Cách khắc phục trẻ bị nôn không sốt hiệu quả

Posted on 03/08/2022

Trẻ bị nôn liên tục có thể là một tình trạng khá phổ biến khiến cho các bậc phụ huynh lo lắng. Dưới đây ECO Pharmalife sẽ đề cập một số nguyên nhân và các biện pháp cơ bản giúp ba mẹ xử trí khi trẻ bị nôn không sốt.

Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt, không đi ngoài

Ăn uống

Trẻ sơ sinh cần phải tiếp thu mọi thứ từ đầu, bao gồm cả việc ăn và bú mẹ. Vậy nên có những trường hợp sau khi bú, trẻ bị trớ liên tục. Hiện tượng này là do bụng của bé vẫn đang làm quen với việc tiêu hóa thức ăn. Đồng thời, chúng vẫn đang học cách bú sao cho không quá nhanh hoặc quá no. 

Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt do ăn uống Nguyên nhân khiến trẻ bị nôn không sốt do ăn uống

Để tránh nôn trớ tiếp tục xảy ra, ba mẹ cần cho trẻ bú một cách thường xuyên và từ từ với từng lượng nhỏ. Tuy nhiên, tình huống nêu trên chỉ thường xảy ra và chấm dứt trong tháng đầu tiên của cuộc đời.

Dị ứng thực phẩm

Trẻ nôn trớ liên tục có thể là dấu hiệu cho thấy chúng đã dị ứng với thức ăn. Bên cạnh đó thì có khả năng xuất hiện một số triệu chứng kèm theo như ho, nổi mề đay, khó thở, ... Có nghiên cứu cho thấy, 9/10 phản ứng dị ứng có liên quan đến một số loại thực phẩm sau: Đậu phộng, trứng, sữa, lúa mì, đậu nành, hạt, cá, động vật có vỏ, ... Thế nên, các bậc phụ huynh cần theo dõi và ghi lại nhật ký ăn uống của trẻ để cố gắng tránh những thực phẩm đó nhiều nhất có thể.

Ngộ độc thực phẩm

Trong thực phẩm, luôn ẩn náu các loại vi khuẩn mang khả năng gây bệnh cao như E. coli, Salmonella, Campylobacter, ... Khi bé ăn phải những thực phẩm vẫn còn tồn tại các loại vi khuẩn này, khả năng ngộ độc hoàn toàn có thể xảy ra. Ngộ độc thường khiến bé nôn mửa trong khoảng vài giờ cho đến vài ngày. Triệu chứng này có thể bắt đầu sau vài tiếng khi ăn hoặc đôi khi phải mất 1 - 2 ngày mới xuất hiện.

Để tránh xảy ra tình trạng này, ba mẹ cần lựa chọn những thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, bảo quản đúng cách và nấu chín khi cần thiết.

Tắc ruột

Những dị tật nghiêm trọng trong quá trình phát triển hoặc bẩm sinh đều có thể gây nên tắc ruột ở trẻ. Một số trường hợp được biết đến như xoắn ruột, hẹp môn vị, ... khiến cho thức ăn khó đi qua sẽ dẫn đến tình trạng trẻ em bị nôn liên tục. Những vấn đề trên đều khá nghiêm trọng, do vậy cần có sự can thiệp y tế ngay lập tức.

Say tàu xe, máy bay

Đây là một vấn đề phổ biến khi não của trẻ nhận được các tín hiệu nhiễu loạn về di chuyển từ các cơ quan truyền đến. Cơn say thường bắt đầu với cảm giác buồn nôn hoặc đau bụng. Một số trẻ sẽ đổ mồ hôi và chán ăn. Cuối cùng có thể khiến trẻ em bị nôn liên tục.

Trẻ bị nôn không sốt do say tàu xe Trẻ bị nôn không sốt do say tàu xe

Nguyên do dẫn đến tình trạng này một phần cũng là do di truyền. Hầu hết, khi cơ thể dần thích nghi với chuyển động, các triệu chứng này sẽ biến mất. Để giảm các triệu chứng say, ba mẹ không nên để trẻ vừa bú no đã phải di chuyển. Bên cạnh đó, cần hạn chế tối đa đầu của trẻ xê dịch trong quá trình đi tàu xe hoặc máy bay. Một mẹo hữu ích nữa chính là, một đứa trẻ đang ngủ thường ít cảm thấy buồn nôn hơn. 

