Nguyên nhân và cách điều trị trẻ bị ho về đêm hiệu quả

Posted on 04/08/2022

Trẻ bị ho về đêm không chỉ làm ảnh hưởng trực tiếp tới giấc ngủ của bé, giờ giấc sinh hoạt. Nó còn có thể là dấu hiệu của một bệnh lý nào đó mà bé đang mắc phải. Hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu những nguyên nhân khiến trẻ ho về đêm và cách chữa ho cho bé hiệu quả qua bài viết dưới đây.

Nguyên nhân làm trẻ ho về đêm

Trẻ ho nhiều là một biểu hiện thường hay gặp ở trẻ sơ sinh vì hệ thống miễn dịch của trẻ còn kém. Ho không phải là một bệnh, mà nó là triệu chứng của một số bệnh liên quan đến đường hô hấp. Cũng có thể đó chỉ là sự phản ứng của cơ thể với các yếu tố môi trường tác động lên cơ thể. Vậy có những nguyên nhân vào khiến trẻ ho về đêm? Cùng theo dõi các nguyên nhân sau.

Nhiệt độ xuống thấp

Nhiệt độ và độ ẩm ban đêm thường giảm xuống thấp hơn so với ban ngày nên dễ khiến cổ họng bé bị khô. Điều này chính là tác nhân khiến bé hay ho về đêm. Tuy nhiên, đây chỉ là một phản ứng của cơ thể bé với tác nhân bên ngoài nên không đáng ngại. Nguyên nhân này thường không đi kèm với các biểu hiện khác ngoài ho. Trường hợp này sẽ thường xảy ra hơn vào mùa đông hoặc trong giai đoạn chuyển mùa. Bé sẽ không tự giảm và dừng ho về đêm nếu nhiệt độ phòng luôn ở mức thấp. Chính vì vậy, mẹ nên chú ý điều chỉnh nhiệt độ phòng sao cho phù hợp với trẻ mỗi đêm, hoặc mặc ấm thêm cho bé để bé có thể giảm ho khi ngủ về đêm.

Tư thế ngủ

Trong đường hô hấp chứa các chất nhầy bao phủ bề mặt để giữ và loại bỏ các chất gây kích ứng, giúp chống lại sự nhiễm trùng. Tuy nhiên, khi chất nhầy này dư thừa cùng với tư thế ngủ không phù hợp như không gối đầu hoặc gối đầu nhưng vẫn thấp sẽ làm chất nhầy chảy xuống cổ họng. Đây là nguyên nhân hay xuất hiện nhất làm cho trẻ ho nhiều vào ban đêm và có thể kèm đau họng, khiến bé khó chịu và quấy khóc. Nhưng đây cũng không phải nguyên nhân nguy hiểm, nên mẹ không cần quá lo lắng. Bạn có thể giúp bé ngủ ở tư thế đầu cao hơn để tránh dịch nhầy bị chảy xuống họng gây ho.

Dị ứng

[caption id="attachment_3612" align="alignnone" width="950"]nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm trẻ bị dị ứng Trẻ dị ứng là nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm[/caption] Trẻ ho nhiều về đêm do dị ứng là hiện tượng lớp niêm mạc họng bị kích ứng bởi những tác nhân lạ từ bên ngoài và cơ thể trẻ phản ứng lại nó. Một số tác nhân dị ứng thường hay gặp như phấn hoa, mạt bụi, lông thú, nấm mốc hoặc ho do dị ứng thời tiết. Một số biểu hiện của triệu chứng khác mà bé thường có khi bị ho do dị ứng như

  • Ngứa mũi, hắt xì, ngứa họng
  • Ho thành từng cơn, ho khan hoặc có đờm
  • Ho trước khi ngủ và sau khi dậy

Đây là nguyên nhân khá nguy hiểm đối với các bé và cần được điều trị bằng thuốc bởi các bác sĩ. Tuy nhiên, bạn cũng có thể giúp bé phòng tránh hoặc giảm các cơn ho do dị ứng bằng cách

