Cảnh báo những dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

Posted on 06/07/2023

Trong quá trình phát triển của trẻ nhỏ, việc học và sử dụng ngôn ngữ đóng vai trò quan trọng trong việc giao tiếp, truyền đạt ý kiến và xây dựng mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, đôi khi có những trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, gặp khó khăn trong việc tiếp thu và sử dụng ngôn ngữ một cách bình thường. Điều này có thể là một dấu hiệu cho thấy trẻ đang trải qua sự chậm trễ trong khía cạnh phát triển ngôn ngữ.

Do đó, để hiểu hơn về tình trạng này, từ đó có những phương pháp hỗ trợ giúp bé vượt qua giai đoạn khó khăn đó, Eco Pharmalife sẽ đưa ra những dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ để mẹ nắm rõ hơn.

MẸ CÓ BIẾT:

Tìm hiểu về chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

tre-cham-phat-trien-ngon-ngu-la-gi

Chậm phát triển ngôn ngữ được xem là một dạng rối loạn trong giao tiếp. Trẻ có thể được xem là chậm phát triển ngôn ngữ nếu không đạt được những mốc phát triển ngôn ngữ theo độ tuổi của chúng. Bên cạnh đó, khả năng ngôn ngữ của trẻ lúc này phát triển chậm hơn rất nhiều so với bạn bè đồng trang lứa.

Trẻ có thể gặp khó khăn khi thể hiện bản thân hoặc hiểu người khác đang nói gì. Sự chậm trễ trong ngôn ngữ này có thể liên quan đến sự kết hợp của suy giảm khả năng nghe, nói và nhận thức.

Đây là một tình trạng khá phổ biến ở trẻ. Hệ thống y tế của đại học Michigan cũng đã có những cuộc nghiên cứu và chỉ ra rằng, chậm phát triển về nói hoặc ngôn ngữ ảnh hưởng đến 5 - 10% trẻ em đang ở trong độ tuổi mẫu giáo. Hiện nay, chậm phát triển về ngôn ngữ được chia thành 2 dạng chính, bao gồm:

  • Rối loạn ngôn ngữ tiếp nhận: Điều này xảy ra khi bé gặp khó khăn trong việc hiểu ngôn ngữ.
  • Rối loạn ngôn ngữ diễn đạt: Ngược lại với điều trên, nó xảy ra khi trẻ gặp khó khăn trong việc giao tiếp với người khác bằng lời nói.

Tuy nhiên, đôi khi trẻ sẽ mắc phải cả 2 cùng một lúc.

Nguyên nhân của việc chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ

nguyen-nhan-tre-cham-phat-trien-ngon-ngu

Bên cạnh việc tìm hiểu dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ, bạn cũng nên hiểu về nguyên nhân gây ra tình trạng này có góp phần trong việc ngăn chặn ở trong khả năng có thể. Hội chứng khiếm khuyết về ngôn ngữ ở trẻ gây ra bởi nhiều nguyên nhân.

Ở một số trường hợp khác, nhiều hơn một yếu tố góp phần vào việc làm chậm phát triển ngôn ngữ ở trẻ, bao gồm:

  • Khuyết tật trí tuệ: Khi trẻ mắc một loạt  các khuyết tật trí tuệ có thể gây ra việc chậm phát triển ngôn ngữ. Ví dụ như chứng khó đọc hay một số khuyết tật học tập khác dẫn dấu hiệu chậm phát triển ngôn ngữ trong một vài trường hợp.
  • Tự kỷ: Mặc dù trên thực tế không phải tất cả những trẻ tự kỷ đều chậm phát triển ngôn ngữ nhưng có một đặc điểm chung và đối tượng mắc phải hội chứng này đều có sự ảnh hưởng đến giao tiếp.
  • Khiếm thính: Một đối tượng bị suy giảm khả năng ngôn ngữ cần được kể đến là trẻ bị khiếm thính. Nếu bé không nghe được ngôn ngữ thì việc học hay giao tiếp sẽ gặp nhiều khó khăn.
  • Mắc phải một số vấn đề về tâm lý xã hội: Đây cũng là những vấn đề gây ra sự chậm ngôn ngữ. Ví dụ như bé bị bỏ rơi nghiêm trọng hay sống trong môi trường không có tình yêu thương có thể dẫn đến các dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ.

Bên cạnh đó, còn có nhiều yếu tố nguy cơ góp phần làm chậm phát triển về ngôn ngữ phải kể đến như sinh non, có tiền sử gia đình hay thấp cân, ...

Cảnh báo những dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ

tre-cham-phat-trien-ngon-ngu

Khi thấy con có những biểu hiện không ổn, đặc biệt là con có những chỉ số phát triển chậm hơn so với bạn bè cùng tuổi thì cha mẹ nên đưa con đi khám để có thể được chẩn đoán chính xác nhất.

Dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ sẽ phân theo từng giai đoạn, cụ thể là:

  • Trẻ 4 tháng tuổi: Lúc này, trẻ vẫn chưa bắt đầu nói thủ thỉ hay bi bô với bố mẹ và họ cũng không biết con mình đang vui hay buồn.
  • Trẻ 6 tháng tuổi: Trẻ không cười hay la hét như đúng với độ tuổi và cũng không kết hợp nguyên âm thành tiếng bập bẹ (à, ơi, ồ, ...).
  • Trẻ 7 tháng tuổi: Con không bắt chước các âm thanh do người khác tạo ra, bên cạnh đó cũng không sử dụng hành động để thu hút sự chú ý của bố mẹ.
  • Trẻ 8 tháng tuổi: Vẫn chưa bắt đầu bập bẹ phụ âm đơn giản.
  • Trẻ 9 tháng tuổi: Trẻ không trả lời khi được gọi tên, không nói được các phụ âm và nguyên âm với nhau (baba, mama) và không nhìn về phía và cha mẹ chỉ tay.
  • Trẻ 12 tháng tuổi: Bé không gọi mẹ hay bố, không biết vẫy tay, lắc đầu, chỉ tay, không nói được các phụ âm, ...Không hiểu và không biết nói "tạm biệt", "xin chào", ...
  • Trẻ từ 12 - 15 tháng tuổi: Không hoặc ít nói chuyện với người khác.

Qua bài viết trên đây, bạn đã hiểu hơn về những dấu hiệu trẻ chậm phát triển ngôn ngữ cũng như nguyên nhân gây ra nó. Chậm phát triển về ngôn ngữ sau khi được chẩn đoán thì vẫn có thể được trị liệu được bởi các nhà ngôn ngữ học. Tuy nhiên, không phải trường hợp nào cũng hiệu quả nên mỗi bậc phụ huynh cần ý thức trong việc giúp con phát triển kỹ năng nói hiệu quả.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.