Nuốt phải dị vật

Đây là một trong những vấn đề hay gặp nhất ở trẻ nhỏ. Trong bất kỳ tình huống nào, trẻ có thể nuốt phải đồng xu, một miếng lego hay một miếng trái cây lớn, xương cá,... bị mắc ở cổ họng. Tất cả những nguyên nhân kể trên đều có khả năng khiến trẻ nôn nhiều lần. Nếu dị vật ở đây là đồ ăn, hãy cho trẻ uống từng ngụm nhỏ nước và hướng trẻ nhìn lên trên (vị trí mở cổ họng). Ngược lại, nếu nôn mửa vẫn không thuyên giảm, cần phải đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế gần nhất.

Thay vào đó, ba mẹ cũng có thể phòng tránh tình huống này bằng cách để xa tầm tay của trẻ những vật có kích thước nhỏ và dễ nuốt.

Lồng ruột

Đây tiếp tục là một hiện tượng hiếm gặp, chiếm tỷ lệ 1/1200 trẻ và phần lớn xảy ra đối với trẻ 3 tháng tuổi trở lên. Ruột ở đây bị tổn thương do virus hoặc các tình trạng sức khỏe. Lúc này, một đoạn ruột sẽ trượt vào lòng một đoạn ruột khác. Cùng với nôn trớ, trẻ có thể bị co thắt dạ dày dữ dội khoảng 15 phút. Cơn đau mạnh đến nỗi khiến một số trẻ co đầu gối lên ngực.

Bên cạnh đó, trẻ có biểu hiện uể oải, mệt mỏi, trong phân có máu hoặc chất nhầy. Khi ba mẹ quan sát thấy các triệu chứng của lồng ruột nói trên, cần đưa ngay trẻ đến trung tâm y tế gần nhất để có biện pháp điều trị kịp thời. Càng được xử lý muộn, biến chứng càng cao, nguy cơ tử vong càng tăng.

Quá nhiệt

Trẻ bị nôn trớ liên tục do bị quá nhiệt Trẻ bị nôn trớ liên tục do bị quá nhiệt

Khi môi trường xung quanh nóng lên, thân nhiệt của bé cũng rất dễ tăng cao. Nguyên nhân là do cơ thể bé ít có khả năng thoát nhiệt qua da như mồ hôi. Do đó, quá nhiệt có thể gây ra nôn mửa và mất nước. Lúc này, cần phải cởi bớt quần áo và đưa bé đến những nơi mát mẻ. Nếu bé từ 6 tháng tuổi trở lên, cố gắng bổ sung cho bé sữa mẹ hoặc nước.

Nhiễm trùng tai, đường hô hấp trên

Do ống tai của trẻ nằm ngang thay vì phương thẳng đứng giống như người lớn nên vi khuẩn dễ dàng gây nhiễm trùng tai. Nôn mửa chính là một phản ứng toàn thân đối với các loại vi khuẩn này.  Ngoài ra, sự có mặt của đờm hoặc dịch tiết ở mũi cũng gây cho trẻ buồn nôn hoặc nôn.

Trào ngược acid

Ở một khía cạnh nào đó, trẻ em thực sự giống như “một người lớn thu nhỏ”. Khi các cơ trên cùng của dạ dày ở chế độ thư giãn quá mức sẽ dẫn đến hiện tượng trào ngược acid. Điều này làm cho trẻ nôn trớ sau khi bú. Bên cạnh đó, ăn tối quá muộn hoặc đồ cay nóng vào ban đêm cũng góp phần gây ra hiện tượng này.

