Trẻ mấy tháng biết đứng và những cách khuyến kích bé tập đứng

Posted on 04/08/2022

Trẻ biết đứng là giai đoạn rất cần thiết để chuẩn bị tập đi. Tuy nhiên nhiều bố mẹ không biết trẻ mấy tháng biết đứng thì phù hợp. Bài viết dưới đây của Eco Pharmalife sẽ giúp bố mẹ nắm rõ được thời gian hợp lý cho bé tập đứng.

Trẻ mấy tháng biết đứng là hợp lý?

Trẻ mấy tháng biết đứng là vấn đề được rất nhiều bố mẹ quan tâm. Khi trẻ được 6 -7 tháng tuổi, trẻ sẽ có những dấu hiệu cho thấy khả năng tập đứng của mình. Vì đặc điểm thể chất của mỗi bé là khác nhau nên dẫn đến tốc độ phát triển của mỗi bé cũng khác nhau. Chính vì thế bố mẹ nên quan sát các biểu hiện của bé hơn là những mốc thời gian cụ thể. Ngoài ra, để bé có thể chịu đựng trọng lượng của cả cơ thể thì  bé  phải phát triển tốt, hệ cơ xương của hông và chân khỏe mạnh, đủ cứng cáp. Khi đó việc tập đi cho trẻ không có ảnh hưởng gì nhiều khiến bố mẹ lo lắng. Còn đối với những bé được bố mẹ cho ngủ cũi riêng thì bố mẹ lại càng dễ phát hiện ra thời điểm tập đứng cho trẻ. Vì thời điểm đấy bé sẽ biểu hiện mong muốn đứng lên qua những hành động. Những hành động đó có thể là bám vào những đồ vật khác trong nhà hay chồm người để vịn vào thành củi để cố gắng đưa người lên.

Trẻ tập đứng quá sớm có ảnh hưởng gì không?

Chân vòng kiềng ở trẻ

Bố mẹ cũng biết xương cẳng chân của bé khá yếu, chưa thể đủ lực để có thể chịu được sức nặng của cơ thể khi tập đi quá sớm. Hơn nữa với những bé quá bụ bẫm hoặc béo phì thì việc đỡ được trọng lượng của cơ thể rất khó khăn. Chân vòng kiềng sẽ làm tâm lý trẻ không thoải mái, thiếu tự tin khi trẻ lớn lên. Không những thế nếu trẻ bị chân vòng kiềng nghiêm trọng sẽ làm đầu gối, mắt cá chân và bàn chân bị ảnh hưởng rất nhiều khi có nhiều áp lực không cân bằng tác động vào.

Bệnh xẹp chỏm xương đùi

Tập đứng sớm sẽ làm tăng tải trọng lên khớp háng của bé. Điều đó dẫn đến bệnh xẹp chỏm xương đùi ở trẻ. Cơ thể trẻ quá nặng sẽ tác động rất lớn đến khớp háng của bé.  Khi đó khớp háng của trẻ quá yếu, không đủ sức để đỡ cả cơ thể. Bệnh xẹp chỏm xương đùi sẽ làm đau bé và hạn chế việc di chuyển của trẻ.

Chứng bàn chân bẹt

[caption id="attachment_3278" align="alignnone" width="950"]tác hại trẻ tập đứng quá sớm-bàn chân bẹt Chứng bàn chân bẹt do tác hại của trẻ tập đứng quá sớm[/caption] Tập đứng sớm còn làm trẻ dễ bị mắc chứng bàn chân bẹt do sức ép của toàn bộ cơ thể. Lòng bàn chân của người bình thường lõm và có cấu trúc vòm. Điều này làm của trọng lượng của toàn bộ cơ thể được phân bố đều trên bàn chân. Đối với những trẻ có bàn chân bẹt, phân phối lực của bàn chân bị mất. Việc này làm trọng lượng cơ thể trận trực tiếp lên gót chân. Dẫn đến bàn chân chịu tải quá mức. Chứng bàn chân bẹt làm trẻ dễ mệt mỏi, việc di chuyển thường gây nhiều khó khăn. 

Bé tập đứng quá muộn có ảnh hưởng gì không?

Tổn thương ở não

Sự thông minh, lanh lợi phát triển bình thường mà trẻ lại biết đứng muộn thì trẻ có thể bị tổn thương ở não. Tổn thương này ảnh hưởng đến việc điều khiển vận động của cơ thể. Không những thế, việc đi lại muộn gây ra cho bé nhiều vấn đề khi muốn di chuyển

Ảnh hưởng đến sinh hoạt

Theo các nghiên cứu, những đứa trẻ biết đứng muộn thường không biết giữ bản thân sạch sẽ, chậm biết cách cầm thìa, nói được vài tiếng đơn giản hơn những bé cũng tuổi và luôn vứt các đồ chơi. Hơn nữa, việc không giữ gìn được bản thân sạch sẽ còn làm bé dễ mắc các bệnh cảm cúm, ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của trẻ. 

