Trẻ mấy tháng biết ngồi và cách giúp trẻ biết ngồi sớm

Posted on 04/08/2022

Trẻ em lớn lên và có sự thay đổi rất nhanh chóng trong những năm tháng đầu đời. Đây cũng chính là thời gian để các bậc phụ huynh ghi lại những dấu mốc phát triển đầu tiên của con. Vậy hãy cùng Eco Pharmalife tìm hiểu bé mấy tháng biết ngồi và cách tập ngồi hiệu quả cho bé mà cha mẹ cần biết.

Trẻ mấy tháng biết ngồi?

Sau nhiều tháng ngả lưng và nằm sấp, em bé đã sẵn sàng thay đổi tư thế, ngồi vững không vịn sẽ là mốc đầu tiên đánh giá khả năng vận động của bé. Thông thường sau khoảng 3-4 tháng, trẻ sơ sinh sẽ biết lẫy rồi nhanh chóng biết chống tay và tự ngồi trong khoảng 4-7 tháng tuổi. Giai đoạn này bé chưa thể ngồi vững và vẫn cần sự trợ giúp từ cha mẹ. Các bé thường thành thạo kỹ năng này trong khoảng 7-9 tháng tuổi, có nhiều bé từ 6 tháng tuổi đã có thể ngồi vững mà không cần đến sự hỗ trợ. Tuy nhiên, không có câu trả lời chính xác cho câu hỏi “Trẻ mấy tháng biết ngồi?” bởi mỗi bé đều có quá trình phát triển khác nhau và sự phát triển của bé còn ảnh hưởng bởi nhiều yếu tố bên ngoài. [caption id="attachment_3159" align="alignnone" width="950"]Sau bao nhiêu tháng thì trẻ biết ngồi? Trẻ mấy tháng biết ngồi[/caption]

Mấy tháng trẻ biết ngồi được coi là muộn?

Mỗi em bé đều có quá trình phát triển riêng tuỳ vào tốc độ phát triển của bé vì vậy không có độ tuổi ngồi dậy cụ thể nào của bé. Tuy nhiên, hầu như các em bé đều có thể ngồi vững và di chuyển bằng cách bò sau khoảng 9 tháng. Vậy mấy tháng bé biết ngồi là muộn cũng chính là câu hỏi nhiều phụ huynh quan tâm. Nếu như sau 9 tháng mà bé không thể tự ngồi thì được coi là muộn. Các bé có thể có các dấu hiệu mệt mỏi, khóc lóc và lật ngã khi đặt ở tư thế ngồi. Trong một số trường hợp, bé vẫn chưa thể tự ngồi sau 11 tháng sẽ ảnh hưởng đến các giai đoạn phát triển khác. Ngoài ra, các bé sinh non sẽ hoàn thành các mốc vận động chậm hơn so với những đứa trẻ khác nguyên nhân chính bởi các bé cần đủ thời gian để phát triển cơ thể.

Bé tập ngồi muộn có ảnh hưởng gì không?

Sau 11 tháng bé vẫn chưa thể tự ngồi, nhiều khả năng bé gặp phải các rối loạn hay là biểu hiện của tình trạng bệnh lý về nội tiết và thần kinh. Nguyên nhân nằm ở sự bất thường cấu trúc hay chức năng hệ thần kinh. Nguyên do cũng có thể đến từ việc bé đang thiếu canxi và một số chất cho quá trình phát triển, hoặc là biểu hiện của bệnh còi xương, khiến bé chậm phát triển hơn bình thường. Việc chậm phát triển có thể khiến khả năng quan sát và vận động của bé giảm đi, điều này vô tình dẫn đến chậm trễ các giai đoạn phát triển khác của bé. Ngoài ra, ngồi vững là dấu hiệu quan trọng cho thấy bé đã sẵn sàng ăn dặm, việc không thể ngồi khiến khó khăn hơn trong việc ăn dặm của bé.

Cha mẹ cần làm gì khi bé tập ngồi muộn?

