Trẻ ngủ ngáy có sao không? dấu hiệu cần đi khám bác sĩ

Posted on 04/08/2022

Trẻ ngủ ngáy là một hiện tượng phổ biến mà bố mẹ cần quan tâm. Trong nhiều trường hợp ngủ ngáy có thể là dấu hiệu báo hiệu cho một bệnh lý nào đó mà bé đang gặp phải. Vậy trẻ em ngủ ngáy là bệnh gì? Nguyên nhân nào khiến bé ngủ ngáy và cùng Eco Pharmalife làm sao để khắc phục tình trạng này?

Nguyên nhân bé ngủ ngáy

Ngủ ngáy là hiện tượng xảy ra khi cấu trúc của hệ hô hấp bắt đầu rung. Nguyên nhân của tình trạng thường là do đường thở bị cản trở dẫn đến sự rung động âm thanh và gây ra tiếng phát ra bên ngoài. Đối với trẻ nhỏ và trẻ sơ sinh đường thở của bé thường rất nhỏ, mũi bé thường khô hoặc có nhiều chất dịch nhầy cản trở sự lưu thông khí dẫn đến trẻ bị ngủ ngáy. Đôi khi âm thanh trẻ phát ra khi ngủ chỉ là hiện tượng sinh lý bình thường và sẽ dần giảm đi trong quá trình con lớn lên. Tuy nhiên nếu trẻ sơ sinh ngủ ngáy và có kèm theo các dấu hiệu khác thì bố mẹ cần phải lưu ý. Rất có thể lúc bé đang mắc phải một bệnh lý nào đó dẫn đến rối loạn hô hấp khi ngủ, khiến bé ngáy khi ngủ. Một số bệnh lý thường gặp khiến bé ngủ ngáy:

Do bị hen suyễn

Hen suyễn được coi là một trong những lý do phổ biến nhất khiến trẻ ngáy trong khi ngủ. Hen suyễn thường khởi phát khi trẻ tiếp xúc với một số dị nguyên như: phấn hoa, bụi nhà, thời tiết lạnh,…kích thích phế quản co thắt và tăng tiết dịch gây cản trở đường hô hấp của trẻ. Một số biểu hiện ở trẻ ngáy ngủ do hen suyễn gồm:

  • Bé thở khò khè hoặc khó thở.
  • Cơ thể mệt mỏi, chán ăn và chậm phát triển.
  • Thường xuyên ho khi đang ngủ hoặc khi vận động.
  • Chậm hồi phục sau một nhiễm trùng hoặc cảm lạnh.

Nếu trẻ nhỏ ngủ ngáy và có kèm theo dấu hiệu của hen suyễn, cách tốt nhất là đưa trẻ đến cơ sở y tế để khám và điều trị ngay lập tức.

Trẻ sơ sinh ngủ ngáy do cảm cúm

[caption id="attachment_3232" align="alignnone" width="950"]nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy là trẻ cảm cúm Trẻ cảm cúm là nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy[/caption] Cúm là một bệnh lý khá phổ biến, có thể gặp ở cả người lớn và trẻ nhỏ. Bệnh cúm do virus gây ra. Ở trẻ, cúm thường xuất hiện và phát triển nhanh chóng trong khoảng 2 đến 3 ngày. Cảm cúm khiến cho đường hô hấp của trẻ cản trở tắc nghẽn, dẫn đến việc khi ngủ phát ra tiếng khò khè. Ngáy ngủ ở trẻ có thể được cải thiện sau khi virus được loại bỏ. Một số triệu chứng đi kèm khi trẻ bị cảm cúm:

  • Trẻ cảm giác mệt mỏi, ớn lạnh và toàn thân run rẩy.
  • Ho, sốt đôi khi bé nôn trớ.
  • Có thể kèm đau họng, đau nhức cơ thể.

Bố mẹ có thể phòng tránh ngáy ngủ do cúm cho bé bằng cách giữ ấm cơ thể cho trẻ khi trời lạnh, chú ý thường xuyên vệ sinh tai mũi họng của bé và đảm bảo môi trường xung quanh bé trong sạch, lành mạnh.