  • Thường xuyên vệ sinh phòng ốc sạch sẽ
  • Tránh cho bé tiếp xúc gần với những tác nhân khiến bé dị ứng
  • Mỗi khi ra đường, mẹ nên đeo thêm khẩu trang cho bé
  • Ăn uống lành mạnh, không sử dụng những thực phẩm quá hạn, đã bị nấm mốc
  • Bổ sung vitamin C cho trẻ để tăng cường hệ miễn dịch

Bệnh hen suyễn (hen phế quản)

Nếu như bé có các biểu hiện ho và khó thở về đêm thì rất có thể là bé đang mắc phải bệnh hen suyễn. Đây là một bệnh lý viêm đường hô hấp, hình thành do hàng loạt kích thích dẫn đến co thắt phế quản gây ho. Ngoài ho theo từng cơn, trẻ bị hen suyễn còn thường có các biểu hiện như

  • Khó thở, trẻ thở khò khè về đêm
  • Tức ngực
  • Thở nông và nhanh
  • Dễ bị cảm lạnh
  • Các triệu chứng sẽ càng tệ hơn khi có khói, phấn hoa, hay những tác nhân đặc biệt khác

Đây là nguyên nhân nguy hiểm cần đặc biệt chú ý. Nếu bạn nhận thấy bé có các dấu hiệu trên, hãy sớm đưa bé tới gặp bác sĩ để được điều trị kịp thời. Một số điều cha mẹ để phòng ngừa bệnh hen suyễn cho bé như

  • Giữ nhà cửa luôn sạch sẽ
  • Hạn chế để bé tiếp xúc với tác nhân gây dị ứng
  • Không để bé căng thẳng, lo âu

Viêm xoang

Viêm xoang cũng là một nguyên nhân khiến bé hay ho về đêm. Viêm xoang làm cho trẻ tăng tiết chất nhầy trong đường hô hấp, gây nghẹt mũi kèm theo có thể là tình trạng phù nề. Về đêm, khi bé ngủ, chất dịch nhầy này sẽ chảy xuống cổ họng, gây khó chịu và khiến bé ho nhiều khi ngủ. Viêm xoang thường đi kèm thêm các triệu chứng như khó thở do nghẹt mũi, chảy dịch mũi, đau họng. Đây cũng là một nguyên nhân khá nguy hiểm và mẹ nên cho bé tới gặp bác sĩ sớm. Nếu để tình trạng này diễn ra dài có gây ra những biến chứng khác nặng hơn, ảnh hưởng đến sinh hoạt của bé sau này. Để làm giảm tình trạng trẻ ho kéo dài về đêm, mẹ có thể nâng đầu bé cao hơn khi ngủ để hạn chế phần chất nhầy chảy xuống cổ họng.

Viêm họng

Viêm họng là một bệnh lý thường thấy ở trẻ sơ sinh, đặc biệt là vào mùa hè. Viêm họng xảy ra do lớp niêm mạc hầu họng sưng viêm, gây phần họng đau rát và vướng khi nhai nuốt, khiến trẻ ho khan nhiều về đêm. Trẻ thường dễ bị viêm họng vào mùa hè do thời tiết nóng nực, khiến trẻ ra nhiều mồ hôi, làm giảm sức đề kháng nên dễ bị nhiễm khuẩn. Ngoài ra, trẻ nằm nhiều trong phòng điều hòa hoặc dùng quạt không đúng cách, sử dụng nhiều đồ lạnh cũng dễ khiến bé bị viêm họng. Trẻ bị viêm họng thường kèm theo một số triệu chứng khác như trẻ ho và sốt về đêm hoặc bé đau rát họng, gây khó chịu, khiến bé quấy khóc, bỏ bú. Viêm họng là nguyên nhân nguy hiểm, nếu không được điều trị sớm có thể gây viêm amidan, viêm phế quản, viêm thanh quản và cả viêm xoang. Để phòng trường hợp bé bị viêm họng, mẹ nên chú ý không cho bé hoạt động mạnh và nhiều vào những ngày nóng bức. Mẹ chỉ nên mặc cho bé quần áo hoặc quấn loại tã mỏng, thoáng mát để tránh ra mồ hôi. Và không nên cho bé tắm ngay sau khi vừa hoạt động và có ra mồ hôi, hạn chế tắm lâu trong nước lạnh.

