Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì và cột mốc phát triển quan trọng

Posted on 04/08/2022

Cột mốc đánh dấu tiến trình phát triển của trẻ ở tháng thứ 3 là một trong những điều mà cha mẹ cần quan tâm. Để biết tháng thứ 3 trẻ đã biết làm những gì? Các bạn hãy đọc bài viết dưới đây của Eco pharmalife để giải đáp thắc mắc.

Trẻ 3 tháng tuổi biết làm gì?

Trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi không chỉ ngày càng phát triển về chiều cao, cân nặng mỗi ngày mà còn hoàn thiện hơn về những kỹ năng: nhận thức của bé tốt hơn, vận động mạnh hơn, sắc thái biểu cảm ngày càng rõ nét và bé bắt đầu có những ngôn ngữ lạ kì.

Sự phát triển về nhận thức ở bé 3 tháng tuổi

Bé ở tháng thứ 3 đã có những nhận thức rõ ràng hơn về những thứ xung quanh, bắt đầu cảm nhận được những sự vật, hiện tượng quanh trẻ một cách chân thực, sắc nét hơn. Trẻ em 3 tháng tuổi đã có thể nhận biết khuôn mặt, phản ứng lại với những khuôn mặt thân thuộc quanh bé và cũng biết đâu là người lạ. Tuy sự phát triển ở đứa trẻ 3 tháng còn hạn chế, nhưng đối với những khuôn mặt như mẹ hoặc bố thì bé nhận biết tương đối là rõ ràng. Nó được biểu hiện ở những lúc khi được bố mẹ bồng, bế thì đứa trẻ không quấy khóc, đôi khi còn cười đùa ngộ nghĩnh. Nếu được người lạ bế, trẻ đôi khi quấy khóc vì trẻ có thể cảm nhận được qua đôi mắt và qua cả mùi hương trên cơ thể. Khả năng ghi nhớ ở trẻ 3 tháng cũng là điều khiến mọi người bất ngờ. Đó là việc bé nhận ra những thành viên trong gia đình như bố, mẹ, ông, bà,... hay cả những đồ vật như các loại đồ chơi mà bé hay chơi, bình sữa bé bú hay cả những hình ảnh dán tường,.. Ở giai đoạn này trẻ còn biết phản ứng với những nét mặt, bắt chước lại nét mặt của mọi người. Hay những âm thanh thân thương như tiếng gọi của mẹ cũng đã được bé ghi nhớ, bé sẽ nở nụ cười khi được mẹ gọi hay những cái đạp chân thích thú. Cùng lúc này, bé cũng không còn quấy khóc ầm ĩ khi đói như 2 tháng đầu tiên. Bé đã biết chờ đợi được mẹ cho ti sữa, trẻ trở nên kiên nhẫn hơn trước và còn biết nhìn mẹ nói chuyện rồi đáp lại bằng câu ê, a, bé còn biết điều chỉnh việc bú sữa chậm lại để không bị sặc. Nhờ sự phát triển não bộ tương đối nhanh chóng: thị lực tăng, tăng khả năng nghe và nhìn cho phép bé nhớ những gì quan trọng và mất dần những phản xạ bản năng như hay giật mình, quấy khóc nhiều,.. thay vào đó trẻ bắt đầu nhìn, nghe ngóng, bình tĩnh với mọi sự vật quanh chúng.

Sự phát triển về kỹ năng vận động ở trẻ 3 tháng tuổi

[caption id="attachment_3189" align="alignnone" width="950"]Sự phát triển về kỹ năng ở trẻ 3 tháng tuổi là vận động Nắm lấy đồ chơi là sự phát triển về kỹ năng vận động ở trẻ 3 tháng tuổi[/caption] Vận động của em bé 3 tháng tuổi được tăng cường hơn rất nhiều. Các mẹ có thể thấy sức mạnh cổ của bé được cải thiện, trẻ ở tư thể nằm sấp và dựa vào sức mạnh đôi tay để nâng phần đầu lên mà không bị lắc lư. Các bạn sẽ bất ngờ hơn nữa trong giai đoạn này: trẻ mút tay, nắm xòe tay, chân thì đạp tứ tung, trẻ có thể cầm nắm đồ chơi rồi đưa vào miệng hoặc một số bé khỏe mạnh còn có thể lẫy. Cũng có những lúc trẻ ưỡn người ra phía trước để quan sát thế giới mới lạ khi được nằm sấp, đôi khi mẹ sẽ thấy được sự dịch chuyển nhỏ bé khi trẻ muốn tiến tới một đồ vật nào đó. Điều này là do xương và hệ cơ của trẻ đang được hình thành đầy đủ và cứng cáp hơn.