Viêm amidan dễ khiến trẻ ngáy ngủ

Viêm amidan là bệnh lý khiến cho amidan của trẻ sưng to và gây cản trở đường hô hấp. Đây cũng là nguyên nhân khiến cho trẻ nhỏ ngáy khi ngủ. Trẻ nhỏ bị viêm amidan sẽ thường có các triệu chứng:

  • Xuất hiện sốt, đau họng, chảy nước mũi, nước mắt.
  • Trẻ dễ nôn trớ, có ho, đôi khi kèm khàn giọng.
  • Amidan sưng tấy, thấy xuất hiện các mảng trắng, vàng ở cuống họng.
  • Miệng hôi, phát ban, nhiệt miệng.

Trẻ nhỏ bị viêm amidan có thể sử dụng kháng sinh để điều trị. Trong trường hợp amidan sưng tấy nặng khiến trẻ thường xuyên sốt cao, có thể sẽ phải can thiệp ngoại khoa như nạo amidan, cắt amidan. Để phòng ngừa trẻ em ngủ ngáy do viêm amidan cách tốt nhất là mẹ nên giữ ấm vùng cổ họng cho bé khi thời tiết lạnh, thường xuyên vệ sinh mũi họng cho bé và hạn chế ăn các đồ ăn lạnh, cay.

Trẻ ngủ ngáy do dị ứng

Dị ứng là tình trạng hệ thống miễn dịch phản ứng chống lại các tác nhân lạ từ môi trường bên ngoài. Các tác nhân này được gọi là dị nguyên (bụi nhà, phấn hoa, thức ăn, thời tiết,…). Ở trẻ, dị ứng gây viêm và tắc nghẽn mũi, cản trở đường thở lưu thông khí, dẫn đến trẻ ngủ ngáy. Cũng giống như hen suyễn, dị ứng thường xuất hiện sau một khoảng thời gian hoặc ngay sau khi trẻ tiếp xúc với dị nguyên. Tuy nhiên lúc này ở trẻ sẽ xuất hiện một số triệu chứng như: sốt, hắt xì, cơ thể nổi mẩn ngứa, nếu nặng có thể có mặt mũi đỏ, khó thở hoặc thậm chí là ngưng thở. Mẹ cần lưu ý nếu trẻ có tiền sử dị ứng với một tác nhân nào đó, không nên để trẻ tiếp xúc lại với dị nguyên đó. Nếu thấy trẻ xuất hiện các dấu hiệu dị ứng nghiêm trọng, cần nhanh chóng đưa bé đến cơ sở y tế để xử lý kịp thời.

Ngưng thở khi ngủ khiến trẻ ngủ ngáy

[caption id="attachment_3230" align="alignnone" width="950"]nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy là trẻ ho khi ngủ Trẻ ho khi ngủ là nguyên nhân khiến trẻ ngủ ngáy[/caption] Trẻ sơ sinh ngủ ngáy cũng có thể xảy ra ở trẻ bị ngưng thở khi ngủ. Nguyên nhân này xảy ra khá phổ biến. Ngưng thở khi ngủ gây tắc nghẽn đường hô hấp phía sau cổ họng khiến trẻ có các biểu hiện:

  • Trẻ ngủ ngáy khá to
  • Có xuất hiện ho, thở khò khè trong khi ngủ
  • Ngủ xoay nhiều tư thế và lúc ngủ thở bằng miệng.

Ngừng thở khi ngủ được coi là nguyên nhân của rối loạn lo âu và trầm cảm đặc biệt là ở trẻ nhỏ. Để phòng tránh ngủ ngáy ở trẻ do ngưng thở khi ngủ, mẹ có thể cho trẻ thay đổi tư thế nằm ngủ (không gối đầu quá cao, hạn chế nằm nghiêng,…), giảm cân nếu trẻ bị béo phì, tránh để trẻ tiếp xúc với khói thuốc. Ngoài ra có thể tham khảo tư vấn của bác sĩ tâm lý nếu nghi ngờ trẻ bị trầm cảm hay rối loạn lo âu. Bên cạnh các nguyên nhân được nhắc đến ở trên, một số nguyên nhân khác cũng có thể khiến trẻ sơ sinh ngáy khi ngủ như: trẻ bị dị tật bẩm sinh đường hô hấp, trẻ bú bình nguy cơ ngủ ngáy cao hơn bú mẹ, trẻ bị béo phì, thừa cân.