Trào ngược dạ dày thực quản

Đa phần khi bé bị ho, mọi người thường nghĩ tới nguyên nhân là do hệ hô hấp. Tuy nhiên, cũng có khả năng bé bị ho do trào ngược dạ dày thực quản. Tình trạng trào ngược dạ dày thực quản xảy ra là do phần cơ thắt thực quản hoạt động kém làm cho dịch vị ở dạ dày trào ngược lên thực quản. Phần dịch vị trào lên này có thể tràn sang phần đường thở gây kích thích lên hệ thống hô hấp dẫn tới ho. Với trường hợp này trẻ thường hay ho nhiều về đêm mà không sốt, sau khi ăn no. Đây là nguyên nhân nguy hiểm, tình trạng trào ngược kéo dài có thể dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm hơn. Biểu hiện kèm theo khi bị trào ngược là bé sẽ bị nôn trớ khi ho. Dịch nôn ra thường có màu trắng sữa đục, đôi khi có lẫn màu vàng. Một số cách đơn giản để tránh trào ngược ở bé như không cho bé ăn no trước khi ngủ, mặc quần áo rộng rãi, chia nhỏ bữa ăn…

Cúm

[caption id="attachment_3606" align="alignnone" width="950"]nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm trẻ bị cúm Trẻ bị cúm là nguyên nhân khiến trẻ ho nhiều về đêm[/caption] Cúm cũng có thể là một nguyên nhân khiến bé ho nhiều về đêm kèm theo sốt. Khi bị cúm là trẻ đã bị nhiễm virus cúm khiến cơ thể mệt mỏi, đau họng và dẫn tới ho. Những dấu hiệu hay xuất hiện khi bé bị cúm là.

  • Trẻ sốt cao trên 38o
  • Đau rát họng, trẻ ho khan về đêm
  • Trẻ ho và nôn về đêm
  • Mệt mỏi quấy khóc, chán ăn

Cúm cũng là một nguyên nhân nguy hiểm. Nếu để lâu, không điều trị sớm sẽ làm bệnh trở nặng hơn, có thể là viêm phổi, viêm tai giữa. Mẹ hãy chú ý tiêm chủng cho bé đúng kỳ để phòng ngừa các trường hợp bị nhiễm cúm, và tránh được các biến chứng khi có mắc phải.

Làm cách nào để giảm ho cho bé về đêm

Trẻ ho nhiều khiến cha mẹ cảm thấy lo lắng, và muốn tìm mọi cách trị ho về đêm cho trẻ. Tuy nhiên các bạn không cần quá lo lắng, có thể thử chú ý một số điều sau để phòng và giảm ho cho bé về đêm.

  • Giữ ấm cho trẻ, luôn để phòng ở nhiệt độ thích hợp vào mùa đông
  • Vệ sinh nhà cửa, phòng ngủ của bé hàng ngày để tránh bám bụi, ảnh hưởng tới hệ hô hấp của trẻ
  • Hạn chế cho bé hoạt động nhiều ngoài nắng để tránh ra mồ hôi, mặc quần áo thoáng mát
  • Không tắm ngay khi bé vừa hoạt động xong, ra nhiều mồ hôi và không tắm quá lâu
  • Hạn chế ăn uống đồ lạnh vì sức đề kháng của bé chưa cao
  • Không cho bé ăn quá no trước khi ngủ, chia  các bữa ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày
  • Giữ bé nằm với tư thế đầu cao hơn người để tránh dịch nhầy chảy xuống cổ họng
  • Tránh tiếp xúc những yếu tố gây dị ứng cho trẻ
  • Tăng sức đề kháng cho trẻ, bổ sung đầy đủ vitamin cho trẻ như: ăn hoa quả, sử dụng sản phẩm chức năng,...
Các mẹ có thể quan tâm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-bi-viem-phoi-viem-phe-quan-co-tam-duoc-khong/ https://ecopharmalife.vn/san-pham/betakid/

Mẹo trị ho ban đêm cho bé

Trẻ ho nhiều không chỉ khiến mẹ lo lắng mà còn khiến cơ thể mệt mỏi, suy giảm sức đề kháng. Vậy cha mẹ cần làm thế nào để cắt cơn ho cho bé? Dưới đây là một số mẹo trị ho ban đêm cho bé mà bạn nên biết.