Sự phát triển về ngôn ngữ ở bé sơ sinh 3 tháng tuổi

Đứa trẻ có những ngôn ngữ thú vị hơn khi bước sang tháng thứ 3, trẻ không còn khóc để thu hút sự chú ý của mẹ. Thay vào đó là những phản ứng với mọi thứ xung quanh, một trong điều thú vị là bé tương tác và mỉm cười khi vui vẻ. Trẻ bắt đầu í ới suốt ngày, bắt đầu giao tiếp với những hình thức khác nhau: các nguyên âm “ê” “a” phát ra lúc nào mà mẹ không hay biết, bé đôi khi lẩm bẩm, thì thầm những tiếng mà ta không thể hiểu, đôi khi là la lên những âm thanh kỳ quái hoặc cả việc khóc toáng lên cũng là cách để bé giao tiếp với mọi người. Nhờ hệ thống tạo ra âm thanh của trẻ đang dần hoàn thiện hơn qua từng ngày cùng khả năng thính giác cũng tăng. Trẻ có nghe ngóng âm thanh từ cha mẹ, ông bà,...rồi bắt chước làm theo nhưng lúc này chỉ đang dừng ở từ ngữ đơn giản.

Sự phát triển về tình cảm ở trẻ sơ sinh 3 tháng tuổi

Trẻ em 3 tháng tuổi có những thay đổi gì trong cảm xúc? Trong giai đoạn này, bé cười nhiều hơn để được mẹ quan tâm và chú ý đến. Bé có thể cảm nhận được tình cảm thiêng liêng của người mẹ bé cười tủm tỉm, vui vẻ khi mẹ đến gần. Bé cũng thích vui đùa với người khác và khóc khi ngừng chơi, trẻ cũng đã biết ngại úp mặt vào người mẹ hay cảm thấy sợ hãi khi gặp những người bé sợ hay không thích. Các dây thần kinh cảm giác của bé trưởng thành khá nhanh làm cho cảm xúc của trẻ cũng hoàn thiện hơn và gần gũi hơn với mọi người bên cạnh.

Ba mẹ cần làm gì để bé 3 tháng tuổi phát triển tốt hơn?

Khi trẻ được 3 tháng tuổi, ba mẹ cần quan tâm đến con hơn nữa do đây là giai đoạn trẻ tăng trưởng về cân nặng nhanh chóng hơn, giấc ngủ cũng có phần thay đổi, chế độ dinh dưỡng của bé cần chú trọng và mẹ cần kích thích giúp trẻ phát triển về ngôn ngữ để em bé 3 tháng tuổi phát triển tốt nhất.

Chế độ dinh dưỡng của bé

Sữa mẹ vẫn là nguồn thức ăn chính phù hợp cho trẻ trong giai đoạn này. Ngoài ra nếu mẹ không cung cấp đủ sữa cho bé thì sữa công thức được thay thế để tăng cường thêm năng lượng, bổ sung dưỡng chất cho con. Mẹ nên duy trì sữa mỗi ngày cho con bú 7-8 cữ trong ngày, cách nhau từ 2-3 tiếng. Mỗi lần bú từ 60-120 ml sữa, không nên cho bé 3 tháng tuổi bú quá 150ml/ lần sẽ khiến bé no căng bụng và dễ bị nôn trớ. Sữa mẹ có thể giúp bé cung cấp đủ nước vì vậy trong thời gian này bé không cần thiết bổ sung thêm nước từ các nguồn thực phẩm khác. Ở trẻ 3 tháng tuổi thì việc ăn dặm là điều không nên vì lúc này hệ thống tiêu hóa của trẻ còn non nớt và chưa để đáp ứng được với các thực phẩm rắn, những trẻ ăn dặm quá sớm cũng có khả năng tăng nguy cơ dị ứng với thực phẩm.

Chăm sóc giấc ngủ cho bé

[caption id="attachment_3186" align="alignnone" width="950"]giúp trẻ 3 tháng tuổi phát triển tốt hơn chăm sóc giấc ngủ Chăm sóc giấc ngủ giúp trẻ 3 tháng tuổi phát triển tốt hơn[/caption] Bé 3 tháng tuổi ngủ khoảng 15-16 tiếng trong ngày, bao gồm cả các giấc ngủ ngắn và giấc ngủ dài. Lúc này, bé có thể ngủ một giấc dài vào ban đêm mà không còn hay giật mình tỉnh giấc như 2 tháng đầu. Bé có thể ngủ một giấc dài từ 5-6 tiếng nên mẹ cũng không nên quá lo lắng. Ban đêm con sẽ thức 1 đến 2 lần để bú sữa rồi có thể ngủ lại ngay, do đó mẹ không cần bật đèn quá sáng dễ khiến bé chói mắt và khó đi vào giấc ngủ tiếp theo. Cho trẻ nằm ở tư thế ngửa để giảm nguy cơ đột tử cho trẻ sơ sinh, mẹ cần lựa chọn chăn gối mềm, không nên quấn tã trẻ quá chặt để con nằm được tư thế thoải mái nhất, ngủ ngon giấc hơn. Việc bé có giấc ngủ dài hơn trước là hệ thần kinh của trẻ đang hoàn thiện, kích thước dạ dày cũng lớn hơn nên có thể chứa nhiều sữa hơn. Tuy nhiên, mẹ cũng cần tập cho bé hình thành thói quen ngủ, để trẻ xuống giường khi trẻ buồn ngủ và để trẻ có thể học cách tự ngủ.

