Trẻ mấy tháng biết đi và Nguyên nhân khiến bé chậm biết đi

Posted on 04/08/2022

Những bước đi đầu tiên của bé là một cột mốc đầy mong đợi trong những năm đầu đời của trẻ.Là một trong những cột mốc quan trọng nên nhiều bậc cha mẹ lo lắng về việc Trẻ mấy tháng biết đi. Dưới đây là một vài thông tin do Eco Pharmalife tổng hợp có thể giúp ba mẹ yên tâm hơn để theo dõi sự phát triển của con mình nhé!

Bé mấy tháng biết đi là bình thường?

Thông thường, trẻ sơ sinh bắt đầu tập đi trong vòng 2-3 tháng sau khi có thể tự đứng lên. Trên thực thế, thời gian trẻ nhỏ bắt đầu tập đi là khác nhau giữa các bé, một số trẻ biết đi trước 9 tháng, một số trẻ phải đợi đến trên 18 tháng tuổi thì trẻ mới tập đi. Theo WHO 2006 và nghiên cứu Ertem và cộng sự 2018, trẻ có thể tự thực hiện những bước đi đầu tiên mà không cần sự trợ giúp vào khoảng 12-13 tháng. Tuy nhiên, thời gian này là không cố định đối với mỗi cá thể. Trong một nghiên cứu tiến hành trên 220 trẻ em ở Thụy Sĩ để theo dõi sự phát triển của chúng, kết quả cho thấy mốt ố trẻ bắt đầu tập đi một cách độc lập khi chúng được 8,5 tháng và một số trẻ phải đến 20 tháng tuổi thì trẻ mới biết đi. Tuy nhiên, tất cả những đứa trẻ này đều có sức khỏe bình thường, khỏe mạnh. [caption id="attachment_3125" align="alignnone" width="950"]Thông thường trẻ mấy tháng thì biết đi bé mấy tháng biết đi là bình thường[/caption]

Dấu hiệu trẻ tập đi

Khi nào trẻ biết đi là một nỗi băn khoăn lớn đối với các bậc phụ huynh. Dưới đây là một vài dấu hiệu mà các bậc phụ huynh có thể tham khảo để nhận ra được thời điểm khi nào trẻ biết đi nhé! Trước khi biết đi, trẻ sơ sinh cần phải tự mình duy trì tư thế thẳng đứng. Trẻ nhỏ cần phải có khả năng chịu được phần lớn trọng lượng của chúng bằng 1 chân, ít nhất là trong giây lát. Vì vậy, khi trẻ tập đi, các bé sẽ thực hiện một số hành động sau:

Đứng lên với sự hỗ trợ

Thông thường, trẻ 4 tháng tuổi thể hiện những dấu hiệu này trước khi chúng có thể thực hiện được những bước đi độc lập đầu tiên. Trong lần tập đứng đầu tiên, em bé chỉ có thể đứng trong vài giây, nhưng khi bé lớn hơn, bé có thể đứng thỏa mái hơn trong tư thế đầu gối hơi gập trong khi giữ chặt vật hỗ trợ bé đứng.

Đứng một mình (có thể trong giây lát)

Phải mất bao lâu sau khi học cách đứng mà không cần sự trợ giúp, em bé bắt đầu tập đi? Theo nghiên cứu của Ertem và cộng sự 2018, trẻ bắt đầu biết đi sau khoảng 2-3 tháng học đứng. Nhưng khoảng thời gian đó không phải là cố định. Bé mấy tháng biết đi còn phụ thuộc vào thời gian luyện tập của trẻ. Vì vậy ba mẹ cũng đừng nên quá lo lắng nếu thấy bé chậm biết đi.

Bé thích leo cầu thang

Khi cơ thể bé đã sẵn sàng biết đi, bé sẽ dùng tay bám vào các bậc thang hoặc tay vịn để có thể lên xuống cầu thang. Những hoạt động như vậy giúp bé nhanh chóng phát triển cơ chân, từ đó mà cơ thể bé có thể dẻo dai, chắc chắn hơn.