Xem thêm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/benh-chan-tay-mieng-o-tre-em-kieng-an-gi/

Bố mẹ cần làm gì để tập đứng cho trẻ

Khi bé 6 - 7 tháng

Bé khoảng được 6 tháng tuổi, bé có thể chịu đựng trọng lượng cơ thể của mình. Vì thế mẹ có thể nhẹ nhàng hỗ trợ để con đứng dậy. Con đang tập đứng nên bố mẹ hãy thử để con đứng dậy và thăng bằng trên đùi của mình. Đến tháng 7, các cơ của con đã đủ khỏe để có thể tự đứng nhưng vẫn chưa giữ được thăng bằng. Bố hoặc mẹ có thể đỡ bé đứng dậy, người còn lại hãy đưa một món đồ chơi mà bé yêu thích lên cao. Để lấy được món đồ chơi đấy, bé phải với lên để có thể chạm tới đồ chơi. Động tác này giúp bé giữ được thăng bằng tốt hơn. Bố mẹ hãy bế con lên và để chân con chạm đất. Cho con đứng ở tư thế này khoảng 15 phút để con làm quen với việc tập đứng. Tùy vào lịch sinh hoạt của con, mỗi ngày bố mẹ có thể tập cho con 2-3 lần.

Khi bé 8 – 9 tháng

8-9 tháng là thời điểm phần cơ xương dưới của bé đã cứng cáp hơn, vì vậy bố mẹ có thể cho bé vịn vào đồ vật để đứng trong thời gian ngắn. Để tập đứng cho bé thì bố mẹ có thể cho bé nắm thành giường hoặc bám vào các đồ đạc trong nhà. Bố mẹ cần lưu ý không nên để con đứng quá lâu và phải quan sát con cẩn thận. Có thể cho trẻ tập đứng với tần suất 5-7 lần một ngày trong khoảng 3-5 phút. Con có thể bị mệt và ngã trong lúc tập đứng  nên cần theo dõi để giúp đỡ con kịp thời.

Khi bé 10 tháng tuổi đến 1 tuổi

Đến thời kỳ này, cơ xương dưới của bé đã phát triển đến độ có thể chịu được trọng lượng của cơ thể. Vì thế, con có thể đứng lâu hơn và đi được những bước nhỏ mà không cần sự trợ giúp xung quanh con. Để tập cho bé đứng lâu hơn thì bố mẹ nên cho bé đứng sát vào tường. Bên cạnh đó, bố mẹ cũng nên khuyến khích và động viên con để con cố gắng tập đứng hơn. Đến tháng 12, bố mẹ cũng có thể bắt đầu nắm tay con và tập cho con đi từng bước nhỏ. Bố mẹ ở thời gian này tập cho con khoảng 10 phút với tần suất 3-4 lần một ngày. Khi con tròn 1 tuổi, con đã có thể tự đứng lên một mình mà không cần sự giúp đỡ của bố mẹ. Bố mẹ cũng có thể quan sát được vào thời gian này con cũng học cách hạ đầu gối để tự ngồi xuống.

Những điều bố mẹ cần lưu ý khi con tập đứng

Không nên bắt ép con đứng quá lâu

[caption id="attachment_3277" align="alignnone" width="950"]lưu ý trẻ tập đứng-không để trẻ đứng quá lâu Không ép trẻ đứng quá lâu khi trẻ tập đứng[/caption] Nhiều bố mẹ cảm thấy nôn nóng khi con đứng chậm hơn các bé khác nên thường cố gắng cho con đứng lâu hơn. Nhưng vì những mốc phát triển của các con là khác nhau và mới tập đứng nên con chưa thể tập giữ thăng bằng tốt được. Vì thế, các ông bố bà mẹ nên bình tĩnh cho con làm quen dần dần khi tập đứng.

Đánh giá sự cứng cáp của con

Khi quan sát thấy được con có dấu hiệu muốn đứng lên, mẹ chưa vội cho con đứng dậy ngay. Đầu tiên, mẹ hãy kiểm tra và đánh giá sự cứng cáp của con bằng cách bế trẻ lên khoảng vài giây. Sau đó, cho chân con tiếp xúc với mặt đất. Quan sát xem con có đứng vững trên mặt đất thì tiếp đến mới cho bé ra một không gian rộng lớn hơn để tập đứng.

Nên cho con đứng trong thời gian ngắn

Với những lần tập đứng đầu tiên, con sẽ cảm thấy mệt. Vì vậy, bố mẹ nên cho con đứng tầm 2-3 phút. Sau đó hãy cho bé ngồi xuống nghỉ ngơi. Nếu đứng lâu quá, do quá áp lực của cơ thể quá nặng đè lên chi dưới sẽ làm phần xương chi dưới của con dễ biến dạng.

Quan sát, giúp đỡ con khi con cần

Vì con còn quá nhỏ và chưa biết cách tự bảo vệ bản thân nên khi con tập đứng, bố mẹ nên theo dõi cũng như có những biện pháp bảo vệ con như để các đồ vật sắc nhọn hay nguy hiểm ra xa con. Không những thế, khi con đang tập đứng bố mẹ cũng không nên cho con học tập đi ngay. Hy vọng những thông tin bổ ích từ bài viết trên giúp cho bố mẹ hiểu rõ bé mấy tháng thì tập đứng và các mốc thời gian tập đứng cho bé.

Các mẹ có thể quan tâm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/tre-may-thang-biet-di/

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.