Lời khuyên cho trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Posted on 03/08/2022

Trẻ sơ sinh sức đề kháng còn yếu, vì thế mọi dấu hiệu của còn dù là nhỏ đều khiến bố mẹ lo lắng. Trong đó, tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi khá là phổ biến ở trẻ.

Vậy nguyên nhân là do đâu? Cách khắc phục như thế nào? Hãy cùng ECO Pharmalife đi tìm hiểu thêm thông tin trong bài viết sau.

Dấu hiệu trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Một số dấu hiệu của trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi dễ nhận biết:

  • Bé thở có tiếng khò khè, tiếng rít nhẹ
  • Bé thở ồn ào do mũi không thông khí
  • Bé ngáy khi ngủ
  • Đôi khi bé phải thở bằng miệng
  • Bé khó chịu nên có thể kèm theo quấy khóc, không chịu ăn.

Trẻ bị khịt mũi nhưng không chảy nước mũi là bị sao?

Do môi trường sống

Môi trường sống là nguyên nhân gây hiện tượng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi Môi trường sống là nguyên nhân gây hiện tượng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Bụi bẩn, ô nhiễm của không khí môi trường bị cản lại nhờ hệ thống lông. Dịch trong niêm mạc mũi sẽ bám lại ở mũi bé làm khó lưu thông khí. Trong điều kiện không khí khô, độ ẩm thấp sẽ gây khô và kích ứng đường mũi. Vì vậy có thể gây nên tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi Không những do điều kiện khí hậu mà hệ thống sưởi hay máy lạnh nhà bạn cũng có thể là nguyên nhân.

Đường thở bị cản trở

Đây là nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ chỉ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Các nguyên nhân có thể kể đến như:

Với những trẻ khỏe mạnh vẫn có thể bị nghẹt mũi. Đơn giản là do các bé chưa phát triển đầy đủ, đường dẫn khí còn nhỏ, nên khí lưu thông còn chậm gây nghẹt.

Do hoàn toàn không có tổn thương gì nên trẻ bị nghẹt mũi không chảy nước mũi.

Với trẻ sinh non thì đường dẫn khí thậm chí còn nhỏ hơn rất nhiều so đường thở của trẻ sơ sinh bình thường. Vì thế sự lưu thông khí khó khăn hơn, xảy ra tình trạng nghẹt mũi nhưng không có nước mũi. Hơi thở của bé nghe mạnh hơn và vất vả hơn.

Do dị ứng hoặc bị kích thích

Mũi của trẻ rất nhạy cảm. Các chất như khói thuốc lá, mùi nước hoa, tinh dầu, những sản phẩm mùi nồng như chất tẩy rửa, hay thậm chí là mùi nấu ăn cũng có thể là nguyên nhân gây kích ứng mũi. Tùy từng bé dị ứng sẽ khác nhau, có thể là bụi phấn, hoa... Khi bị kích ứng, niêm mạc mũi sẽ sưng gây cản trở đường thở, làm bé bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi.

Do bệnh lý

Không phải tắc nghẽn nào cũng do mũi bé chưa phát triển toàn diện, bên cạnh đó còn do nguyên nhân bệnh lý, các bậc cha mẹ cần rất thận trọng. Một số bệnh lý gây nghẹt mũi ở trẻ sơ sinh như:

1. Viêm tiểu phế quản

Viêm tiểu phế quản là một bệnh thuộc đường hô hấp. Tiểu phế quản là đường dẫn khí rất nhỏ trong phổi có chức năng kiểm soát không khí. 

Một số bệnh lí có thể là nguyên nhân gây ngạt mũi ở trẻ Một số bệnh lí có thể là nguyên nhân gây nghẹt mũi ở trẻ

Ở trẻ sơ sinh viêm tiểu phế quản chủ yếu là do virus hợp bào hô hấp (RSV). Khi virus này xâm nhập cơ thể trẻ qua đường hô hấp sẽ gây viêm, sưng tấy, tắc nghẽn tiểu phế quản, gây triệu chứng khó thở, thở khò khè ở trẻ sơ sinh. Một số yếu tố nguy cơ làm tăng khả năng viêm tiểu phế quản do vi rút ở trẻ sơ sinh như:

  • Trẻ không được bú sữa mẹ
  • Trẻ sinh non hoặc có tình trạng tim phổi bẩm sinh
  • Trẻ suy giảm miễn dịch
  • Trẻ tiếp xúc với khói thuốc lá
  • Ở nơi có virus gây lây lan

2. Viêm phổi

Đối với trẻ em, viêm phổi thường do virus gây nên. Phổi được cấu tạo từ các đơn vị tiểu thùy phổi, các tiểu thùy phổi chia nhỏ dần gọi là phế nang. Viêm phổi là tình trạng nhiễm trùng phế nang, và các tổ chức xung quanh phế nang. Tổn thương viêm nằm rải rác 2 lá phổi, làm loạn quá trình hô hấp trao đổi khí từ đó tắc nghẽn đường hô hấp, khiến trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi..

3. Hen suyễn

Hen suyễn là tình trạng viêm các ống phế quản - nơi thông khí ra vào giữa phổi và bên ngoài. Khi viêm, các ống phế quản sưng lên, khí không lưu thông. Bé thở khó khăn làm cho trẻ nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Nguyên nhân gây hen suyễn ở trẻ sơ sinh chưa được nghiên cứu cụ thể, nhưng có vài yếu tố nguy cơ như tiền sử gia đình, người mẹ hút thuốc trong thời kì mang thai hoặc bé bị nhiễm virus.

Xem thêm: Trẻ sơ sinh bị nghẹt mũi bao lâu thì hết?