Các giai đoạn trong quá trình trẻ tập đi

Nhìn đứa trẻ bước đi những bước đầu tiên trong đời sẽ là một trải nghiệm thật đáng nhớ đối với các bậc phụ huynh. Khi bé tập đi, quá trình này sẽ diễn ra theo từng giai đoạn sau:

Đứng lên

Khi em bé của bạn bắt đầu phát triển cơ chân, bé sẽ có thể ​​bắt đầu tự đứng. Trong khoảng từ 5 tháng bé đã bắt đầu có thể tự đứng lên nhưng chưa thể bước đi được. Trẻ có thể thiếu thăng bằng và không thể giữ mình được lâu, nhưng những nỗ lực đứng lên trong khoảng thời gian ngắn ngủi này là bước khởi đầu của việc bé tập đi.

Giữ thăng bằng

Ở giai đoạn này, bé đã khá tự tin khi dùng những đồ vật lớn để bám vào và di chuyển từng bước một quanh phòng. Các vật dụng như chân bàn, ghế sofa sẽ là những đồ vật tốt cho bé bám vào giúp giữ thăng bằng. Giai đoạn này bắt đầu từ tháng thứ 7 của trẻ.

Nắm tay

Trẻ bắt đầu những bước đi về phía trước chỉ với sự hỗ trợ bằng tay từ cha mẹ. Cha mẹ có thể đưa 2 tay ra đỡ bé và thỉnh thoảng có thể thả tay ra trong giây lát để trẻ có thể tự bước đi được từ 1-2 bước. Đây có thể là một cách tuyệt vời để cải thiện khả năng phối hợp và cân bằng ở giai đoạn này, thường là vào khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm.

Đi bộ một mình

Khoảng từ sáu tháng tuổi đến một tuổi rưỡi, trẻ sẽ đủ tự tin để tự mình tập luyện. Hãy chắc chắn để không bỏ lỡ khoảnh khắc bước đi đầu tiên đầy mong đợi này. Tuy nhiên nếu bé từ 18 tuổi trở lên và chưa bắt đầu biết đi, hoặc bạn lo lắng về việc trẻ chậm biết đi thì bạn có thể liên hệ với bác sĩ nhi khoa để có thể nắm rõ về tình hình của con mình nhé! [caption id="attachment_3127" align="alignnone" width="950"]Các giai đoạn trong quá trình trẻ tập đi Các giai đoạn trong quá trình trẻ tập đi[/caption]

Xem thêm:

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/nen-ngu-luc-may-gio-de-tang-chieu-cao/

Một số bài tập giúp trẻ nhanh biết đi

Dưới đây là một số bài tập giúp trẻ nhanh biết đi mà chúng tôi đã tham khảo được, theo khuyến nghị của các chuyên gia vật lý trị liệu hàng đầu.

Cho bé với đồ chơi mà mình yêu thích

Bài tập này thích hợp cho trẻ từ 6 tháng trở lên. Thực hiện bài tập này bằng cách đỡ bé đứng dậy, sau đó di chuyển món đồ chơi mà bé yêu thích ra khỏi tầm tay của bé để bé có thể tiến lên 1 hoặc 2 bước với lấy món đồ chơi. Bài tập này giúp bé phát triển cơ, khớp để duy trì trọng lượng cơ thể.

Giúp bé tập ngồi và ngả người về các hướng khác nhau

Bé có thể tự ngồi dậy vào tháng thứ 4 trở đi, cha mẹ có thể nhẹ nhàng kéo hay tay bé dậy trong lúc bé đang nằm hoặc có thể để món đồ chơi yêu thích của bé ở nhiều hướng khác nhau để khuyến khích trẻ ngả người về các hướng đó.