Trẻ ngủ ngáy có sao không?

Ngủ ngáy có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi và ở bất kỳ ai. Vậy trẻ ngủ ngáy có sao không? Như chúng ta đều biết, giấc ngủ là yếu tố vàng đối với sự phát triển của trẻ đặc biệt là trẻ sơ sinh. Hiện tượng ngủ ngáy kéo dài sẽ gây ảnh hưởng lớn đến giấc ngủ của bé. Trẻ thường ngủ không sâu giấc và đi vào giấc ngủ một cách khó khăn, không thoải mái khi ngủ. Từ đó dẫn đến những ảnh hưởng nghiêm trọng về mặt thể chất lẫn tinh thần như: trí tuệ sa sút, trẻ kém tập trung và trở nên hiếu động quá mức. Chỉ số thông minh của trẻ cũng thấp hơn so với bình thường. Về mặt thể chất, khuôn mặt biến dạng với các biểu hiện như mặt dài, môi vều, da nhợt nhạt kém sắc. Ngoài ra ngủ ngáy gây ảnh hưởng đến hô hấp của trẻ, có nguy cơ gây ra những tổn thương về tim mạch thậm chí có thể gây ngừng thở và tử vong trong một số bệnh lý. Vì vậy cần có biện pháp điều trị sớm nếu thấy trẻ có dấu hiệu ngủ ngáy do bệnh lý.

Cách trị ngáy ngủ ở trẻ đơn giản và hiệu quả

Trẻ ngủ ngáy dù là do sinh lý hay bệnh lý cũng sẽ gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và sức khỏe. Dưới đây là một số cách trị ngáy ngủ ở trẻ mà bạn có thể tham khảo:

Tập thể dục thường xuyên - mẹo chữa ngủ ngáy hiệu quả

Tập thể dục là phương pháp hữu hiệu để giảm ngủ ngáy đặc biệt ở trẻ bị ngáy ngủ do béo phì. Tập thể dục thường xuyên kết hợp với chế độ ăn hợp lý sẽ giúp giảm mỡ vùng hầu họng và làm cho cơ thêm chắc khỏe. Từ đó giúp đường họng thêm thông thoáng, giảm sự chèn ép, giúp giảm ngáy ngủ ở trẻ nhỏ.

Chế độ dinh dưỡng lành mạnh cho trẻ ngáy ngủ

  • Sử dụng các thực phẩm ít béo: dầu cá, đậu phụ, mật ong,...đặc biệt tốt cho trẻ bị thừa cân ngủ ngáy. Bên cạnh đó các loại thực phẩm này giúp làm mềm, thư giãn cổ họng và giúp cho không khí lưu thông liên tục trong quá trình ngủ. Từ đó giúp trẻ giảm ngủ ngáy.
  • Tránh để bé bú quá no hoặc dùng các thực phẩm được làm từ bơ sữa trước khi đi ngủ . Do các loại thực phẩm này kích thích làm tăng chất nhầy gây cản trở, tắc nghẽn đường hô hấp, từ đó làm tăng tình trạng ngủ ngáy ở trẻ.
  • Cho trẻ bú hoặc uống đủ nước sẽ giúp dịch mũi tiết ra loãng hơn và ít gây tắc nghẽn, giúp đường thở được thông thoáng hơn.

Thay đổi tư thế ngủ

[caption id="attachment_3231" align="alignnone" width="950"]khắc phục trẻ ngủ ngáy là thay đổi tư thế Thay đổi tư thế nằm giúp trẻ tránh ngủ ngáy[/caption] Khi trẻ nằm ngửa, phần lưỡi gà thả lỏng ở họng, gây cản trở không khí lưu thông. Vì vậy khi trẻ ngủ, bố mẹ nên đặt cho bé nằm nghiêng sẽ giúp giảm hiện tượng ngủ ngáy vào ban đêm. Mẹ có thể đặt thêm một chiếc gối lớn dưới đầu và vai của bé. Nâng cao đầu và vai sẽ làm giảm và ngăn ngừa nghẹt mũi từ đó giúp trẻ không còn ngủ ngáy nữa.