Phương pháp xông hơi

Hơi nước nóng có khả năng giúp làm ấm cơ thể, giúp làm tan phần dịch nhầy trong họng nên xông hơi có thể khiến bé bớt khó chịu, bớt ho. Ngoài ra, nó còn giúp bé cảm thấy giảm tức ngực, dễ chịu hơn sau khi ho nhiều. Xông hơi còn là phương pháp giải cảm cúm hiệu quả mà không cần sử dụng kháng sinh. Tuy nhiên, mẹ chỉ sử dụng phương pháp xông hơi này với những trẻ từ 8 tuổi trở lên. Vì hệ thống hô hấp của trẻ còn yếu nên với nhiệt độ quá cao cũng có thể gây ảnh hưởng tới trẻ. Cha mẹ có thể tham khảo cách chữa ho cho trẻ bằng xông hơi từ gừng, sả, kinh giới như sau Nguyên liệu

Sả 2 cây
Gừng 1 củ nhỏ
Kinh giới 1 nhánh

Cách làm

  • Bước 1: Rửa sạch sả, gừng, kinh giới
  • Bước 2: Đập nát gừng, sả
  • Bước 3: Cho vào nồi ⅔ nồi nước để đun
  • Bước 4: Đun sôi 2-5 phút, sau đó cho gừng, sả đạp nát và kinh giới vào
  • Bước 5: Đun thêm 2-3 phút sau đó tắt bếp
  • Bước 6:Mẹ cởi quần áo trẻ, cho trẻ ngẩng cao đầu. Sau đó đặt nồi nước trước mặt trẻ, trùm chăn kín, mở vung từ từ để hơi nước thoát ra ngoài. Chỉ mở vung để nhận hơi nóng vừa phải, giữ bé ngồi yên và dặn bé hít thở đều để tinh dầu trong hơi nước đi vào cơ thể.
  • Bước 7: Xông hơi cho bé trong khoảng 10-15 phút, sau đó lấy khăn lau hết mồ hôi trên người rồi mặc quần áo sạch cho bé

Cho bé uống nước chanh, gừng và mật ong

Chanh, gừng và mật ong là những loại thực phẩm chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp tăng sức đề kháng của cơ thể. Ngoài ra, mật ong còn có khả năng sát khuẩn và ngừa viêm hiệu quả. Mật ong hoạt động như một loại thuốc giúp làm dịu phần dịch nhầy trong họng, thúc đẩy quá trình điều trị ho. Vì vậy, cho trẻ uống nước chanh, gừng, mật ong vừa giúp làm  ấm cơ thể, vừa giúp trẻ phòng và giảm các triệu chứng bệnh theo thời tiết ho, sốt, cảm cúm… Với cách trị ho cho trẻ em này, bạn có thể áp dụng với những bé từ 2 tuổi trở lên. Bạn nên cho trẻ uống sau khi ăn và uống 3-4 lần/ ngày. Với những trẻ ho nhiều về đêm thì mẹ cho bé uống thêm trước khi ngủ để làm giảm chất nhầy trong cổ họng, không gây ngứa họng và  giảm ho tốt nhất. Hướng dẫn pha hỗn hợp chanh, gừng, mật ong như sau. Chuẩn bị

Nguyên liệu Hàm lượng
Gừng 1 nhánh nhỏ
Mật ong 3 thìa cà phê
Chanh tươi ½ quả
Nước sôi 200ml

Cách làm

  • Bước 1: Lấy gừng gọt vỏ, rửa sạch và thái sợi, cho vào cốc
  • Bước 2: Cho nước sôi vào cốc gừng
  • Bước 3: Cho mật ong vào cốc
  • Bước 4: Vắt ½ quả chanh tươi vắt vào cốc, khuấy đều.