Đi bộ với sự trợ giúp

Cha và mẹ chọn vị trí đỡ bé ở phía trước hoặc phía sau, sau đó từ từ thả tay khi bé bắt đầu đi những bước nhỏ. Việc cha mẹ đồng hành cùng trẻ trong lúc trẻ tập đi sẽ tạo cho bé cảm giác an toàn, vững chãi và giúp bé không còn cảm giác sợ đi nữa. Ba mẹ cần chuẩn bị tâm lý trẻ có thể bị ngã trong những bước đi đầu đời này.

Giúp bé cứng cáp cơ chân

Trẻ thường có thể tự đứng lên mà không cần bám víu vào đồ vật nào đó trong khoảng thời gian từ 7-12 tháng tuổi. Ba mẹ hãy giúp bé luyện tập cơ chân bằng cách đỡ bé đứng dậy và cho bé nhún nhảy trên đôi chân của mình. Ba mẹ có thể mở những bài hát sôi động mà bé yêu thích để kích thích sự phấn khởi của trẻ. Khi cơ chân bé đủ cứng cáp để có thể đỡ được cơ thể thì đó chính là lúc mà trẻ đã sẵn sàng đi lại trên đôi chân của mình.

Một số lưu ý trong quá trình trẻ tập đi mẹ cần nhớ

Dù sự phát triển của từng trẻ là khác nhau nhưng để bé có thể tập đi một cách có ích và khoa học thì ba mẹ không nên bỏ qua những lưu ý sau đâu nhé! Tạo không gian tập đi thoáng đãng, không gây nguy hiểm cho bé Đừng để trẻ tập đi trong không gian có nhiều đồ đạc lộn xộn vì việc đó có thể khiến trẻ vấp ngã. Những cạnh bàn, cạnh ghế nhọn có thể khiến trẻ bị thương nếu chúng vô tình va vào. Vì vậy, để trẻ tập đi an toàn thì nên cho bé tập trong khoảng không gian đủ rộng, bằng phẳng, hạn chế vật cản.

Mang giày phù hợp với bé khi tập đi

Thế nào là một đôi giày phù hợp với bé? Đó là một đôi giày mềm mại, vừa với chân của trẻ và thuận tiện cho việc trẻ tập đi lại trên những bề mặt như là sân cỏ hay ngoài đường. Giày tập đi sẽ bảo vệ đôi chân của bé trước những vật nhỏ có thể gây xước chân và có thể chống trơn trượt cho bé khi tập đi.

Không nên dùng xe tập đi cho trẻ

Những chiếc xe tập đi không những là không cần thiết mà còn gây khó chịu cho trẻ trong quá trình tập đi do nó ép vào phần hông của bé. Ngoài ra nó còn có thể gây nguy hiểm nếu trẻ di chuyển xe đến cầu thang, bồn nước, hoặc bếp nóng. Việc trẻ ngồi trên xe tập đi không giúp trẻ sử dụng lực từ chính đôi chân mình, điều đó không có lợi ích gì trong việc giúp trẻ tăng lực và tăng cơ ở chân. [caption id="attachment_3128" align="alignnone" width="950"]Những lưu ý trong quá trình trẻ tập đi Một số lưu ý trong quá trình trẻ tập đi[/caption]

Đừng quá hoang mang khi con bị thương

Nhiều bậc phụ huynh khi thấy con bị ngã thì không dám cho con tập đi tiếp. Đó chính là một sai lầm mà mọi bậc phụ huynh đều mắc phải. Bé bị ngã trong lúc tập đi là vô cùng bình thường. Việc cha mẹ tỏ ra hoang mang khi bé ngã khiến cho bé thấy sợ hãi cảm giác đứng lên và bước đi. Cha mẹ đừng quá lo lắng về việc trẻ có thể bị ngã trong quá trình tập đi, một khi đã đảm bảo một không gian an toàn cho bé thì cha mẹ hãy để bé có thể thỏa sức trải nghiệm.