Tập ngồi là giai đoạn phát triển quan trọng của bé, nên việc bé chậm phát triển sẽ là nỗi lo lớn của cha mẹ. Vậy cha mẹ nên làm gì khi bé chưa tập ngồi? Nếu sau 9 tháng mà bé vẫn chưa thể tự ngồi, lúc này mẹ hãy thật bình tĩnh có thể bé cần nhiều thời gian hơn các bạn cùng trang lứa để hoàn thiện những kỹ năng khác. Cha mẹ cần bổ sung dinh dưỡng, tăng cường thực phẩm nhiều canxi vào thực đơn hằng ngày để cung cấp năng lượng giúp bé phát triển cơ, xương hoàn chỉnh. Cha mẹ hãy kiên trì điều chỉnh và giúp bé làm quen với tư thế mới, hãy tập cùng bé bằng một số phương pháp đơn giản: làm ghế tựa cho bé, kích thích bé vận động bằng đồ chơi,... Nếu sau 11 tháng bé vẫn chưa thể ngồi, cha mẹ nên quan sát những biểu hiện của bé và nhanh chóng liên hệ với bác sĩ khi nhận thấy những dấu hiệu chậm phát triển vận động ở bé như:

  • Chân tay bé quá mềm yếu hoặc cứng hơn bình thường
  • Động tác, chuyển động của bé yếu
  • Hiếm khi bé đưa tay
  • Khả năng kiểm soát đầu kém
  • Bé ít khi cầm nắm đồ vật và đưa lên miệng.

Các bác sĩ sẽ đưa ra lời khuyên phù hợp cho bé hoặc tiến hành một số phương pháp vật lý trị liệu, liệu pháp vận động cùng một số phương pháp khác để bé đạt được mốc phát triển.

Dấu hiệu bé tập ngồi ba mẹ cần chú ý

Việc dạy bé tập ngồi quá sớm có thể tác động tới cấu trúc xương còn non nớt của trẻ gây ra những hệ luỵ lâu dài cho bé, ngược lại tập ngồi quá muộn sẽ làm gián đoạn quá trình phát triển của bé. Chính vì vậy để có thể hỗ trợ bé đúng thời điểm, cha mẹ hãy quan sát những dấu hiệu cho thấy bé đã sẵn sàng tập ngồi nhé:

  • Bé có thể kiểm soát được tốt phần đầu, hệ cơ bắp của bé đã phát triển đầy đủ, cơ cổ và cơ lưng của bé được tăng cường.
  • Bé thường cố đẩy mình lên, rồi nhanh chóng học được cách lật mình, bé sẽ thực hiện những chuyển động cơ thể hoàn toàn có chủ đích.
  • Bé có khả năng ngồi thẳng trong một khoảng thời gian ngắn, cha mẹ cần hỗ trợ bé để bé không bị ngã.
  • Trong giai đoạn đầu này, bé thường sẽ tìm cách để nâng cơ thể lên bằng cánh tay và giữ ngực cách mặt đất gần tương tự như tư thế chống đẩy.
  • Sau 5 tháng tuổi, bé sẽ có thể ngồi ếch (tư thế ngồi chống 2 tay xuống sàn) trong giây lát mà không cần hỗ trợ từ cha mẹ.
  • Sau 7-9 tháng, em bé đã có khả năng lăn theo hai hướng, động tác ngồi ếch cũng trở nên thuần thục hơn, bé có thể xoay người, dùng tay để với đồ chơi mình muốn.
  • Thông thường, khi được 8 tháng tuổi, bé có thể sẽ ngồi tốt mà không cần người hỗ trợ.
  • [caption id="attachment_3161" align="alignnone" width="950"]Một số dấu hiệu bé tập ngồi ba mẹ cần chú ý Dấu hiệu bé tập ngồi ba mẹ cần chú ý[/caption]

Mấy tháng cho bé tập ngồi?