Kích thích sự phát triển về ngôn ngữ cho trẻ

Cha mẹ có thể hỗ trợ và kích thích sự phát triển của trẻ 3 tháng tuổi về ngôn ngữ bằng các cách như:

  • Nói chuyện với con bạn nhiều hơn và đợi bé phản hồi lại.
  • Bắt chước lại những âm thanh của bé và tỏ ra phấn kích và mỉm cười vui vẻ khi bé phát ra âm thanh.
  • Đọc chuyện và hát cho bé nghe hằng ngày.
  • Mẹ cho bé xem các hình ảnh và nói cho bé nghe về hình ảnh đó.

Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng bé được giao tiếp với cha mẹ nhiều sẽ tập nói sớm hơn so với bạn cùng độ tuổi. Các bậc phụ huynh có thể tham khảo https://ecopharmalife.vn/bai-viet/7-meo-chua-ngu-ngay-cay-dem-o-tre-so-sinh-hieu-qua-nhat/

Lời khuyên cho ba mẹ khi chăm sóc bé sơ sinh 3 tháng tuổi

Những điều mẹ nên làm để trẻ 3 tháng tuổi phát triển tối ưu:

[caption id="attachment_3187" align="alignnone" width="950"]tăng sức đề kháng cho trẻ - tiêm vắc xin Tiêm vắc xin giúp trẻ 3 tháng tuổi có sức đề kháng tốt[/caption]

  • Kích thích trẻ bằng những món đồ chơi, hình ảnh sinh động màu sắc, các hình khối khác nhau để trẻ tăng khả năng vận động và trí não thông minh hơn.
  • Di chuyển đồ vật hoặc chọn những đồ chơi phát ra tiếng, có thể chuyển động và để trẻ nằm sấp để kích thích vận động tay và mắt nhìn.
  • Tập cho trẻ làm quen với nề nếp sinh hoạt bằng cách lập thời gian biểu cho bé, tuy nhiên điều đó là khá vất vả cho bé giai đoạn này. Mẹ hãy cố gắng cho bé ngủ và ăn đúng giờ sẽ giúp bé hình thành nên thói quen tốt cho cả mẹ và bé.
  • Cho bé đi dạo xung quanh để tăng khả năng quan sát và tiếp xúc với tự nhiên, tiếp xúc với ánh nắng mặt trời để cho xương bé thêm phát triển.
  • Mẹ cần tiêm cho bé đủ mũi vắc xin ở giai đoạn này giúp trẻ đề kháng tốt hơn.
  • Cần giữ an toàn cho bé với những đồ vật xung quanh, vì lúc này trẻ đã có thể đưa vào miệng bất cứ thứ gì mà bé cầm nắm được.  

Khi bé được 3 tháng tuổi thì mẹ nên tránh một số việc làm dưới đây:

  • Không cho bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài.
  • Cho trẻ uống các loại nước hoa quả thay bằng sữa mẹ.
  • Không tắm rửa cho bé thường xuyên dễ gây ra bệnh về da cho trẻ.
  • Sử dụng một số mẹo dân gian không đúng để chữa bệnh cho trẻ.

Xem thêm https://ecopharmalife.vn/bai-viet/mon-an-sang-cho-be/

Dấu hiệu trẻ 3 tháng tuổi phát triển chậm

Là những bậc cha mẹ thế hệ mới, chúng ta cần quan sát trẻ qua những hành vi, cử chỉ qua từng ngày để biết được bé của bạn đang phát triển như thế nào. Nhưng các mẹ cần biết rằng các cột mốc phát triển là khác nhau ở mỗi đứa trẻ. Đôi khi mẹ cũng không cần quá lo lắng nếu con bạn chưa đạt đến cột mốc cụ thể nào đó thì chưa phải là điều bất ổn. Một số dấu hiệu thể hiện trẻ 3 tháng tuổi đang phát triển chậm so với bạn bè cùng trang lứa mà mẹ cần đặc biệt lưu tâm đến và cần đến gặp bác sĩ nếu con bạn:

  • Dường như trẻ không phản hồi với những âm thanh lớn
  • Bé không mỉm cười thành tiếng hay không phản ứng với âm thanh giọng nói của bạn, không ê a nói chuyện được với bạn.
  • Mắt không nhìn theo các đồ vật khi nó chuyển động quanh trẻ
  • Đôi tay yếu ớt, không cầm nắm được đồ vật
  • Vùng đầu của trẻ không được kiểm soát: đầu lắc lư không cố định, không nâng được cổ khi ở tư thế nằm sấp

https://www.webmd.com/parenting/baby/baby-development-3-months#1

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.