Cho bé uống ngay sau khi pha để hơi ấm của nước gừng và chanh phát huy hết tác dụng làm tan đờm, giảm ho hiệu quả. [caption id="attachment_3608" align="alignnone" width="950"]chữa cho trẻ ho nhiều về đêm nước chanh gừng mật ong Nước chanh gừng mật ong chữa cho trẻ ho nhiều về đêm[/caption]

Massage vùng ngực cho bé

Massage là một phương pháp giúp lưu thông khí huyết trong cơ thể và làm giảm mệt mỏi. Đây cũng là cách chữa ho cho bé khi ngủ hiệu quả và giúp giảm ngực, bụng do các cơn ho dai dẳng. Mẹ có thể dùng thêm một số tinh dầu như tinh dầu tràm trà, tinh dầu khuynh diệp để massage cho bé, giúp giảm ho tốt hơn. Tinh dầu khuynh diệp và tràm trà chứa thành phần chủ yếu là chất khử trùng, chống viêm. Có tác dụng phân giải chất nhầy và giúp tránh nhiễm khuẩn gây bệnh đường hô hấp. Tùy từng độ tuổi mà mẹ nên chú ý tới thời gian có thể massage cho trẻ.

Tuổi Thời gian massage
Từ 1 tháng tuổi 2-5 phút
Từ 2 tháng tuổi 8-10 phút
Từ 10 tháng tuổi 10-15 phút

Chỉ dùng dùng tinh dầu tràm trà và khuynh diệp để massage cho trẻ từ 3 tháng tuổi. Mẹ nên chú ý sử dụng các loại tinh dầu nguyên chất, uy tín để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Khi massage với tinh dầu khuynh diệp hoặc tràm trà để giúp bé giảm ho, mẹ nên làm theo các bước sau

  • Bước 1: Lấy 1-2 giọt tinh dầu ra tay, xoa đều trong lòng bàn tay
  • Bước 1: Xoa bóp nhẹ nhàng cho bé ở lưng, vị trí 2 phổi
  • Bước 3: Xoa nhẹ nhàng phần bụng của bé
  • Bước 4: Sau đó xoa bóp lòng bàn tay và gan bàn chân của trẻ

Mẹ chỉ nên xoa bóp nhẹ nhàng, không làm quá mạnh có thể khiến bé bị tổn thương, vì da bé còn khs non nớt.

Súc họng bằng nước muối

Nước muối sinh lý là dung dịch natri clorua nồng độ 0.9%, là một dung dịch đẳng trương phù hợp để vệ sinh một số bộ phận như mắt, mũi, họng ở mọi lứa tuổi. Súc họng bằng nước muối sinh lý giúp cân bằng độ pH của các dịch nhầy, hỗ trợ giảm đau họng nhẹ, giảm nguy cơ nhiễm trùng đường hô hấp. Như vậy súc họng là một cách làm đơn giản mà lại có hiệu quả cao. Tuy nhiên, với những bé sơ sinh chưa biết súc họng, mẹ có thể dùng khăn sữa rơ lưỡi cho bé. Mẹ nên cho bé súc họng ít nhất 2 lần mỗi ngày, sáng sau khi ngủ dậy và tối trước khi đi ngủ. Mẹ hãy tập cho bé súc họng bằng nước muối như sau

  • Bước 1: Cho trẻ ngậm 1 ngụm nhỏ nước muối . Nếu ngậm nhiều quá khi súc nước sẽ bị tràn ra ngoài
  • Bước 2: Để bé súc nước muối trong miệng khoảng 1 phút
  • Bước 3: Để bé ngửa cổ và súc trong họng 15-30 giây
  • Bước 4: Sau đó nhổ toàn bộ nước muối trong miệng ra

Mẹo chữa ho cho bé về đêm bằng rau tần dày lá

Rau tần dày lá hay còn gọi là húng chanh được hầu hết mọi người biết đến với công dụng làm giảm ho, cảm, sốt, sổ mũi… Lá rau tần có chứa tinh dầu có mùi thơm, vị hơi cay, không độc, tính ấm nên có công dụng làm tiêu đờm và thông mũi. Do đó, mẹ có thể chữa ho cho bé từ 1 tuổi khi về đêm bằng cách dùng rau tần không, hoặc cũng có thể phối hợp với một số nguyên liệu khác như sau. Cách 1: Chỉ dùng rau tần