Cách khắc phục khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi

Khi bé bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi, điều đầu tiên bạn nên làm là tìm nguyên nhân và những dấu hiệu bất thường khác:

  • Bé có bị sốt không?
  • Em bé có ăn uống tốt không?
  • Sự tắc nghẽn có ảnh hưởng như thế nào đến giờ giấc sinh hoạt của con?
  • Có gì lạ trong môi trường sinh hoạt của bé không?

Nếu trẻ không bị ảnh hưởng quá nhiều đến giờ giấc sinh hoạt và các hoạt động ăn ngủ thường ngày, bạn có thể không cần làm gì, bé sẽ tự hết nghẹt mũi. Tuy nhiên, bạn không yên tâm hoặc bé quấy khóc, bạn có thể tham khảo vài biện pháp khắc phục dưới đây:

Vệ sinh mũi

Khắc phục tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi bằng cách vệ sinh mũi thường xuyên Khắc phục tình trạng trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi bằng cách vệ sinh mũi thường xuyên

  • Trước khi thực hiện có thể kích thích để bé tự hắt hơi, đẩy bụi bẩn trong mũi bé. Nếu không được, cách vệ sinh mũi bé thường được sử dụng là dùng nước muối, ống tiêm hoặc máy hút mũi.
  • Nước muối: thường để bé nằm nghiêng, dùng lọ nhỏ giọt hoặc ống xylanh đẩy nước muối từ mũi bên này sang bên kia. Bạn có thể sử dụng nước muối nhỏ mắt. Khi rửa như thế sẽ giúp rửa trôi bụi bẩn bám trong mũi bé.
  • Ống tiêm hoặc máy xông mũi họng: Sử dụng lực cơ học để hút chất bẩn trong mũi bé ra ngoài, chú ý khi thực hiện cần nhẹ nhàng tránh gây tổn thương niêm mạc mũi bé.

Xem chi tiết:

  1. Cách rửa mũi cho trẻ
  2. Cách nhỏ mũi cho trẻ sơ sinh

Tăng chất lượng môi trường sống

Bạn có thể giúp trẻ giảm tình trạng nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi bằng những cách sau:

  • Sử dụng máy phun sương tạo ẩm mát, ngăn không khí khô làm kích ứng đường mũi của bé.
  • Không để bé ở gần những yếu tố gây kích ứng như khói thuốc là, mùi nước hoa,....
  • Đưa bé đi tắm nước ấm, giúp bé thư giãn sẽ giúp lưu thông khí huyết, cải thiện tắc nghẽn.
  • Massage nhẹ nhàng hai bên sống mũi bé giúp đường thở thông thoáng, giảm nghẹt mũi.
  • Sử dụng những dòng sản phẩm tăng sức đề kháng cho bé như: Betakid nhập khẩu từ Đức.

Khi nào bạn cần liên lạc với bác sĩ?

Khi bé của bạn mắc các tình trạng bệnh lý như viêm tiểu phế quản, viêm phổi, hen suyễn đã kể trên, bạn cần chăm sóc bé theo sự hướng dẫn của bác sĩ. Bên cạnh đó, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh mũi cho bé, tạo môi trường sống chất lượng để bảo vệ bé tốt nhất.

Khi nào trẻ cần được đưa đi khám bác sĩ? Khi nào trẻ cần được đưa đi khám bác sĩ?

Không phải trường hợp nào cũng có thể tự điều trị tại nhà, nếu bé bị nghẹt mũi và có thêm các triệu chứng dưới đây, bố mẹ nên nhanh chóng đưa bé đi khám:

  • Bé nghẹt mũi trong thời gian dài, hay bị tái phát
  • Tiếng khò khè nhẹ chuyển thành tiếng thở gấp gáp
  • Tiếng thở mệt mỏi, nặng nhọc, da dẻ tím tái
  • Lỗ mũi của bé phập phồng, co rút ở xương sườn theo từng nhịp thở của bé
  • Trẻ ho nhiều, ho có đờm
  • Trẻ bỏ ăn hoặc bú rất ít

Một số lưu ý khi trị ngạt mũi cho trẻ

  • Tuyệt đối không tự ý dùng thuốc cho trẻ sơ sinh, bởi sức đề kháng và hệ miễn dịch của trẻ chưa hoàn thiện. Khi dùng thuốc phải có sự đồng ý của bác sĩ về liều lượng, đường dùng cụ thể hạn chế mọi rủi ro.
  • Trước khi chăm sóc các bé, ba mẹ cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh bụi bẩn và vi khuẩn vào mũi trẻ.
  • Không dùng miệng hút dịch hay bụi bẩn từ mũi trẻ. Bởi hành động này sẽ làm tăng nguy cơ vi khuẩn xâm nhập, tạo cơ hội cho nhiều vi khuẩn phát triển trong mũi trẻ. Từ đó có thể phát sinh thêm nhiều bệnh lí khác.
  • Không áp dụng các bài thuốc dân gian, các mẹo lưu truyền mà chưa được kiểm chứng.
  • Luôn luôn theo dõi triệu chứng của trẻ, có bất thường cần đưa trẻ đi khám ngay. Bé cần được khám để sàng lọc các yếu tố nguy cơ cũng như triệu chứng để phát hiện bệnh kịp thời, nếu kéo dài có thể gây ra các biến chứng không đáng có.

Trên đây là những thông tin chia sẻ về nguyên nhân cũng như cách khắc phục khi trẻ bị nghẹt mũi nhưng không chảy nước mũi. Các mẹ nên theo dõi sát sao với bé ở trường hợp này.

Nếu có điều gì bất thường cần liên hệ tới cơ sở y tế sớm nhất có thể. Hoặc có thể liên hệ tới Eco Pharmalife để được các chuyên gia tư vấn.

Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.