Trẻ mấy tháng biết đi được coi là muộn?

Thông thường, bé từ 3-6 tháng tuổi cần biết lẫy, bé từ 6-9 tháng tuổi cần biết ngồi dậy, từ 9 tháng tuổi trở đi cần biết bò để tập luyện cơ chân, và từ 10 tháng tuổi cần tự đứng và đi. Nhìn vào những cột mốc quan trọng trong quá trình trẻ tập đi, 12 tháng tuổi là cột mốc đánh dấu khả năng tự ngồi xuống, tự đi lại một cách thành thạo. Khi đó bé đã có thể tự đứng vững trên chính đôi chân của mình. Tuy nhiên cũng có rất nhiều trẻ đến 18 tháng tuổi mà vẫn chưa thể đi. Những bé mà chưa thể đi được ở tháng 18 thì được gọi là trẻ chậm biết đi.

Trẻ chậm biết đi có đáng lo không?

Các bậc phụ huynh thường có xu hướng sốt ruột khi thấy đứa trẻ nhà bên cạnh đã có thể đi chập chững mà con mình lại chưa có dấu hiệu bước vào giai đoạn tập đi. Tuy nhiên điều này không thực sự đáng lo ngại nếu bé vẫn chưa qua 18 tháng tuổi. Theo Gay Girolami, một chuyên gia vật lý trị liệu, có thể trẻ chậm biết đi do một vài nguyên nhân hết sức bình thường như trẻ chưa đủ dũng khí đi hoặc trẻ chưa có sự tập luyện đủ nhiều. Tuy nhiên ba mẹ cũng cần phải để ý những dấu hiệu khác biệt ở trẻ, đừng để đến khi quá muộn mới phát hiện được những bất thường.

Ba mẹ cần làm gì khi trẻ chậm biết đi?

Khi bé có dấu hiệu chậm biết đi, lúc này điều quan trọng nhất của ba mẹ là phải tìm ra nguyên nhân và khắc phục những nguyên nhân đó. Dưới đây là một số cách giúp trẻ tập đi do thiếu vận động:

  • Thường xuyên nắn chân tay cho bé kết hợp với việc trò chuyện cùng bé
  • Bố trí không gian đủ rộng và an toàn để trẻ có thể tập đi
  • Kích thích khả năng vận động của bé  bằng cách đặt đồ chơi vượt tầm với của bé

Khi nào ba mẹ cần đưa bé chậm biết đi đi khám bác sĩ? Các tổ chức lớn như Học viện Nhi Khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bạn nên đưa trẻ đến khám bác sĩ nếu trẻ không thể tự đi được khi được 18 tháng tuổi. Đôi khi, trẻ chậm đi là dấu hiệu cỏ một số vấn đề về sức khỏe, vậy nên tốt nhất là bạn nên hành động sớm để tìm hiểu rõ nguyên nhân khiến bé chậm biết đi. Việc bé chậm biết đi gợi ý một vài tình trạng nguy hiểm mà bé có thể đang gặp phải:

  • Các vấn đề về xương khớp, cơ như chứng loạn dưỡng cơ, bất thường ở khớp xương hông, teo cơ bắp chân, suy nhược cơ, …
  • Rối loạn ở não bộ làm não bộ của bé không phát triển đầy đủ, đặc biệt là vùng não vận động.
  • Bệnh lý ở nội tạng như bệnh tim bẩm sinh, xương thủy tinh, viêm teo gan, .. có thể gây ảnh hưởng gián tiếp đến sức mạnh ở cơ của bé.

Việc theo dõi quá trình tập đi của trẻ là vô cùng cần thiết và quan trọng để có thể phát hiện ra những bất thường trong quá trình phát triển của trẻ. Vì vậy cha mẹ hãy dành nhiều thời gian bên bé hơn trong giai đoạn bé tập đi nhé!

Xem thêm:

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/cach-tap-cho-be-ngu-giuong/

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.