  • Giã nát khoảng 5-6 lá tần tươi, đã rửa sạch
  • Cho vào cối một ít nước sôi, khuấy đều cho nước tần ra hết và gạn nước vào cốc, bỏ cái
  • Để bé uống 2 lần trong một ngày

Cách 2: Kết hợp rau tần, quất và đường phèn Chuẩn bị

Nguyên liệu Hàm lượng
Lá rau tần tươi 10-15 lá
Quất 4 quả
Đường phèn 1 thìa canh

Cách làm

  • Bước 1: Cắt nhỏ lá rau tần tươi, đã rửa sạch.
  • Bước 2: Vắt quất lấy nước (bỏ hạt), cắt nhỏ vỏ quất.
  • Bước 3: Cho lá tần, quất, đường phèn vào bát, sau đó trộn đều.
  • Bước 4: Cho bát vào nồi hấp khoảng 20 phút.
  • Bước 5: Bạn có thể pha hỗn hợp trên nước cho bé uống 2 lần 1 ngày hoặc để bé ngậm trong miệng cho tan từ từ.

Cách trị ho về đêm cho trẻ bằng rau diếp cá

Rau diếp cá được các nhà khoa học ví như một loại kháng sinh thảo dược có khả năng kháng khuẩn cao, giúp tăng cường sức khỏe. Đây là một bài thuốc dân gian đặc biệt hiệu quả với những trẻ thường xuyên bị ho về đêm. Diếp cá giúp long đờm hiệu quả, vì vậy nên trẻ giảm cảm giác ngứa, đau rát họng, giảm ho rõ rệt sau khi sử dụng. Tuy nhiên, chỉ nên dùng các loại thảo dược này cho các bé từ 6 tháng tuổi trở lên và không dùng cho các bé đang bị tiêu chảy. Cách chữa ho cho bé khi ngủ bằng diếp cá mẹ có thể tham khảo theo hướng dẫn sau.

  • Sau khi rửa sạch 10-15 lá diếp cá, đem vào giã nát
  • Cho nước vo gạo vào trộn đều, đổ ra bát.
  • Cho vào nồi hấp trong vòng 20 phút, sau đó gạn bỏ cái, chỉ lấy nước.
  • Cho bé uống ngay khi còn ấm. Mẹ nên cho bé dùng 2 lần mỗi ngày vào buổi sáng sau ăn và tối trước khi ngủ.

Khi nào bé ho về đêm cần gặp bác sĩ

[caption id="attachment_3607" align="alignnone" width="950"]xác định nguyên nhân trẻ ho về đêm nên đưa trẻ đi khám Nên đưa trẻ đi khám xác định nguyên nhân trẻ ho về đêm[/caption] Ho là một biểu hiện thường thấy ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nên cha mẹ không cần quá lo lắng nếu bé chỉ bị ho nhẹ mà không kèm theo những biểu hiện khác. Tuy nhiên, nếu bé không chỉ thường xuyên ho về đêm, ho kéo dài mà còn kèm theo các biểu hiện khác như sốt, nôn trớ, khó thở, nghẹt mũi hay chảy nước mũi… thì bạn nên cho bé tới gặp bác sĩ để được chẩn khám và chẩn đoán sớm. Các nguyên nhân bệnh lý như hen suyễn, viêm họng, viêm xoang, hay trào ngược dạ dày đều có triệu chứng ho và kèm theo các biểu hiện khác đi kèm. Đây là những nguyên nhân nguy hiểm mà nếu không được chẩn đoán sớm đều dẫn đến những bệnh nặng hơn. Như vậy, có nhiều nguyên nhân khác nhau khiến trẻ ho nhiều về đêm. Cha mẹ hãy chú ý đến tiếng ho hoặc các biểu hiện khác đi kèm để có thể xác định được nguyên nhân cơ bản. Tuy nhiên, nếu không chắc chắn, hãy đưa bé tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán và có lời khuyên hữu ích.

Xem thêm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tai-tre-so-sinh-co-mui-hoi/

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.