Tác dụng phụ của thuốc

Uống một số loại thuốc khi đói có khả năng khiến bé bị nôn nhiều. Đôi khi, nôn trớ là kết quả của việc ba mẹ cho bé dùng quá nhiều loại thuốc nhất định. Một số loại thuốc phổ biến gây ra tình trạng này là: Ibuprofen, sắt, kháng sinh, ... Để tránh xảy ra tình huống này, các bậc phụ huynh cần tuân thủ chỉ định sử dụng thuốc của bác sĩ hoặc dược sĩ có chuyên môn. 

Chấn thương đầu

Trẻ nôn nhưng không sốt do chấn thương ở đầu Trẻ nôn nhưng không sốt do chấn thương ở đầu

Tần suất cao bị va đập vào đầu có thể xảy ra trong lúc bé tập đi hoặc chơi thể thao. Và nôn mửa chính là một trong các dấu hiệu của chấn thương. Bên cạnh đó, có thể đồng thời xảy ra đau đầu, nhìn mờ, nói lắp, đi lại khó khăn, ...  Những triệu chứng nói trên thậm chí còn không xuất hiện cho đến 24 - 72 giờ sau va đập.

Chứng đau nửa đầu

Khoảng 10% trẻ em trong độ tuổi đi học phải đối mặt với chứng đau nửa đầu. Từ 18 tháng tuổi trở lên, những cơn đau đầu này hoàn toàn có thể xảy ra. Ngoài việc trẻ bị nôn không sốt thì chóng mặt, nhạy cảm với âm thanh và mùi vị cũng được biết đến là các biểu hiện của chứng này. Hiện chưa biết rõ nguyên nhân gây ra đau nửa đầu. Tuy nhiên, có thể do di truyền hoặc từ môi trường xung quanh.

Căng thẳng

Dạ dày sẽ tăng tiết dịch vị và co bóp bất thường khi cơ thể rơi vào trạng thái quá mức căng thẳng. Chính vì vậy, bé nôn liên tục mà không kèm theo bất kỳ triệu chứng nào khác như tiêu chảy hay đau dạ dày. Vì vậy, ba mẹ nên thường xuyên trò chuyện với bé, tìm hiểu nguyên nhân gây cho bé căng thẳng. Đồng thời có thể cùng bé tham gia một vài hoạt động vui chơi cũng như giúp bé hình thành những thói quen lành mạnh.

Không dung nạp lactose

Đây là một hiện tượng hiếm gặp ở trẻ. Biểu hiện của cơ thể sinh ra thiếu hụt enzym cần thiết để phân hủy đường có trong sữa. Vậy nên khi uống sữa hoặc bất kỳ sản phẩm nào từ sữa, trẻ đều cảm thấy buồn nôn và nôn. Hơn nữa, phát ban hay mẩn ngứa ở da cũng là những triệu chứng của không dung nạp lactose.

Trẻ bị nôn trớ liên tục không sốt, không đi ngoài có nguy hiểm không?

Bé bị nôn trớ nhiều lần, không sốt hoặc đi ngoài có thể xảy ra do một vài nguyên do thông thường. Trong khoảng 1 năm đầu đời, bé dễ gặp hiện tượng này một hoặc nhiều lần. Và hầu hết sẽ tự biến mất mà không cần phải can thiệp điều trị.

Trẻ bị nôn trớ liên tục không sốt, không đi ngoài có nguy hiểm không? Trẻ bị nôn trớ liên tục không sốt, không đi ngoài có nguy hiểm không?

Tuy nhiên, nếu nôn mửa vẫn tiếp tục và trở nên nghiêm trọng hơn, có thể là do nguyên nhân bệnh lý. Hàng loạt các hậu quả khó lường có khả năng xảy ra và đầu tiên phải kể đến hiện tượng mất nước. Một vài các biến chứng do mất nước như sốc nhiệt, sỏi thận, rối loạn cân bằng nước và điện giải, co giật, ... Trong đó, nặng nề nhất và gây đe dọa tính mạng của trẻ là sốc giảm thể tích, dẫn đến hạ huyết áp, thiếu hụt oxy và dưỡng chất để các cơ quan duy trì hoạt động.

Vì vậy, nếu gặp các dấu hiệu mất nước hoặc tình trạng nôn trớ ngày càng nghiêm trọng, cần phải báo ngay với bác sĩ để có những biện pháp xử lý kịp thời.

