Nếu thấy trẻ sơ sinh bị khô môi bạn không cần quá lo lắng vì đây là vấn đề hay gặp. Tuy nhiên, điều này có thể ảnh hưởng không tốt đến việc bú và ngủ của bé. Bài viết dưới đây của ECO Pharmalife sẽ cung cấp thông tin hữu ích cho việc phòng và điều trị kịp thời vấn đề này.
Bạn có thể dễ dàng để nhận biết trẻ sơ sinh bị khô môi khi xuất hiện các dấu hiệu dưới đây:
Dấu hiệu nào cho thấy môi trẻ sơ sinh bị khô?
Vậy nguyên nhân nào dẫn đến trẻ sơ sinh bị khô môi? Tựu chung lại có thể kể đến các nguyên nhân sau:
Môi bị mất nước
Tình trạng khô môi ở trẻ sơ sinh do mất nước[/caption] Điều này xảy ra khi cơ thể mất nước và chất dinh dưỡng quá nhanh đến mức không thể duy trì chức năng bình thường. Các dấu hiệu cho thấy bé đang bị mất nước:
Môi không có các tuyến tạo dầu như da, do vậy môi bé mềm mịn là do cơ thể bé đủ nước để cung cấp độ ẩm cần thiết cho môi. Một khi xuất hiện dấu hiệu mất nước, tức là môi bé không đủ độ ẩm, dễ dàng xảy ra khô và nứt nẻ.
Xem thêm: Có nên cho trẻ sơ sinh uống nước?
Mút hoặc liếm môi
Trẻ sơ sinh có bản năng mút rất mạnh mẽ, ngay cả khi không bú chúng vẫn có thể liếm và mút môi. Do vậy khi nước bọt bay hơi sẽ dẫn đến tình trạng khô và nứt.
Da nhạy cảm
Trẻ sơ sinh có làn da rất nhạy cảm, môi bé bị khô có thể do kích ứng khi sử dụng các đồ dùng như khăn lau, vải không an toàn. Hay có trường hợp khi có ai đó sử dụng mỹ phẩm có hành động hôn lên môi trẻ. Khi môi bé tiếp xúc với các tác nhân dị ứng, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ lập tức phản ứng. Tạo ra một lượng histamin vào máu gây khô môi, bong tróc môi.
Ảnh hưởng từ môi trường
Trẻ sơ sinh bị khô môi do nằm điều hòa nhiều
Tiếp xúc với nhiệt độ quá cao, thời tiết quá hanh khô hay gió mạnh đều có thể dẫn đến mất độ ẩm, gây ra tình trạng khô môi, môi nứt nẻ với bé nhà bạn.
Trẻ thở bằng miệng
Nếu thấy trẻ bị khô môi, bạn cần chú ý xem trẻ có hành động thở bằng miệng hay không. Thở bằng miệng khiến cho nước bọt bay hơi nhanh, môi mất đi độ ẩm, khiến môi nứt nẻ.
Mất cân bằng chất dinh dưỡng
Thiếu hụt một số loại Vitamin, cũng như tiêu thụ quá nhiều một số loại Vitamin như vitamin A có thể gây khô và bong tróc môi. Vitamin đóng vai trò quan trọng trong việc tái tạo tế bào da. Việc thiếu hụt Vitamin sẽ không thể thực hiện tốt chức năng này, gây ra khô da và khô môi.
Bệnh Kawasaki
Kawasaki là một loại bệnh hiếm gặp đối với trẻ em, bệnh này có liên quan đến viêm mạch máu. Thường xảy ra ở bé trai hơn là bé gái và hầu hết ở trẻ dưới 5 tuổi. Tình trạng môi nứt nẻ chỉ là một dấu hiệu của căn bệnh này. Ngoài dấu hiệu nứt môi bệnh còn có các dấu hiệu khác như:
Da của em bé rất nhạy cảm, vậy nên bạn cần phải thận trọng với bất kỳ sản phẩm nào trên da bé, đặc biệt là vùng môi. Bởi khi sử dụng những sản phẩm này bé có thể dễ đi vào cơ thể theo đường miệng. Bạn có thể sử dụng những cách sau để điều trị cho bé:
Cho trẻ bú mẹ thường xuyên
Sữa mẹ cấp nước giúp cải thiện tình trạng trẻ sơ sinh bị khô môi
Sữa mẹ là lựa chọn tốt nhất để điều trị môi nứt nẻ, các mẹ có thể vắt sữa từ vú trực tiếp lên môi của trẻ hoặc sử dụng một vài giọt sữa đã chiết sẵn. Sữa giúp giữ độ ẩm cho môi bé, khắc phục tình trạng mất nước. Ngoài ra, sữa mẹ sẽ làm lành da và bảo vệ trẻ chống lại vi khuẩn.