Cha mẹ cần quan sát biểu hiện để có giúp bé tập ngồi bởi tập ngồi quá sớm khi não và các cơ quan hoạt động chưa phát triển hoàn toàn, đặc biệt là cột sống còn non nớt sẽ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khoẻ của bé. Vậy khi nào cho bé tập ngồi để bé có thể phát triển cơ thể toàn diện? Mẹ có thể tập cho bé ngồi khi bé được từ 4 đến 7 tháng tuổi. Đây là thời gian phù hợp, khi bé đã thuần thục động tác lật và giữ cho đầu thẳng, bé có thể ngồi vững trong vài phút mà không cần sự hỗ trợ từ cha mẹ. Trong những ngày đầu, cha mẹ nên quan sát, hỗ trợ bé và nên nhớ đặt chăn, gối mềm xung quanh để bé không bị ngã và va đập bởi bé đang bước đầu học giữ thăng bằng, bé chưa thể ngồi thẳng lưng mà luôn bị nghiêng người về phía trước. Xem thêm: https://ecopharmalife.vn/bai-viet/7-meo-chua-ngu-ngay-cay-dem-o-tre-so-sinh-hieu-qua-nhat/

Tập ngồi đúng cách cho bé

Các yếu tố thời gian, tư thế ngồi cùng phương pháp dạy của cha mẹ có thể ảnh hưởng lâu dài đến sự phát triển của trẻ. Vì vậy, cha mẹ hãy tuân theo những dấu hiệu phát triển của con để lựa chọn thời điểm thích hợp tập ngồi cho bé cũng như giúp con tập ngồi đúng cách. Theo từng giai đoạn phát triển mà bé sẽ cần những sự hỗ trợ khác nhau, cha mẹ hãy cùng tìm hiểu cách tập ngồi cho bé nhé!

Giai đoạn 3 – 4 tháng

Giai đoạn này, cơ đầu và cơ cổ sẽ phát triển nhanh chóng. Vì vậy, cần giúp bé học cách ngẩng cao đầu và giữ đầu trong khi lật. Cha mẹ bé có thể áp dụng các phương pháp sau:

Bồi dưỡng nâng cao sức mạnh của các cơ

Mẹ nên bổ sung chất dinh dưỡng cho bé trong những năm tháng đầu đời, bé có đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Ngoài ra, cha mẹ có thể thường xuyên massage hoặc chơi một vài trò chơi đơn giản với bé để nâng cao sức mạnh các cơ vận động của trẻ: cơ vùng lưng, cơ hai bên sườn, cơ bụng và cơ đùi.

Cho bé nằm sấp

Phương pháp này sẽ tập cho bé giữ đầu ổn định và giúp bé có thể tự cân bằng trọng lượng của bản thân khi ngồi, cha mẹ có thể khuyến khích bé nâng đầu lên bằng cách đặt đồ chơi yêu thích trước mặt bé, lặp lại động tác này nhiều lần. Khi bé đã quen với động tác, hãy đặt đồ chơi xa bé hơn để bé tự nâng mình tìm đồ chơi.

Giúp bé di chuyển

Hãy tập di chuyển cho bé để giúp bé làm quen với sự vận động. Phương pháp này sẽ giúp bé phát triển cơ lưng nhanh chóng. Cha mẹ cần giữ bé và giúp bé lăn trên bề mặt mềm, khuyến khích bé bằng cách đặt món đồ chơi yêu thích cạnh bé, bé sẽ theo phản xạ di chuyển theo món đồ chơi.