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn không sốt?

Khi gặp tình trạng này, các bậc phụ huynh có thể tiến hành một số cách chữa nôn ở trẻ nhỏ như sau:

Nghỉ ngơi

Tránh cho trẻ ăn thức ăn hoặc đồ uống trong vòng ít nhất 30 phút sau khi nôn để dạ dày có cơ hội nghỉ ngơi và phục hồi. Trong khoảng thời gian này, nếu trẻ vẫn được cho ăn hoặc uống, khả năng tiếp tục xảy ra nôn trớ rất cao.

Bổ sung chất lỏng

Để tránh hiện tượng mất nước, cứ mỗi 5 - 10 phút, ba mẹ nên cho trẻ uống một lượng nhỏ chất lỏng (khoảng 15ml hoặc ít hơn). Cho trẻ dùng từng ngụm nhỏ nước lọc, nước súp, sữa mẹ, dung dịch bù nước điện giải như Oresol, Gatorade, ...

Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn liên tục nhưng không sốt? Ba mẹ nên làm gì khi trẻ bị nôn liên tục nhưng không sốt?

Không nên ép trẻ ăn vào thời điểm này.

Thức ăn đặc

Nếu bé đói và muốn ăn, hãy thử cho bé ăn một lượng nhỏ thức ăn nhạt như bánh quy, ngũ cốc, gạo hoặc mì,... Tránh để bé ăn những thức ăn khó tiêu hóa như chứa nhiều chất béo, gia vị, dầu mỡ trong vài ngày khi bé đang phục hồi. Vì thế, một số chế phẩm sinh học như sữa chua hoặc sữa bơ có thể sử dụng đối với trường hợp này.

Tư thế nằm

Thay vì nằm ngửa, nên để bé nằm nghiêng sang một bên để tránh hiện tượng trào ngược acid dịch vị. Đồng thời, cố gắng đưa bé vào giấc ngủ để tình trạng buồn nôn được giảm bớt.

Sử dụng thuốc

Không nên tự ý cho trẻ sử dụng các loại thuốc chống nôn nếu không có chỉ định của bác sĩ. Trong lúc này, ba mẹ nên tiếp tục theo dõi tình trạng nôn trớ của trẻ và thông báo ngay cho bác sĩ khi cần thiết.

Khi nào cần đến bác sĩ?

Ngoài các trường hợp trẻ nôn trớ mà các bậc phụ huynh có thể tự xử lý tại nhà như trẻ bú quá no, say tàu xe, quá nhiệt,... Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu ba mẹ quan sát thấy các triệu chứng sau đây:

  • Nôn mửa dữ dội hoặc kéo dài hơn 8 tiếng.
  • Mệt mỏi, khó thức dậy.
  • Trong chất nôn xuất hiện máu hoặc mật.
  • Nghẹt thở.
  • Sưng bụng, đầy hơi.
  • Các dấu hiệu mất nước: Đau đầu, đau dạ dày, sốt cao, phát ban, cứng cổ, tã khô, không đi tiểu, khô môi hoặc lưỡi, hành động bối rối,...

Nếu trẻ không được can thiệp điều trị kịp thời, rất có thể sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng gây nên sốc nhiệt, co giật, động kinh, suy thận,... Thậm chí còn nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.

Xem thêm:
Mục lục
Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Để lại Comment giảm 5% đơn hàng kế tiếp *
Tên *
Số điện thoại *
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.
Lưu tên của tôi, email, và trang web trong trình duyệt này cho lần bình luận kế tiếp của tôi.  

policy-1

100% sản phẩm

Chính hãng - Giá tốt

policy-2

Free Ship

Đơn hàng từ 250k

policy-3

Sales sốc

Định kì mỗi tuần

policy-4

Thanh toán

Giao hàng nhận tiền

ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây

ĐĂNG KÝ nhận tin khuyến mãi
Đăng ký nhận tin khuyến mãi

Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn

Nhập số điện thoại *

© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn  dmca-badge-w100-5x1-06

Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.