 8 giờ mỗi ngày cũng góp phần nâng cao hệ miễn dịch.

Liệu pháp gen mới

Hiện nay, y học đã nghiên cứu ra liệu pháp gen mới dành cho những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch bẩm sinh. Đó là sử dụng tủy xương hoặc cấy tế bào gốc từ những người khỏe mạnh, thường là anh chị em ruột vào bệnh nhân. Tủy xương có chức năng sản xuất tế bào bạch cầu tham gia vào miễn dịch. Ngoài ra, liệu pháp immunoglobulin - cung cấp huyết thanh miễn dịch - đã được đưa vào sử dụng tạo miễn dịch thụ động. Liệu pháp này dùng đường tiêm tĩnh mạch và chống chỉ định với bệnh nhân thiếu IgA - một loại kháng thể của cơ thể. ((How to boost your immune system:https://www.health.harvard.edu/staying-healthy/how-to-boost-your-immune-system[Truy cập ngày 29 tháng 3 năm 2022])) Hy vọng với bài viết trên đây của Eco Pharmalife sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về tình trạng suy giảm miễn dịch. Đây không còn là một vấn đề xa lạ, mỗi người đều cần chuẩn bị cho mình những kiến thức để có sức khỏe thật tốt.

Xem thêm bài viết: 9 CÁCH TĂNG CƯỜNG HỆ MIỄN DỊCH – ÁP DỤNG NGAY!
Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.