Đảm bảo không gian sống cho trẻ sơ sinh ngủ ngáy

Luôn giữ cho phòng ngủ của bé được thông thoáng, có độ ẩm nhất định, không nên để không khí quá khô vì có thể khiến cho dịch mũi họng bị cô đặc. Thường xuyên vệ sinh phòng ốc, tránh để cho bé tiếp xúc với khói, bụi,... và các dị nguyên khác nếu bé có tiền sử bị hen, dị ứng.

Vệ sinh tai mũi họng cho bé - một trong các cách trị ngủ ngáy

  • Thường xuyên hút dịch mũi ứ đọng cho bé.
  • Vệ sinh tai mũi họng của trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày. Nhỏ khoảng 2-3 lần một ngày. Nước muối sinh lý giúp làm loãng nhầy, dễ đẩy nhầy mũi ra ngoài, giúp đường thở được thông thoáng. Đây là biện pháp an toàn đã được các bác sĩ nhi khoa khẳng định. Có thể xông mũi cho trẻ trước khi đi ngủ.

Đối với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ ngủ ngáy là do viêm nhiễm đường hô hấp, niêm mạc tăng tiết dịch gây cản trở sự lưu thông khí. Để giúp trẻ giảm ngủ ngáy trong trường hợp này, cách tốt nhất là loại bỏ dịch nhầy và điều trị viêm cho bé. Thông thường, tình trạng ngủ ngáy của trẻ sẽ giảm đi và biến mất trong khoảng 1 tuần khi tình trạng viêm nhiễm được hồi phục.

Các mẹ có thể quan tâm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/meo-dan-gian-chua-gat-ngu-o-tre-so-sinh/

Cách chữa ngủ ngáy ở trẻ bằng phẫu thuật

Một số can thiệp ngoại khoa như: phẫu thuật, tiểu phẫu thường được áp dụng trong trường hợp trẻ ngủ ngáy do viêm amidan cấp, dị tật đường hô hấp… Phương pháp này thường sử dụng laser để đốt cắt bỏ các phần mềm ở cuống họng, giúp lưu thông đường thở. Cách trị bệnh ngủ ngáy bằng phương pháp phẫu thuật sẽ có chi phí cao hơn và gây cảm giác đau đớn cho trẻ, tuy nhiên lại là biện pháp khá triệt để và có hiệu quả cao. Thông thường, sau khi phẫu thuật sẽ mất khoảng 1 tháng để trẻ hồi phục hoàn toàn.

Khi nào bé ngáy ngủ cần đi khám

Ngủ ngáy ở trẻ em đa phần gặp phải sẽ là hiện tượng sinh lý bình thường và có thể dễ dàng giải quyết tại nhà. Tuy nhiên các trường hợp ngủ ngáy do bệnh lý nếu không có biện pháp điều trị triệt để rất dễ gây hậu quả nghiêm trọng. Bố mẹ cần chú ý quan sát và cần đưa trẻ đi khám khi thấy có các dấu hiệu:

  • Trẻ vẫn tiếp tục ngủ ngáy sau khi sử dụng các biện pháp điều trị, phòng ngừa tại nhà (vệ sinh mũi họng bằng nước muối sinh lý,…)
  • Ngáy nhiều ảnh hưởng đến giấc ngủ của trẻ (trẻ chậm tăng cân, tè dầm, tăng động,…)
  • Trẻ có dấu hiệu khó thở ở ban ngày và gây ảnh hưởng đến sinh hoạt của trẻ.
  • Trẻ ăn uống và tăng giảm cân thất thường. Bé ngủ ngáy có kèm các khoảng ngừng thở.
Xem thêm

https://ecopharmalife.vn/bai-viet/ren-tre-tu-ngu/ https://www.nationwidechildrens.org/family-resources-education/700childrens/2019/02/snoring

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.