Giai đoạn 5 – 6 tháng

Giai đoạn từ 5-6 tháng, các cơ đã phát triển hoàn toàn, bé hoàn toàn đủ lực để đẩy cơ thể mình lên cao để có thể ngồi. Tuy ban đầu bé cần sự hỗ trợ hoặc bé chỉ có thể ngồi trong chốc lát, nhưng sau đó, bé sẽ tự tìm cách duy trì cân bằng cho cơ thể bằng cách ngồi hơi nghiêng người về phía trước với hai tay chống xuống đất (tư thế ngồi ếch của trẻ). Phương pháp hữu hiệu nhất trong giai đoạn này là tạo một điểm tựa vững chắc cho bé. Mẹ có thể làm điểm tựa cho bé hay có thể giữ bé ngồi trên tấm nệm lớn hoặc đặt bé vào khoanh chân bắt chéo đảm bảo an toàn cho bé. Mẹ hãy đặt thêm những món đồ chơi yêu thích và giữ bé ngồi trong lòng mẹ. Phương pháp này không những giúp bé rèn luyện các cơ mà còn giúp bé tập giữ thăng bằng cũng như quen với cảm giác ngồi.

Giai đoạn 7 – 9 tháng

Giai đoạn này bé có thể tự ngồi vững. Các cơ trở nên cứng chắc hơn và bé cũng thực hiện động tác nhuần nhuyễn hơn. Cha mẹ cần kích thích sự tò mò của bé. Vào tháng thứ 9, khi bé đã ngồi vững, cha mẹ hãy khuyến khích bé ngồi nhiều hơn. Cha mẹ có thể đặt đồ chơi xung quanh khiến bé tò mò, bé có thể vươn tay và tự học cách xoay sở để lấy đồ chơi.

Những lưu ý khi tập ngồi cho trẻ

Để định hướng phát triển cho con trong giai đoạn đầu đời là một việc vô cùng khó khăn, mọi phương pháp hỗ trợ bé cần có sự nhẫn nại, kiên trì của cha mẹ. Dưới đây là một số lưu ý cho cha mẹ khi tập ngồi cho trẻ:

  • Tập ngồi cho bé có điểm tựa.
  • Mẹ tránh sử dụng ghế tập ngồi hoặc xe tập đi, những vật này sẽ khiến trẻ bị ngã và ngồi sai tư thế, dễ làm vẹo cột sống còn non nớt của trẻ.
  • Trong quá trình bé tập ngồi, mẹ hãy luôn theo sát để hỗ trợ bé và bảo vệ bé.
  • Cha mẹ hãy rèn luyện thói quen giữ thẳng cổ cho bé trong mọi hoạt động hằng ngày.
  • Cha mẹ nên để bé phát triển một cách tự nhiên, không nên cho bé tập ngồi quá sớm vì dễ khiến bé bị cong vẹo cột sống.
  • Cha mẹ không nên ôm bế bé quá nhiều khiến trẻ bị ỷ lại và vô tình tác động xấu tới tư thế cũng như khả năng phát triển của bé.
  • Tư thế ngồi mà cha mẹ dạy cho bé cũng sẽ ảnh hưởng tới phát triển sau này, hãy để bé ngồi thẳng lưng và dần loại bỏ những tư thế không chuẩn.
  • Cha mẹ cần lưu ý không nên cho bé nằm gối quá cao bởi đây là nguyên nhân chính khiến bé bị gù sau này.
  • Mẹ không nên cho bé ngồi ghế xe hơi mặc dù bé đã có thể ngồi vững. Hãy bế bé trong lòng hoặc sử dụng một số ghế ngồi chuyên dụng cho bé.

[caption id="attachment_3162" align="alignnone" width="950"]Những lưu ý khi cho trẻ tập ngồi Lưu ý khi cho trẻ tập ngồi[/caption] Mong rằng những chia sẻ của Eco Pharmalife có thể giúp cha mẹ bé giải đáp được thắc mắc “ Trẻ mấy tháng biết ngồi” và tìm được phương pháp phù hợp để hỗ trợ bé phát triển. “Trẻ mấy tháng biết ngồi?” Điều này phụ thuộc vào tốc độ phát triển của từng bé. Tuy nhiên, nếu bé có những dấu hiệu của chậm phát triển vận động, đừng chần chừ mà hãy liên hệ và tham khảo ý kiến của bác sĩ nhé!

Xem thêm:

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/ren-tre-tu-ngu/

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.