Xem thêm: Trẻ sơ sinh cách mấy tiếng bú 1 lần – Mẹ đã biết chưa? Trẻ sơ sinh uống bao nhiêu ml sữa một lần là đủ? Lượng sữa cho trẻ sơ sinh theo từng tháng tuổi
Có thể sử dụng son dưỡng môi hữu cơ tự nhiên hoặc dầu dưỡng núm vú thoa lên môi của trẻ. Cách này cũng giúp môi bé đủ độ ẩm, cải thiện dấu hiệu nứt nẻ và khô. Tuy nhiên nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ để chọn sản phẩm phù hợp và hướng dẫn cụ thể khi sử dụng các sản phẩm này.
Dầu dừa
Một cách khác để dưỡng ẩm cho môi của trẻ là sử dụng dầu dừa. Dùng tay thoa một ít lên môi bé, chú ý khi bôi cần rửa sạch tay. Trong dầu dừa có chứa axit lauric, chất này có thể tìm thấy trong thành phần của sữa mẹ. Acid lauric cung cấp độ ẩm làm môi trở nên bớt khô và mềm mịn hơn. Khi bé bị khô môi, sử dụng dầu dừa bôi liên tục lên môi cho bé trong khoảng 3 - 4 ngày, tình trạng sẽ tốt hơn. Nếu chưa khỏi hẳn thì tiếp tục thoa tiếp đến khi môi khôi phục trạng thái mềm mịn.
Cách chữa khô môi cho bé sơ sinh bằng dầu dừa
Sử dụng Lanolin
Lanolin là chất béo có nguồn gốc từ lông cừu. Nó có tác dụng chữa lành và làm dịu các vết nứt. Lanolin an toàn đối với đôi môi của trẻ sơ sinh, giúp bù nước cho môi bé một cách hiệu quả. Sản phẩm làm từ lanolin tìm mua được ở các nhà thuốc đồ dùng cho bé và mẹ. Có thể kể đến vaselin, một sản phẩm làm từ lanolin rất an toàn với bé. Cũng giống như dầu dừa, sử dụng sản phẩm bôi cho bé sơ sinh bị khô môi trong vòng 3-4 ngày cho đến khi môi bé mềm mịn trở lại.
Sự giúp đỡ từ bác sĩ
Trẻ bị mất cân bằng dinh dưỡng nên đi khám để có những tư vấn phù hợp. Hoặc nếu nghi ngờ rằng trẻ sơ sinh của bạn có thể bị bệnh Kawasaki, bạn nên đưa bé đi khám và điều trị ngay lập tức. Bệnh Kawasaki nếu không được điều trị kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng cho tim như nhồi máu cơ tim.
Cách phòng tránh trường hợp trẻ sơ sinh bị khô môi
Trẻ sơ sinh bị khô môi là tình trạng thường xảy ra, không đáng lo ngại. Đa số những trường hợp khô môi ở trẻ sơ sinh đều có thể được cải thiện bằng những cách trên mà không cần can thiệp từ bác sĩ. Tuy nhiên trong một số trường hợp có thể do trẻ bị mắc bệnh như Kawasaki thì bé cần được đi khám và ba mẹ nên chú ý.
Chính hãng - Giá tốt
Đơn hàng từ 100k
Định kì mỗi tuần
Giao hàng nhận tiền
ECO PHARMALIFE là một công ty chuyên nghiên cứu, phát triển, hợp tác sản xuất và đưa ra các sản phẩm, dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng, đặc biệt về dinh dưỡng, thực phẩm chức năng, dược mỹ phẩm. Các sản phẩm của ECO PHARMALIFE hướng tới sức khỏe cho mẹ bầu, trẻ em, người cao tuổi đã khẳng định được vị thế trên thị trường dược phẩm Việt Nam. Hầu hết tất cả khách hàng đều thấy hài lòng với sản phẩm nơi đây
Nhận thông tin mới hoặc các ưu đãi hấp dẫn
© 2022 Bản quyền Ecopharmalife.vn
Nội dung trên Website đã đăng ký bản quyền DMCA, Vui lòng dẫn nguồn nếu coppy. Thông tin được đăng tải trên Website đã được kiểm duyệt nghiêm ngặt bởi bác sĩ, dược sĩ, chỉ mang tính chất tham khảo. Chúng tôi không chịu trách nhiệm về nội dung trên trang Web.
Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *